X quang sọ não

2011-10-15 01:33 PM

Trên lâm sàng chụp X quang sọ có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán các bệnh của bản thân hộp sọ như chấn thương, u, bệnh lý các xoang và của não bộ, u não, tăng áp lực nội sọ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mở đầu

Sọ là một hộp xương cứng bao bọc xung quanh và có chức năng bảo vệ não bộ. Những thay đổi cấu trúc của hộp sọ có thể gây tổn thương não và ngược lại những quá trình bệnh lý của não có thể ảnh hưởng đến hình thái của hộp sọ. Trên lâm sàng chụp X quang sọ có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán các bệnh của bản thân hộp sọ (như chấn thương, u, bệnh lý các xoang...) và của não bộ (u não, tăng áp lực nội sọ...).

Chụp sọ có nhiều tư thế khác nhau, ngoài hai tư thế thẳng, nghiêng thông thường còn có những tư thế đặc biệt (Blondeau, Hirtz, Stenvers, Schueller...). Ở đây chỉ đề cập đến tư thế chụp sọ thẳng và nghiêng. Các xương mặt không được bàn đến ở đây.

Chỉ định chụp X quang sọ

Các quá trình bệnh lý xương sọ như dị dạng sọ não, chấn thương, vết thương sọ não, viêm các xoang...

Một số quá trình bệnh lý nội sọ như u não, tăng áp lực nội sọ...

Cách đọc phim X quang sọ thẳng và nghiêng

Hình dáng của vòm sọ

Bình thường:

Vòm sọ được cấu tạo bởi hai lớp xương dẹt, mỏng (bản sọ trong và bản sọ ngoài), ở giữa là lớp xương xốp có chứa các tĩnh mạch và được gọi là diploe.

Chiều cao và chiều dài của hộp sọ có tỷ lệ nhất định với nhau, mối liên quan này được biểu hiện bằng công thức Retjius sau:

I = (Chiều rộng hộp sọ / Chiều dài nhất hộp sọ) 100

Chiều cao được tính từ bờ trước lỗ chẩm tới chỗ cao nhất của xương đỉnh. Chiều dài tính từ bờ trước xương chẩm đến bờ sau xương trán.

Sọ bình thường có chỉ số I từ 70-80.

Bệnh lý:

Sọ dài có chỉ số I < 70, sọ hình tháp có chỉ số I > 80.

Các bản sọ có thể bị lún bị gẫy do chấn thương, hoặc bị phá hủy do u.

Các khớp của xương sọ

Đặc điểm giải phẫu: Các đường khớp sọ là chỗ tiếp nối giữa các xương với nhau (xương đỉnh, xương trán, xương chẩm, xương thái dương, xương đá). Trên lâm sàng có hai khớp quan trọng là khớp trán-đỉnh hay còn gọi là khớp vành (sutura coronalis) và khớp đỉnh-chẩm hay khớp lamđa (sutura lamb oi ea).

Ở trẻ em các khớp còn chưa đóng kín và tạo thành các thóp (fonticulus) và gồm có thóp trước, trước bên, sau và sau bên.

Bình thường ở người trưởng thành các khớp sọ có hình răng cưa, các xương sọ tiếp xúc với nhau chặt chẽ.

Trong trường hợp có tăng áp lực nội sọ các khớp sọ có thể bị giãn, các xương không còn tiếp xúc với nhau. Chấn thương sọ não cũng có thể làm giãn các khớp sọ.

Hố yên

Để nhận xét được hố yên cần có phim chụp sọ ở tư thế nghiêng.

Cấu trúc hố yên gồm có mấu yên trước, mấu yên sau, miệng hố yên và lòng hố yên. Bình thường kích thước trong lòng hố yên trung bình từ 0,8 đến 1,2 cm2, mấu yên trước và mấu yên sau không dính với nhau.

Trong trường hợp bệnh lý, hố yên có thể thay đổi như sau:

Dính mấu yên trước và sau với nhau do đóng vôi dây chằng liên mấu.

Giãn hố yên, lòng hố yên rộng ra (có thể rộng lan tỏa làm hố yên có hình lòng chảo hoặc lòng hố yên giãn chọn lọc do các khối u của bản thân hố yên gây nên).

Miệng hố yên giãn rộng.

Vết ấn điểm chỉ

Vết ấn điểm chỉ là các hình giống như các vết ngón tay được quan sát thấy trên phim X quang của hộp sọ. Ở người bình thường vết ấn điểm chỉ bắt đầu thấy ở tuổi thứ 8, rõ nhất vào tuổi 20 đến 25, sau đó sẽ kém rõ dần ở các tuổi cao hơn. Trên phim chụp X quang sọ thẳng, nghiêng, vết ấn điểm chỉ thường thấy rõ ở vùng thái dương. Người ta cho rằng các dấu ấn điểm chỉ thực chất là các vết do áp lực của các cuộn não tác động lên bản sọ trong gây ra.

Trường hợp bệnh lý, dấu ấn điểm chỉ thấy ở các bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ.

Các đường mạch máu

Trên vòm sọ của phim chụp thông thường còn thấy các đường sáng nhỏ có phân nhánh, đó là hình dáng các mạch máu nội sọ. Hình ảnh các tĩnh mạch thấy rõ ở phim sọ của các người già.

Hình ảnh trong một số trường hơp bệnh lý

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Giãn các khớp sọ.

Vết ấn điểm chỉ.

Thay đổi hố yên:

Giãn hố yên: Diện tích lòng hố yên trên phim sọ nghiêng lớn hơn 120 mm2.

Mất mấu yên: Các u não gây tăng áp lực nội sọ và tăng áp lực lên mấu yên lâu ngày làm phá hủy mấu yên...

Miệng hố yên giãn rộng.

Để chẩn đoán tăng áp lực nội sọ cần phải có đầy đủ 3 dấu hiệu trên.

U tuyến yên

Giãn hố yên chọn lọc: Chỉ có lòng hố yên giãn, mấu yên trước và sau thường không bị phá hủy, miệng hố yên không giãn rộng (trừ trường hợp u tế bào không ưa mầu, loại u này phá hủy hố yên về phía sau làm mất lưng yên và mấu yên sau, gây rộng miệng yên.

Trong trường hợp u lớn sẽ thấy hố yên bị phá hủy rộng và có thể thấy biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ.

Khuyết và tiêu xương sọ

Khuyết xương sọ thường do vết thương, phẫu thuật, tiêu xương sọ là do các quá trình bệnh lý gây nên.

Tiêu xương trong bệnh đa u tủy xương còn gọi là bệnh Kahler (Multiple myeloma) biểu hiện nhiều ổ tiêu xương tròn nhỏ (đường kính 1-2 mm) rải rác khắp xương sọ. Ngoài ra còn thấy tiêu các xương dẹt khác như xương sườn, xương cánh chậu.

Tiêu xương sọ còn gặp trong viêm tủy xương, lao xương, di bào ung thư xương.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng Gerstmann: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng Gertsmann tiêu biểu liên quan đến tổn thương ở hồi góc của thùy đỉnh. Mỗi triệu chứng riêng lẻ trong hội chứng Gertsmann ít có giá trị định khu và có thể xảy ra trong nhiều tổn thương khác nhau.

Khám lâm sàng hệ thống thận tiết niệu

Mỗi người có hai thận nằm hai bên cột sống, trong hố thận, bờ trong là bờ ngoài cơ đài chậu, cực trên ngang mỏm ngang đốt sống lưng 11, cực dưới ngang  mỏm ngang đốt sống lưng 3, thận phải thấp hơn thận trái.

Sự thuận tay: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong các bệnh nhân có triệu chứng bán cầu não ưu thế hay không ưu thế, tay thuận có giá trị xác định. Bên tay thuận có tương quan với bên bán cầu não ưu thế và vì vậy có giá trị định khu.

Táo bón và kiết lỵ

Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỏi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.

Cơ bản về điện tâm đồ

Bình thường xung động đầu tiên xuất phát ở nút xoang nên nhịp tim gọi là nhịp xoang, Trường hợp bệnh lý, xung động có thể phát ra từ nút Tawara hay ở mạng Purkinje.

Dấu hiệu Leser - Trélat: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hầu hết là do tiết các yếu tố tăng trưởng khác nhau liên quan đến ung thư, bao gồm yếu tố tăng trưởng biểu mô, hormon tăng trưởng và các yếu tố tăng trưởng biến đổi, làm thay đổi chất nền ngoại bào và đẩy mạnh dày sừng tiết bã.

Thở ngáp cá: tại sao và cơ chế hình thành

Thở ngáp cá được cho là một phản xạ của thân não, là những nhịp thở cuối cùng của cơ thể nhằm cố gắng cứu sống bản thân. Đây được coi là nỗ lực thở cuối cùng trước khi ngừng thở hoàn toàn.

Khám cận lâm sàng ống tiêu hóa

Các phương pháp cận lâm sàng nhất là phương pháp hiện đại sẽ giúp chúng ta đi sâu hơn trong chẩn đoán, cung cấp cho chúng ta những tài liệu thật chính xác.

Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Ngón tay chân dùi trống có nhiều chẩn đoán phân biệt. Đa số có ở hai bên. Ngón tay chân dùi trống một bên thì rất hiếm và được gặp ở bệnh nhân liệt nửa người, dò động-tĩnh mạch do lọc thận và dị dạng động-tĩnh mạch động mạch trụ.

Tiếng tim thứ tư: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Sự co áp lực của nhĩ tống máu vào tâm thất trái kém đàn hồi. Máu bị chặn lại đột ngột do thành thất trái xơ cứng tạo ra tiếng động tần số thấp do chuyển động, và được xem là tiếng tim thứ tư.

Âm thổi tâm trương: âm thổi hở van động mạch phổi

Âm thổi hở van động mạch phổi gây ra do lá van động mạch phổi bị mất chức năng cho phép máu lưu thông ngược từ động mạch phổi vào tâm thất phải trong kì tâm trương.

Tiếng Rales khi nghe phổi: tại sao và cơ chế hình thành

Nếu được nghe thấy khi hít thở bình thường, tiếng rale có nhiều khả năng là bệnh lý. Nhiều đặc điểm tiếng rale có liên quan với nhiều bệnh lý khác nhau.

Hội chứng Brown-Séquard: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng Brown-Séquard là hội chứng lâm sàng hiếm có liên quan đến cắt ngang tủy sống. Yếu cùng bên dưới mức tổn thương. Mất cảm giác sờ nông, rung, sự nhận cảm cảm giác cùng bên dưới mức tổn thương.

Phản xạ da gan tay-cằm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cơ chế tái xuất hiện của phản xạ da gan tay-cằm chưa được biết rõ. Phản xạ dường như được kiểm soát bởi các vùng vỏ não vận động không phải nguyên phát, có tác dụng kiểm soát ức chế phản xạ tủy.

Khám lâm sàng hệ tiêu hóa

Trong quá trình khám lâm sàng bộ máy tiêu hoá ta có thể chia ra làm hai phần: Phân tiêu hoá trên: Miệng, họng, thực quản. Phần dưới: Hậu môn và trực tràng. Mỗi bộ phận trong phần này đòi hỏi có một cách khám riêng.

Phản xạ cơ khép chéo: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phản xạ cơ khép chéo, tương tự các phản xạ lan tỏa khác, là một triệu chứng của tăng phản xạ trong rối loạn chức năng nơ ron vận động trên. Đây là một phản xạ lan tỏa.

Nghiệm pháp kiểm tra cơ trên gai: tại sao và cơ chế hình thành

Cơ trên gai giúp dạng vai cùng với cơ delta. Teo cơ làm cơ yếu và không duy trì được mở khớp vai một góc 90°. Tương tự, rách hoặc viêm gân cơ trên gai cúng gây đau khi chống lại lực đối kháng (nghiệm pháp dương tính).

Liệt chu kỳ trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Liệt chu kỳ là dấu hiệu hiếm, gây bệnh với tỉ lệ từ 2% đến 20%, và 0,1%, 0,2% theo thứ tự dân số ở châu Á và châu Mĩ. Không có sự tương quan giữa mức độ nặng của cường giáp và biểu hiện lâm sàng của tình trạng liệt.

Phản xạ mũi mi (dấu hiệu Myerson): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dấu hiệu Myerson được mô tả ở người bình thường. Sự phổ biến khác nhau đáng kể giữa các nghiên cứu. Dấu hiệu Myerson cũng thường gặp trong bệnh Parkinson.

Phản xạ giác mạc: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Khám phản xạ giác mạc có ích trong mất thính giác một bên và yếu nửa mặt một bên, và trong đánh giá chức năng cuống não. Mất phản xạ giác mạc gặp ở 8% các bệnh nhân cao tuổi bình thường theo một nghiên cứu.

Triệu chứng cơ năng bệnh khớp

Đau thường là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân bị bệnh khớp và là lý do buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh, Xác định chính xác vị trí đau tại khớp hay cạnh khớp.

Lồng ngực nở không đều: tại sao và cơ chế hình thành

Sự giãn nở đều 2 bên của lồng ngực phụ thuộc vào hệ thống cơ, sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh và sự đàn hồi của phổi. Vì thế, bất kì sự bất thường nào ở thần kinh, đều có thể gây nên lồng ngực nở ra không đều.

Chẩn đoán lách to

Lách nằm lẩn trong lồng ngực, không sờ thấy đuợc, trừ các trẻ nhỏ, thành bụng nhẽo, Chỉ gõ được vùng đục của lách ở đường nách sau, cao độ 2, 3cm.

Chẩn đoán bệnh học hoàng đản

Chẩn đoán hoàng đản thường dễ nhưng phải chẩn đoán được nguyên nhân là do bệnh lý của gan hay của hệ thống đường mật, vì thái độ xử trí có khác nhau.

Tăng thông khí: tại sao và cơ chế hình thành

Có nhiều yếu tố tâm thần và thể chất có thể gây tăng thông khí. Hình cho thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân làm tăng thông khí cùng lúc. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân then chốt cần phải biết.