Triệu chứng gãy xương

2011-10-28 10:34 AM

Các xương nối với nhau qua các khớp, làm chỗ dựa vững chắc cho các cơ hoạt động, Hai đầu xương dài là nguyên uỷ và bám tận của các cơ, khi bị kích thích hoặc do thần kinh chỉ huy.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Gãy xương là sự gián đoạn về cấu trúc giải phẫu bình thường của một xương. 

Đặc điểm về giải phẫu và sinh lý của hệ xương khớp

Bộ xương của cơ thể có 3 nhiệm vụ chính:

Nhiệm vụ bảo vệ (hộp sọ, lồng ngực, ống sống…). Vì vậy khi tổn thương bộ khung này các tạng được bảo vệ rất dễ bị tổn thương.

Nhiệm vụ nâng đỡ: Bộ xương là trụ cột của cơ thể, xung quanh xương được xây dựng và sắp xếp các phần mềm và mọi bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là mạch máu và thần kinh đi sát xương, khi bị gãy xương mạch và thần kinh dễ bị tổn thương.

Nhiệm vụ vận động: Các xương nối với nhau qua các khớp, làm chỗ dựa vững chắc cho các cơ hoạt động. Hai đầu xương dài là nguyên uỷ và bám tận của các cơ, khi bị kích thích hoặc do thần kinh chỉ huy, cơ co ngắn hoặc duỗi dài ra, đáp ứng nhu cầu vận động của cơ thể. Hai đầu xương dài là xương xốp rất dễ bị gãy khi bị chấn thương. Khi bị gãy xương, bệnh nhân mất cơ năng của chi.

Ở trẻ em: Hai đầu xương dài có các đĩa sụn tăng trương để cơ thể lớn lên, khi bị tổn thương đĩa sụn này thì chi phát triển lệch lạc, mất cân đối. 

Dịch tễ học

Gãy xương là một tai nạn gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, bất kỳ lúc nào và bất cứ ở đâu.

Mỗi tuổi có 1 loại gãy xương hay gặp:

Trẻ em: Hay gãy xương đòn, trên lồi cầu xương cánh tay, xương đùi…

Người lớn (trên 50 tuổi): hay gãy cổ xương đùi, đầu dưới xương quay… 

Mỗi nghề có một loại gãy xương thường xảy ra:

Thợ lò bị gãy cột sống do sập hầm; thợ tiện, thợ cưa hay bị thương ở bàn tay…

Gãy xương liên quan tới tuổi hoạt động nhiều:

Gãy xương gặp nhiều nhất ở tuổi lao động, tuổi hoạt động thể dục thể thao ( khoảng 20 – 40 tuổi) và tỷ lệ nam nhiều hơn nữ.

Nguyên nhân và cơ chế gãy xương

Do chấn thương là chủ yếu

Tai nạn giao thông: Chiếm trên 50 % tổng số nguyên nhân gây gãy xương.

Tai nạn lao động ngày càng nhiều.

Tai nạn do thể dục thể thao: Do đá bóng, đua xe…

Tai nạn trong sinh hoạt: Đánh nhau, đâm chém nhau, ngã cây…

Tai nạn học đường: Gặp ở tuổi học đường. 

Gãy xương do bệnh lý: Loại này hiếm gặp.

Gãy do viêm xương.

Gãy do u xương.

Do bệnh bẩm sinh: Khớp giả bẩm sinh.

Cơ chế chấn thương trực tiếp

Chấn thương với một tác nhân mạnh, trực tiếp vào chi, gây nên một tổn thương nặng: xương gãy phức tạp, phần mềm dập nát, đứt mạch máu và thần kinh ( tai nạn giao thông).

Thời chiến còn có gãy xương hở do hoả khí. Ngoài cơ chế chấn thương trực tiếp, vết thương còn chịu lực tác động nặng của viên đạn, xương và phần mềm bị phá huỷ nhiều. Đây là loại gãy xương hở nặng nhất. 

Cơ chế chấn thương gián tiếp: Xương hay bị gãy chéo xoắn, phần mềm bị tổn thương nhẹ hơn (gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em do ngã chống tay…).

Giải phẫu bệnh gãy xương

Gãy đơn giản: Gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy cành tươi ở trẻ em.

Gãy phức tạp: Gãy nhiều tầng, nhiều đoạn, nhiều mảnh.

Di lệch các đầu xương: Có 4 loại di lệch thường gặp:

Di lệch chồng gây ngắn chi.

Di lệch sang bên làm chi sưng nề.

Di lệch gấp góc và di lệch xoay làm lệch trục chi. 

Tổn thương phần mềm nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cơ chế chấn thương:

Da: Vết thương lóc da, mất da.

Cân, cơ: Dập nát, đứt co, thậm chí bong lóc cơ một vùng rộng.

Mạch máu, thần kinh: đụng dập, vết thương bên, đứt rời.

Triệu chứng lâm sàng của gãy xương

Triệu chứng cơ năng

Đau: Sau tai nạn bệnh nhân đau rất nhiều nhưng khi bất động tốt chi gãy, bệnh nhân giảm đau nhanh.

Giảm cơ năng của chi gãy: nếu gãy cành tươi hoặc gãy ít lệch.

Mất cơ năng hoàn toàn: Nếu chi bị gãy rời.

Triệu chứng toàn thân

Gãy xương nhỏ không ảnh hưởng tới toàn thân. Nếu gãy xương lớn hoặc kết hợp với đa chấn thương có thể gây nên sốc . 

Triệu chứng thực thể

Thăm khám có trình tự nhìn, sờ, đo.

Nhìn:

Có các nốt phồng ở trên mặt da hay không? Vết thương ở da hay không? Lóc da hay không?

Dấu hiệu bầm tím muộn (sau tai nạn 24 đến 48 giờ): rất có ý nghĩa gợi ý chẩn đoán. Ví dụ: gãy trên lồi cầu xương cánh tay có bầm tím ở khuỷu, gãy xương gót có bầm tím ở gan chân…

Sờ:

Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy ghồ lên ở dưới da.

Dấu hiệu cử động bất thường.

Tiếng lạo xạo xương.

Hai dấu hiệu này là 2 dấu hiệu chắc chắn gãy xương, không được cố ý đi tìm dễ làm bệnh nhân sốc và tổn thương thêm.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác: Tìm điểm đau chói, sưng nề chi, tràn dịch khớp. 

Đo:

Dùng thước vải, thước đo độ để đo trục chi, chu vi chi, chiều dài chi và biên độ vận động của khớp.

Tìm các dấu hiệu biến dạng chi điển hình: lệch trục chi, gấp góc, ngắn chi… Đây là dấu hiệu chắc chắn của gãy xương cần phải tìm.

Đo tầm hoạt động của khớp qua “tư thế xuất phát không” 

Khám các mạch máu, thần kinh chi phối của chi:

Bắt mạch quay, mạch trụ ở cổ tay.

Bắt mạch chày trước, chày sau ở mu chân và ống gót.

Khám vận động và cảm giác đầu chi. 

Triệu chứng x quang gãy xương

Nguyên tắc chụp x quang hệ xương khớp

Kích thước: Lấy hết 2 khớp trên và dưới ổ gãy.

Tia x quang vừa: Nhìn rõ thành xương (vỏ xương).

Tổn thương nằm giữa trường phim.

Ngoài ra phải đảm bảo thủ tục hành chính là chụp phim thẳng, phim nghiêng, ghi rõ nơi chụp, họ tên, tuổi bệnh nhân, ngày chụp, đánh dấu bên phải, bên trái của phim. 

Đọc phim

Phim x quang là phim âm bản: khi có các khe đen làm gián đoạn thành xương gây mất sự liên tục của thành xương: đó là hình ảnh gãy xương.

Đọc loại gãy:

Gãy đơn giản (gãy ngang, gãy chéo xoắn…).

Gãy phức tạp (gãy nhiều tầng, nhiều mảnh…).

Gãy bong sụn tiếp ở trẻ em.

Gãy vào khớp, gãy lún, gãy cài…

Đọc di lệch: Lấy đầu trung tâm để đọc di lệch đoạn gãy:

Phim thẳng: Đọc di lệch sang bên.

Phim nghiêng: Đọc di lệch trước sau.

Một số phương pháp chụp hệ xương khớp đặc biệt

Chụp cắt lớp vi tính: CT scanner (để chẩn đoán các loại u xương, gãy cổ xương đùi…)

Chụp cộng hưởng từ MRI (trong chấn thương cột sống, cổ xương đùi…)

Các biến chứng của gãy xương 

Biến chứng ngay (tức thì)

Sốc: Do đau, do mất máu.

Bệnh nhân da xanh tái, người lạnh, vã mồ hôi.

Vẻ mặt thờ ơ với ngoại cảnh.

Mạch nhanh nhỏ, khó bắt - không bắt được.

Huyết áp hạ - Huyết áp không đo được.

Tổn thương mạch: Mạch máu lớn bị dập đứt hoặc bị chèn ép.

Bệnh nhân có cảm giác tê bì đấu ngón, liệt vận động ngón.

Mạch ngoại biên yếu hoặc mất.

Các đầu chi lạnh, tím.

Đo dao động mạch bằng siêu âm Doppler: giảm hoặc gián đoạn dòng chảy của mạc máu phía hạ lưu. 

Hội chứng chèn ép khoang (đại cương)

Mỗi một chi có nhiều vách cân, nó ngăn chia các khu vực cơ thành các khoang.

Bình thường các khoang này là các khoang ảo, rất chật hẹp và có các bó mạch, thần kinh lớn đi qua. Gãy xương gây nên máu tụ, các cơ sưng nề ( do đụng dập, do thiểu dưỡng…) làm tăng áp lực trong khoang gây nên chèn ép vào các mạch máu thần kinh.

Hay gặp hội chứng chèn ép khoang cẳng chân, sau gãy cao 2 xương cẳng chân ( hội chứng bắp chân căng):

Đau, căng bắp chân.

Rối loạn cảm giác các ngón chân: tê bì, kiến bò.

Yếu hoặc liệt vận động ngón chân.

Mạch yếu, mất mạch ở cổ chân.

Lạnh, tím đầu chi.

Tăng áp lực khoang: Bình thường áp lực khoang: 10 mmHg, khi áp lực khoang lên trên 30 mmHg thì phải rạch cân.

Nếu để muộn, chèn ép khoang gây nên hoại tử chi. 

Tổn thương thần kinh: Các xương dài đều có các thần kinh chi phối

Chi trên: Gãy 1/3 giữa thân xương cánh tay hoặc gãy trên lồi cầu dễ gây liệt thần kinh quay ( bàn tay rủ, mất dạng khép ngón cái)

Cột sống: Chấn thương cột sống cổ cao C1 – C5 : liệt tứ chi; chấn thương cột sống lưng, thắt lưng D12 – L1: liệt 2 chi dưới. 

Gãy xương hở

Gặp các bệnh cảnh lâm sàng sau.

Nhìn thây đầu xương gãy qua vết thương.

Thấy mỡ tuỷ xương chảy qua vết thương phần mềm.

Vết thương gãy hở nhiễm trùng, lộ xương viêm: Nếu bệnh nhân đến muộn.

Các biến chứng sớm: 24 – 48h sau chấn thương.

Nhiễm trùng: Thường gặp sau gãy hở

Dấu hiệu toàn thân: sốt cao dao động, mặt hốc hạ, vẻ nhiễm trùng.

Tại chỗ: Vết thương tấy đỏ, ra dịch đục hoặc mủ. Đặc biệt nguy hiểm với những nhiễm khuẩn nặng như nhiễm trùng yếm khí.

Rối loạn dinh dưỡng

Toàn chi gãy nổi nốt phòng nước, đầu chi sưng nề.

Vì thế khi bệnh nhân gãy xương phải để chi ở tư thế cao (treo tay, kê chân).

Các di chứng

Teo cơ, cứng khớp: bệnh nhân mất chức năng chi.

Chậm liền: Sau 4 – 5 tháng xương không liền.

Khớp giả: Sau 6 tháng mà xương không liền, bắt buộc phải phẫu thuật kết hợp xương và ghép xương.

Viêm xương: Điều trị hết sức phức tạp, tốn kém và dễ tàn phế.

Bài viết cùng chuyên mục

Nghiệm pháp cào lưng của Apley: cơ chế triệu chứng

Thực hiện bằng cách yêu cầu bệnh nhân xác định và ‘cào’ vào xương bả vai đối diện, cả hai phía từ phía trên và phía dưới. Đau, hạn chế hoặc không đối xứng khi thực hiện các động tác này có thể được coi là “dương tính”.

Nghiệm pháp cánh tay rơi: tại sao và cơ chế hình thành

Dây chằng khớp vai hiện tại và cơ trên gai hoặc là trực tiếp bị hư hỏng hoặc va chạm gián tiếp, khả năng của cánh tay để duy trì tư thế dạng bị suy yếu và cánh tay sẽ rơi.

Triệu chứng trật khớp

Dấu hiệu hõm khớp rỗng: Đây là một dấu hiệu chắc chắn của trật khớp, dễ phát hiện ở những khớp nông như là khớp vai, khớp khuỷu, khó phát hiện ở các khớp lờn như khớp háng.

Nghiệm pháp McMurray: tại sao và cơ chế hình thành

Mục đích của nghiệm pháp là để kiểm tra vị trí rách của một trong hai sụn chêm hướng về phía lồi cầu xương đùi và bắt nó. Bằng cách mở rộng đầu gối trong khi xoay, các lồi cầu xương đùi đang di chuyển trên xương chày và sụn chêm.

Hạt Bouchard và hạt Heberden: tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng

Các gai xương ở khớp ngón tay gần móng tay nhất được gọi là các hạt Heberden. Các gai xương ở khớp giữa của ngón tay được gọi là các hạt Bouchard.

Chiều dài chức năng chân không tương ứng: cơ chế triệu chứng

Một chân dài hơn rõ ràng, hoặc chức năng bất bình đẳng, có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào, từ hồi tràng đến mép thấp nhất của bàn chân, cho một số lý do.

Nghiệm pháp Apley: cơ chế triệu chứng

Bệnh nhân nằm sấp, đầu gối gấp 90 độ, tiến hành ép mạnh vào gót chân từ trên xuống dưới, ép xương chày xuống xương đùi. Sau đó người thực hiện tiến hành xoay xương chày vào trong hoặc ra ngoài.

Dấu hiệu Fowler (nghiệm pháp e sợ đặt lại vị trí): tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng

Nếu nghiệm pháp cánh tay quay dương tính cho bệnh nhân bằng cách đẩy đầu gần xương cánh tay về phía trước và giảm lo sợ đó bằng cách đẩy nó về phía sau trong cùng một mặt phẳng, nghiệm pháp là dương tính.

Hội chứng chảy máu trong

Tràn máu trong các khoang tự nhiên, nhưng máu không chảy ra ngoài, Trường hợp tràn dịch màng tim không gây hội chứng chảy máu nhưng gây hội chứng chèn ép tim cấp.

Khai thác những triệu chứng lâm sàng ngoại khoa

Muốn phát hiện được những triệu chứng chính xác cần hướng bệnh nhân vào những câu hỏi phục vụ cho mục đích chẩn đoán. Đầu tiên cần làm cho bệnh nhân có cảm giác thoải mái,cần lắng nghe tìm hiểu lý do bệnh nhân đi khám bệnh.

Phương pháp, triệu chứng, biến chứng gây mê, gây tê

Gây mê là phương pháp điều trị đặc biệt, nó làm cho bệnh nhân ngủ, không gây đau, không lo sợ, không nhớ gì về cuộc mổ.

Dấu hiệu ngăn kéo trước: cơ chế triệu chứng

Kiểm tra ngăn kéo trước là kiểm tra sự ổn định của dây chằng chéo trước của đầu gối. Các bác sĩ có thể sử dụng cùng với hình ảnh và các xét nghiệm khác, để xác định xem có bị thương dây chằng chéo trước hay không và đề xuất các lựa chọn điều trị.

Hội chứng tắc ruột

Tắc ruột là một hội chứng do ngừng lưu thông thông của hơi và dịch tiêu hoá trong lòng ruột gây ra. Tắc ruột do các cản trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn là tắc ruột cơ học.

Khám mạch máu ngoại vi

Học khám mạch máu ngoại vi (hay mạch chi) chủ yếu để biết cách khám và phát hiện triệu chứng học của các bệnh mạch máu ngoại vi. Nhưng bệnh học mạch máu ngoại vi là một lĩnh vực chuyên khoa rất rộng.

Biến dạng Boutonnière: tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng

Biến dạng boutonnière có thể phát triển thứ phát sau chấn thương hoặc tiến triển thứ phát sau viêm khớp. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả ngón tay của bệnh nhân biểu hiện uốn cong bệnh lý ở khớp.

Cách khám ngoại khoa bụng

Khám bệnh phải được xây dựng thành một trình tự logic để thành một thói quen và nhờ thói quen này mà người thày thuốc giỏi ít khi bỏ sót dấu hiệu có thể phát hiện ra các triệu chứng không đáng bỏ qua.

Khám cột sống

Cột sống chứa tuỷ sống, thần kinh trung ương, trong ống sống và cho ra các rễ thần kinh qua lỗ liên sống để chi phối các hoạt động của cơ thể

Hội chứng tắc mật

Vi khuẩn có thể xấm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn máu, đây là giai đoạn rất nặng của tắc mật, nguy cơ tử vong cao, Tắc mật lâu ngày dẫn đến xơ hoá khoảng cửa

Nghiệm pháp e sợ xương bánh chè: tại sao và cơ chế hình thành

Vẫn còn thiếu bằng chứng liên quan đến giá trị của các nghiệm pháp trên xương bánh chè như một phát hiện cho xương bánh chè không ổn định. Một nghiên cứu nhỏ đã được hoàn thành, cho thấy độ nhạy chỉ 39%.

Nghiệm pháp cánh tay quay: tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng

Sự xáo trộn bất kỳ của các cấu trúc mở đương cho nghiệm pháp cánh tay quay trên bệnh nhân dương tính và bất ổn chung.

Đại cương về bỏng

Bỏng là một cấp cứu thường gặp trong cuộc sống đời thường. Thỉnh thoảng phải cấp cứu bỏng hàng loạt. Đến 80 % tổng số bệnh nhân là bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diện tích da của cơ thể.

Mũi hình yên ngựa: tại sao và cơ chế hình thành

Phá hủy vách ngăn mũi hay các sụn chống đỡ. Các chấn thương trực tiếp hay phẫu thuật trước đó làm ảnh hưởng trực tiếp sự toàn vẹn cấu trúc chống đỡ dẫn đến kết quả sụp phần giữa của sống mũi.

Khám chấn thương vết thương ngực

Chấn thương, vết thương ngực là một nhóm cấp cứu ngoại khoa thường gặp tuỳ theo cơ sở ngoại khoa, chiếm khoảng 10, 15 phần trăm

Bệnh án ngoại khoa

Nếu bệnh nhân bị bệnh từ lâu, tái đi tái lại, phải vào viện nhiều lần, lần này bệnh nhân vào viện với biểu hiện như mọi lần là mọi việc diễn ra trước khi có biểu hiện bệnh.

Khám chi trên chi dưới

Trường hợp đứt dây chằng chéo trước sẽ thấy xương chày nhô ra phía trước và khi đứt dây chắng chéo sau thì xương chày tụt ra sau.