Sụp mi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-11-05 03:36 PM

Sụp mi là dấu hiệu của yếu cơ hoặc là sự rối loạn mô liên kết của mi mắt. Sụp mi do cân cơ gây ra bởi sự phân tách của cơ nâng và mô liên kết ở vị trí cài sụn mi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Sụp mi là hiện tượng mi mắt sụp xuống bất thường. Có thể xảy ra ở một hoặc 2 bên. Bình thường, mi trên che phủ 1–2 mm phần trên mống mắt, và mi dưới chạm tới bờ dưới mống mắt.

Nguyên nhân

Phổ biến

Hội chứng Horner.

Liệt thần kinh vận nhãn chung (CNIII).

Sụp mi do cân cơ.

Chảy xệ mi mắt.

Ít phổ biến

Nhược cơ.

Loạn dưỡng tăng trương lực cơ.

Bệnh cơ ty lạp thể.

Loạn dưỡng tăng trương lực cơ với ’khuôn mặt lưỡi cày’ và sụp mi 2 bên

Hình. Loạn dưỡng tăng trương lực cơ với ’khuôn mặt lưỡi cày’ và sụp mi 2 bên

Chứng nhược cơ trước và sau khi test edrophonium

Hình. Chứng nhược cơ trước và sau khi test edrophonium cho thấy sụp mí 2 bên, nặng hơn ở bên trái

Giải phẫu các cơ mi mắt

Hình. Giải phẫu các cơ mi mắt

Cơ chế

Nguyên nhân gây sụp mi gồm:

Hội chứng Horner.

Liệt thần kinh vận nhãn chung.

Rối loạn khớp nối thần kinh-cơ.

Loạn dưỡng tăng trương lực cơ.

Rối loạn cơ học ở mô liên kết quanh mắt.

Hội chứng Horner

Hội chứng Horner là do tổn thương con đường giao cảm, phân bố thần kinh cơ sụn mi trên (Müller’s muscle), cơ tia của mống mắt và các tuyến mồ hôi trên mặt. Yếu cơ sụn mi trên gây sụp mi trong hội chứng Horner.

Liệt dây vận nhãn chung (CNIII)

Cơ nâng mi trên chịu sự chi phối bởi các bó phó giao cảm của dây vận nhãn chung. Liệt dây vận nhãn chung gây sụp mi bởi làm yếu cơ nâng mi trên.

Rối loạn khớp nối thần kinh cơ

Nhược cơ là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi các kháng thể chống lại các receptor acetylcholine hậu synap ở các khớp nối thần kinh cơ. Các cơ vận nhãn ngoài và các cơ mặt bị ảnh hưởng là chủ yếu. Trong bệnh nhược cơ, càng sử dụng cơ thì cơ càng yếu (fatiguability). Thêm vào đó, sự yếu cơ có thể phục hồi nếu như là nhiệt độ của cơ giảm, điều này có thể được chứng minh với test ‘chườm đá lên mắt’ ở trên giường.

Loạn dưỡng cơ tăng trương lực

Không như hầu hết các rối loạn tiên phát khác của cơ (bệnh cơ), loạn dưỡng cơ tăng trương lực gây yếu các nhóm cơ ở mặt và ngoại biên. Các dấu hiệu khác của loạn dưỡng cơ tăng trương lực gồm tăng trương lực khi gõ và thực hiện động tác nắm.

Rối loạn cơ học của mô liên kết quanh mắt

Sụp mi do cân cơ gây ra bởi sự phân tách của cơ nâng và mô liên kết ở vị trí cài sụn mi. Sưng phù khu trú và các thay đổi thoái hóa ở da và mô mềm của sụn mi có thể gây sụp mi. Chảy xệ mi mắt là do mô mi trên dư thừa làm xệ mi xuống.

Ý nghĩa

Sụp mi là dấu hiệu của yếu cơ hoặc là sự rối loạn mô liên kết của mi mắt.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị