- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Rối loạn tiểu tiện: đái buốt đái rắt bí đái
Rối loạn tiểu tiện: đái buốt đái rắt bí đái
Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích, khối lượng nước tiểu rất ít cũng đủ gây phản xạ đó, Hậu quả là làm cho người bệnh phải đi đái luôn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đái buốt - Đái rắt
Định nghĩa
Đái buốt:
Là cảm giác đau ở niệu đạo, bàng quang, mỗi khi đi tiểu. Vì co buốt nên người bệnh không giám đái mạnh thành tia mà chỉ thành từng giọt rơi xuống đầu ngón chân. Ở trẻ em, mỗi khi đái phải kêu khóc nhăn nhó, và thường phải xoa quy đầu ở trong lòng hai bàn tay.
Đái rắt:
Là tình trạng đi đái nhiều lần trong một ngày. Mỗi lần số lượng nước tiểu rất ít, mỗi khi chỉ có vài giọt hoặc không có giọt nào. Người bệnh mới đi đái xong lại muốn đi nữa. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác khó đi. Cần phải phân biệt với đi đái nhiều lần như trong bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt cũng đi đái nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần nhiều, người bệnh dễ đái.
Nguyên nhân
Để hiểu rõ nguyên nhân của đái buốt, đái rắt cầu nhặc lại cơ chế của việc đi đái bình thường, khi nước tiểu đầy bàng quang (250 - 300ml) thì một phản xạ làm co bóp bàng quang đồng thời mở cơ thắt cổ bàng quang và nước tiểu được phóng ra ngoài. Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích, khối lượng nước tiểu rất ít cũng đủ gây phản xạ đó. Hậu quả là làm cho người bệnh phải đi đái luôn và đái buốt.
Những nguyên nhân thông thường của đái buốt và đái rắt là:
Đái buốt:
Viêm bàng quang, niệu đạo:
Ở phụ nữ: Thường do tạp khuẩn thường (Coli, Enterococcus, Do er jein…), lậu cầu, hoặc do Trichomonas. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vệ sinh bộ máy sinh dục, nhất là khi giao hợp, thường xảy ra cho phụ nữ mới lấy chồng.
Triệu chứng chủ yếu là đái buốt, đái rắt, đái ra máu. Nếu do lậu cầu sẽ đái ra mủ, nếu có mủ cần lấy mủ soi tươi và cấy tìm vi khuẩn.
Soi bàng quang, thấy hiện tượng chảy máu ở niêm mạc thành những chấm chảy máu, hoặc những ổ loét có mủ.
Ở nam giới: Thường do lậu cầu (lây ở phụ nữ sang) và do sỏi bàng quang.
Chung cho cả nam lẫn nữ: Lao bàng quang.
Ung thư bàng quang:
Rất hiếm. Triệu chứng chủ yếu là đái ra máu, đái buốt, đái rắt.
Viêm niệu đạo:
Ở đàn ông chủ yếu là do vi khuẩn lậu.
Ở phụ nữ, thường cũng do vi khuẩn lậu, ngoài ra còn do những vi khuẩn sống ở âm đạo: Do erlein, Coli…hoặc do ký sinh vật như Trichomonas.
Triệu chứng chủ yếu là đái buốt và đái ra mủ lúc đầu. Khám buổi sáng, lúc chưa đi đái, sẽ thấy mủ chảy ra ở lỗ niệu đạo ngoài, cần lấy mủ đó cấy tìm vi khuẩn ngay.
Viêm tiền liệt tuyến:
Thường gây triệu chứng viêm bàng quang…đôi khi có thễ gây bí đái. Người bệnh sẽ đái ra mủ. Thăm trực tràng, thấy tiền liệt tuyến to, mềm, đau, có thể nặn ra mủ.
Đái rắt:
Đái buốt thường kèm theo đái rắt. Ngoài những nguyên nhân trên, đái rắt còn có thêm những nguyên nhân ngoài bàng quang, niệu đạo.
Tổn thương ở trực tràng:
Viêm trực tràng, giun kim (hay gặp ở trẻ con), ung thư trực tràng…cũng có thể gây đái rắt, vì trung tâm điều chỉnh hoạt động của bàng quang và trực tràng ở cạnh nhau trong tuỷ sống.
Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ:
Uxơ tử cung, ung thư cổ tử cung, thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục.. cũng có gây đái rắt vì nó nằm sát ngay bàng quang, trực tiếp gây những kích thích đối với bàng quang.
Bí đái
Định nghĩa
Khi bí đái, thận vẫn làm việc được, bàng quang đầy nước tiểu nhưng người bệnh không đi đái được. Khác hẳn với vô niệu, người bệnh không đi đái vì thận không lọc được nước tiểu, bàng quang trống rỗng.
Bí đái, nếu kéo dài, nước tiểu ở bàng quang sẽ đi ngược lên bể thận đem theo vi khuẩn và gây viêm thận ngược dòng rất nguy hiểm.
Chẩn đoán xác định
Hỏi: Người bệnh sẽ cho biết một ngày hay hai ba ngày không đái, có cảm giác căng tức vùng hạ vị. Muốn đi đái nhưng không đi đái được.
Khám lâm sàng:
Thấy có cầu bàng quang.
Thông đái: Lấy được nhiều nước tiểu, cầu bàng quang xẹp xuống ngay.
Nguyên nhân
Tại bàng quang niệu đạo:
Dị vật ở bàng quang:
Sỏi hay cục máu.
Có thể từ trên thân xuống, hoặc sinh ngay tại bàng quang, lúc đó không đi đái được.
Ung thư bàng quang:
Rất hiếm gặp. Nếu khối u to có thể làm tắc lỗ niệu đạo, nếu hẹp nhiều có thễ gây bí đái. Soi bàng quang sẽ thấy khối u hay nằm ở vùng cổ bàng quang.
Hẹp niệu đạo:
Trong bệnh lậu, hay gây hẹp niệu đạo, nếu hẹp nhiều có thể gây bí đái.
Ngoài bàng quang:
Do tiền tuyến:
Là nguyên nhân thường gặp ở nam giới. Tiền liệt tuyến to lên sẽ đè bẹp niệu đạo, gây bí đái. Tiền liệt tuyến to hơn do hai nguyên nhân:
Ung thư tiền liệt tuyến: Rất hay gặp ở người già, là nguyên nhân bí đái chủ yếu của những người già. Thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to và cứng.
Viêm tiền liệt tuyến: Có triệu chứng viêm bàng quang, đái ra mủ, đôi khi có thể gây bí đái. Thăm trực tràng có tiển liệt tuyến cũng to nhưng mềm, đau có thể nặn ra mủ.
Do các khối u ở tiểu khung:
Ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung,ung thư thận tử cung,v.v…khi di căn vào tiểu khung, có thể đè vào vùng cổ bàng quang gây bí đái.
Do các tổn thương thần kinh trung ương:
Bệnh ở tuỷ sống: Chấn thương, gãy cột sống, đứt ngang tuỷ, lao cột sống, u tuỷ viêm tuỷ,…đều có thể gây bí đái.
Bệnh ở não và màng não: Viêm não, apxe não, chảy máu não, nhũn não, viêm màng não,…đều có thể gây bí đái.
Bí đái ở dây chỉ cho thầy thuốc biết tổn thương nằm ở phần thần kinh trung ương mà không phải nằm ở các dây thần kinh ngoại biên.
Bí đái trong trường hợp tổn thương thần kinh trung ương rất nguy hiểm vì rất khó hồi phục, phải thông đái luôn, dễ gây nhiễm khuẩn bàng quang và từ đó gây viêm bể thận ngược dòng.
Bài viết cùng chuyên mục
Hội chứng tiền đình tiểu não
Tiểu não gồm phần giữa hay thùy nhộng và 2 bán cầu tiểu não. Thùy nhộng có chức năng giữ thăng bằng, bán cầu tiểu não có chức năng phối hợp vận động và duy trì phản xạ trương lực cơ.
Hô hấp đảo ngược: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Khi cơ hoành mỏi, các cơ hô hấp phụ đóng vai trò lớn trong việc hô hấp. Để cố gắng khắc phục đường dẫn khí bị tắc nghẽn, các cơ hô hấp phụ tạo ra một áp suất âm lớn hơn trong lồng ngực ở thì hít vào.
Cơ bản về điện tâm đồ
Bình thường xung động đầu tiên xuất phát ở nút xoang nên nhịp tim gọi là nhịp xoang, Trường hợp bệnh lý, xung động có thể phát ra từ nút Tawara hay ở mạng Purkinje.
Rung thanh: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Rung thanh và tiếng vang thanh âm là hai dấu hiệu được dạy nhiều nhưng chúng không được sử dụng nhiều trên lâm sàng. Một nghiên cứu ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi cho thấy sự hữu dụng của chúng trong chẩn đoán.
Tiếng click giữa tâm thu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong sa van hai lá, các lá van, đặc biệt là lá trước, bật ngược vào trong tâm nhĩ ở kì tâm thu. Tiếng click giữa tâm thu xảy ra khi lá trước của van hai lá bật ngược vào trong tâm nhĩ, tạo ra sức căng trên các thừng gân.
Tiếng tim thứ nhất mờ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Khoảng PR dài cho nhiều thời gian giữa thời kỳ nhĩ thu và thất thu hơn cho các lá van di chuyển về gần nhau, vì vậy, khi thất thu, các lá van đã sẵn sàng để đóng lại nên gây ra ít tiếng động hơn.
Hội chứng rối loạn thần kinh tự chủ
Hệ thần kinh tự chủ làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể. Hệ thần kinh tự chủ có hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Chẩn đoán định khu hệ thần kinh
Từ các triệu chứng lâm sàng có thể xác định vị trí tổn thương của hệ thần kinh một cách chính xác, phép suy luận như vậy trong chuyên ngành thần kinh học được gọi là chẩn đoán định khu
Mất phản xạ nôn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Mất phản xạ nôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số. Trong một nghiên cứu trên 140 đối tượng khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau, mất phản xạ nôn gặp ở 37% đối tượng, và giảm cảm giác hầu họng chỉ xảy ra ở 1 bệnh nhân.
Âm thổi tâm trương: âm thổi Graham Steell
Tăng áp động mạch phổi (thường trên 55–60 mmHg) dẫn đến tăng áp lực trên các lá van và vòng van của động mạch phổi. Dãn vòng van làm cho các lá van không còn đóng kín với nhau.
Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử (RAPD) (Đồng tử Marcus Gunn)
Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử gây ra bởi tín hiệu vào tới nhân Edinger-Westphal không đối xứng do cấu trúc dải thị hướng tâm. Các rối loạn có tính đối xứng không gây ra phản xạ hướng tâm đồng tử.
Teo tinh hoàn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Teo tinh hoàn là triệu chứng không đặc hiệu, nhưng nếu xuất hiện, nên tiến hành các thăm khám khác để phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu và nguyên nhân của rối loạn hormon.
Triệu chứng học gan mật
Mật được sản xuất liên tục từ gan 1, 2lít trên 24h, mật vận chuyển tới túi mật, mật có thể được cô đặc từ 5, 10 lần, dịch mật vô khuẩn
Âm thổi tâm trương: âm thổi hở van động mạch phổi
Âm thổi hở van động mạch phổi gây ra do lá van động mạch phổi bị mất chức năng cho phép máu lưu thông ngược từ động mạch phổi vào tâm thất phải trong kì tâm trương.
Triệu chứng học tuyến giáp
Tuyến giáp trạng là một tuyến đơn, nằm sát khí quản, nặng chứng 30, 35g. tuyến có hai thuỳ hai bên, cao 6cm, rộng 3cm, dày 2 cm, nối với nhau bằng một eo giáp trạng.
Gõ đục khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Dịch màng phổi làm giảm sự cộng hưởng âm thanh trong phế trường, cung cấp nên đặc tính “cứng như đá” trong gõ đục.
Phân ly ánh sáng gần: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phân ly ánh sáng gần thường là biểu hiện của tổn thương mái trung não. Đồng tử Argyll Roberston và phân ly ánh sáng nhìn gần được tạo ra do tổn thương nhân trước mái ở phần sau não giữa đến các sợi phản xạ ánh sáng mà không cần đến những sợi của con đường điều tiết phân bổ đến nhân Edinger-Westphal.
Đau ngực: triệu chứng cơ năng hô hấp
Trong bệnh lý hô hấp, các triệu chứng chính là Đau ngực, ho, khó thở, khạc đờm và ho máu. Đây là những triệu chứng có ý nghĩa quan trọng giúp cho chẩn đoán bệnh.
Tạo đờm: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Dịch nhầy được sản sinh ra từ các tuyến bên trong cây khí phế quản. Các chất kích thích như khói thuốc lá hoặc tình trạng viêm làm tăng sản xuất chất nhầy.
Đồng tử Argyll Robertson và phân ly ánh sáng nhìn gần: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Đồng tử Argyll Robertson cổ điển là dấu hiệu của giang mai kỳ ba. Giang mai kỳ ba đã từng là nguyên nhân thường gặp nhất của phân ly ánh sáng nhìn gần.
Nghiệm pháp phalen: tại sao và cơ chế hình thành
Bất kể các nguyên nhân nào gây nên hội chứng ống cổ tay đều làm tăng áp lực trong đường hầm cổ tay. Khi cổ tay bị gấp, các dây chằng vòng hoạt động như một dòng dọc trượt lên các sợi gân, ép vào dây thần kinh giữa.
Triệu chứng học thực quản
Thực quản là một ống dẫn thức ăn nối hầu với dạ dày, Nơi đổ vào dạ dày gọi là tâm vị, Thực quản dài khoảng 25 cm, chia làm 3 phần. Đoạn nối hầu và thực quản tạo bởi cơ vân, cơ nhẫn hầu, cơ này tạo cơ thắt trên (sphincter) của thực quản.
Hội chứng lách to
Lách có cấu trúc đặc biệt, kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức lymphô, gọi là tủy trắng và tổ chức huyết quản, gọi là tủy đỏ, Như vậy lách là một cơ quan lymphô huyết quản.
Giảm thị lực: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thị lực là dấu hiệu quan trọng của mắt. Thị lực đo được nhờ sử dụng bảng Snellen. Bệnh nhân mắc tật khúc xạ sử dụng kính hoặc sử dụng kính khúc xạ lõm trong suốt quá trình thăm khám để bù lại tật khúc xạ.
Yếu cơ ức đòn chũm và cơ thang (Liệt thần kinh phụ [CNXI])
Liệt thần kinh phụ hầu hết là do tổn thương thần kinh ngoại biên thứ phát sau chấn thương hoặc do khối u. Liệt thần kinh phụ có thể không ảnh hưởng đến cơ ức đòn chũm vì các nhánh tới cơ này tách sớm ra khỏi thân chính của dây thần kinh.