Mất phản xạ nôn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-10-26 03:38 PM

Mất phản xạ nôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số. Trong một nghiên cứu trên 140 đối tượng khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau, mất phản xạ nôn gặp ở 37% đối tượng, và giảm cảm giác hầu họng chỉ xảy ra ở 1 bệnh nhân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Cơ trâm hầu và cơ khít hầu trên không co khi kích thích vào gốc lưỡi và/hoặc vùng hầu họng. Mất phản xạ nôn có thể ở một hoặc hai bên.

Nguyên nhân

Thường gặp

Thay đổi thông thường.

Hôn mê.

Thuốc (ví dụ: ethanol, benzodiazepine, opioid).

Hội chứng tủy bên (hội chứng Wallenberg).

Ít gặp

U cầu - tiểu não (ví dụ: u thần kinh thính giác).

Phẫu tích động mạch cảnh trong.

U cuộn mạch.

Cơ chế

Nhánh hướng tâm của phản xạ nôn được điều hòa bởi thần kinh thiệt hầu (dây IX), trong khi nhánh ly tâm được thần kinh thiệt hầu (dây IX) và thần kinh phế vị (dây X) chi phối. Các yếu tố bên ngoài, như buồn nôn hoặc nôn mạn tính, có thể gây sai lầm khi đánh giá phản xạ nôn, do bệnh nhân quá nhạy cảm hoặc giảm nhạy cảm với đáp ứng nôn. Kích thích thị giác, thính giác hoặc khứu giác cũng có thể gây tăng phản xạ nôn.

Mất phản xạ nôn cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể ở người bình thường.

Nguyên nhân mất phản xạ nôn:

Biến đối bình thường.

Ức chế toàn bộ hệ thần kinh trung ương.

Tổn thương thần kinh thiệt hầu (dây IX).

Tổn thương thần kinh phế vị (dây X).

Hội chứng tủy bên (hội chứng Wallenberg).

Biến đổi bình thường

Mất phản xạ nôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số. Điều này có thể do trung tâm vỏ não cao hơn ức chế phản xạ và/hoặc sự giảm nhạy cảm với phản xạ do lão hóa.

Ức chế toàn bộ thần kinh trung ương

Bệnh nhân mất ý thức hoặc hôn mê có thể mất phản xạ nôn do ức chế toàn bộ hệ thần kinh trung ương.

Tổn thương thần kinh thiệt hầu

Liệt thần kinh thiệt hầu gây mất phản xạ nôn cùng bên, có dấu hiệu vén màn hầu, loạn vận ngôn và nuốt khó. Nguyên nhân rối loạn chức năng thần kinh thiệt hầu bao gồm u góc cầu - tiểu não, dị dạng Chiari I, hội chứng lỗ tĩnh mạch cảnh, khối u và tổn thương do điều trị sau soi thanh quản hoặc cắt amidan.

Tổn thương thần kinh phế vị

Rối loạn chức năng thần kinh phế vị gây giảm cảm giác hầu họng cùng bên, mất cảm giác bờ tai ngoài, nuốt khó, khàn tiếng, liệt lưỡi gà và khẩu cái mềm cùng bên, lưỡi gà lệch về bên lành. Nguyên nhân tổn thương thần kinh phế vị bao gồm phẫu tích động mạch cảnh trong, khối u và chấn thương.

Hội chứng tủy bên (hội chứng Wallenberg)

Hội chứng tủy bên thường gặp nhất là hậu quả của nhồi máu vùng động mạch tiểu não dưới sau do suy động mạch đốt sống. Nhồi máu nhân đơn độc và/hoặc nhân mơ hồ ở hành tủy có thể dẫn đến mất phản xạ nôn cùng bên.

Ý nghĩa

Mất phản xạ nôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số. Trong một nghiên cứu trên 140 đối tượng khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau, mất phản xạ nôn gặp ở 37% đối tượng, và giảm cảm giác hầu họng chỉ xảy ra ở 1 bệnh nhân.

Bài viết cùng chuyên mục

Co kéo khí quản: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Bệnh nhân suy hô hấp có tăng công thở; sự chuyển động của thành ngực, cơ và cơ hoành được truyền dọc theo khí quản, kéo khí quản lên xuống theo nhịp thở.

X quang sọ não

Trên lâm sàng chụp X quang sọ có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán các bệnh của bản thân hộp sọ như chấn thương, u, bệnh lý các xoang và của não bộ, u não, tăng áp lực nội sọ.

Nhịp tim chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có quá nhiều nguyên nhân có khả năng gây chậm nhịp nên độ đặc hiệu của dấu hiệu cho một bệnh thì thấp. Nếu được thấy ở một bệnh nhân đáng lẽ có nhịp tim bình thường, thì thường có khả năng là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn rất nặng.

Ngón tay dùi trống: chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi (HPOA)

Ngón tay dùi trống và chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi được cho rằng có sinh bệnh học chung. Hiện nay, người ta thừa nhận rằng những tiểu cầu lớn hoặc megakaryocyte tăng cường đi vào tuần hoàn hệ thống ngoại vi hơn là bị phá hủy ở phổi.

Lồng ngực nở không đều: tại sao và cơ chế hình thành

Sự giãn nở đều 2 bên của lồng ngực phụ thuộc vào hệ thống cơ, sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh và sự đàn hồi của phổi. Vì thế, bất kì sự bất thường nào ở thần kinh, đều có thể gây nên lồng ngực nở ra không đều.

Rối loạn chuyển hóa Canxi

Co giật xuất hiện đột ngột có thể không có dấu hiệu báo trước, nhiều trường hợp co giật cắn phải lưỡi. Cơn giật diễn ra nhanh chóng, sau cơn tỉnh hoàn toàn.

Rối loạn chuyển hóa lipid

Lipit là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể (ở người bình thường, lipit có thể chiếm tới 40% thể trọng). lipit còn tham gia vào cấu trúc tế bào (màng bào tương), đặc biệt là tổ chức thàn kinh và nội tiết.

Âm thổi tâm trương: âm thổi hẹp van ba lá

Cũng như tổn thương các van khác trong bệnh tim hậu thấp, sự dày hoá các lá van, xơ cứng các mép van và các thừng gân bị rút ngắn và cứng ngăn cản van mở do đó làm rối loạn dòng máu lưu thông qua lỗ van.

Teo cơ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Teo cơ rõ thường gặp nhất là dấu hiệu của neuron vận động dưới. Sự phân bổ teo cơ và biểu hiện có liên quan (ví dụ. dấu hiệu neuron vận động trên với dấu hiệu neuron vận động dưới) thì quan trọng khi xem xét nguyên nhân teo cơ.

Ngực ức gà: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Sự co lặp đi lặp lại của cơ hoành (vd: nhiễm trùng gây ho kéo dài) trong khi thành ngực vẫn dễ uốn đẩy xương mềm dẻo ra ngoài. Theo thời gian, điều này sẽ làm lồng ngực biến dạng không hồi phục.

Run tay parkinson: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cơ chế run parkinson chưa rõ. Các kích thích có tính đồng bộ và nhịp điệu của các neuron trong nhân dưới đồi và nhân cầu nhạt trong có sự liên hệ với chứng run của bệnh nhân Parkinson và của những con khỉ được dùng MPTP.

Dấu nảy thất phải: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tăng gánh gây phì đại thất phải và làm cho thất phải nằm sát với thành ngực. Trong hở hai lá, nhĩ trái trở thành một vật đệm vùng đáy tim do tăng thể tích ở thì tâm thu đẩy tâm thất ra phía trước.

Phát hiện tổn thương bệnh học hệ tiết niệu

Có thể biết được những tổn thương giải phẫu bệnh học đó qua những biểu hiện gián tiếp bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc qua những biểu hiện trực tiếp bằng sinh thiết thận.

Phình dồn dịch khớp: tại sao và cơ chế hình thành

Tràn dịch khớp gối có thể phát sinh từ chấn thương, lạm dụng hoặc bệnh hệ thống nhưng, bất kể nguyên nhân, xảy ra do trong viêm và xung quanh không gian chung.

Phù gai thị: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phù gai thị xuât hiện bởi tăng áp lực nội sọ hoặc có tổn thương chèn ép thần kinh thị. Phù gai thị là dấu hiệu sưng phù thần kinh thị giác bởi các tổn thương chèn ép thần kinh thị hoặc là tăng áp lực nội sọ.

Co đồng tử hai bên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Co nhỏ đồng tử 2 bên là triệu chứng của một số rối loạn thần kinh và nhiễm độc. Nguyên nhân phổ biến nhất của co đồng tử ở bệnh nhân có suy giảm ý thức, hoặc hôn mê, hoặc là ngộ độc opioid.

Phản xạ cơ khép chéo: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phản xạ cơ khép chéo, tương tự các phản xạ lan tỏa khác, là một triệu chứng của tăng phản xạ trong rối loạn chức năng nơ ron vận động trên. Đây là một phản xạ lan tỏa.

Bập bềnh thận: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Không có bằng chứng về giá trị của nghiệm pháp bập bềnh thận. Trên thực tế, cảm nhận này thường không rõ ràng, do vậy nên kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác.

Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a nhô cao

Sóng a nhô cao xảy ra trước kì tâm thu, không cùng lớn động mạch cảnh đập và trước tiếng T1. Sóng a đại bác xảy ra trong kì tâm thu, ngay khi động mạch cảnh đập và sau tiếng T1.

Tiếng vang thanh âm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Sự khác nhau trong tiếng vang thanh âm được xác định bằng tần số dẫn truyền (Hz) và đặc tính thể lý của phổi bình thường, phổi có dịch và phổi đông đặc.

Khó thở kịch phát về đêm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Giảm sự hỗ trợ của hệ adrenergic cho tâm thất hoạt động xảy ra trong khi ngủ - dẫn đến tâm thất trái mất khả năng đối phó với việc tăng hồi lưu tĩnh mạch. Điều này dẫn đến sung huyết phổi, phù nề và tăng kháng lực đường dẫn khí.

Tăng thông khí: tại sao và cơ chế hình thành

Có nhiều yếu tố tâm thần và thể chất có thể gây tăng thông khí. Hình cho thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân làm tăng thông khí cùng lúc. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân then chốt cần phải biết.

Khám bệnh và chẩn đoán nội khoa

Công tác khám bệnh có làm được tốt mới phát hiện được đúng và đầy đủ các triệu chứng để có thể làm được một chẩn đoán thật chính xác và đầy đủ.

Khám lâm sàng hệ tiêu hóa

Trong quá trình khám lâm sàng bộ máy tiêu hoá ta có thể chia ra làm hai phần: Phân tiêu hoá trên: Miệng, họng, thực quản. Phần dưới: Hậu môn và trực tràng. Mỗi bộ phận trong phần này đòi hỏi có một cách khám riêng.

Phản xạ da gan tay-cằm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cơ chế tái xuất hiện của phản xạ da gan tay-cằm chưa được biết rõ. Phản xạ dường như được kiểm soát bởi các vùng vỏ não vận động không phải nguyên phát, có tác dụng kiểm soát ức chế phản xạ tủy.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC