Dấu hiệu Fowler (nghiệm pháp e sợ đặt lại vị trí): tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng

2020-05-12 10:22 AM

Nếu nghiệm pháp cánh tay quay dương tính cho bệnh nhân bằng cách đẩy đầu gần xương cánh tay về phía trước và giảm lo sợ đó bằng cách đẩy nó về phía sau trong cùng một mặt phẳng, nghiệm pháp là dương tính.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dấu hiệu Fowler thường được sử dụng cùng với (sử dụng ngay sau khi làm xong) nghiệm pháp cánh tay quay.

Trong khi bệnh nhân đang ngồi hoặc nằm ngửa, di chuyển thụ đông cánh tay sang tư thế dạng và xoay ngoài. Tuy nhiên, trong nghiệm pháp này tay phải của người khám đặt ở trên mặt trước của đầu gần xương cánh tay để đẩy đầu của xương cánh tay về phía sau.

Nghiệm pháp dương tính nếu bệnh nhân giảm các triệu chứng gây ra bởi nghiệm pháp gây cánh tay quay trước đó. Nói ngắn gọn, nếu người khám gây ra nghiệm pháp cánh tay quay dương tính cho bệnh nhân bằng cách đẩy đầu gần xương cánh tay về phía trước và giảm lo sợ đó bằng cách đẩy nó về phía sau trong cùng một mặt phẳng, nghiệm pháp là dương tính.

Hình. Nghiệm pháp e sợ - đặt lại vị trí (dấu hiệu Fowler)

Nghiệm pháp e sợ - đặt lại vị trí (dấu hiệu Fowler)

Lưu ý lực tác động lên đầu gần xương cánh tay từ phía trước.

Nguyên nhân

Mất vững phần trước của khớp – xem các rối loạn ở nghiệm pháp cánh tay quay dương tính.

Cơ chế

Giải phẫu và nguyên nhân gây mất vững phần trước của khớp đã được trình bày ở “nghiệm pháp gây cánh tay quay”.

Sự khác biệt chính giữa hai nghiệm pháp là việc làm giảm triệu chứng khi đẩy đầu gần xương cánh tay về phía sau. Điều này được cho là do một trong các nguyên nhân sau đây:

Đầu xương cánh tay đang nằm ở vị trí đỉnh của vùng tổn thương ở phía trước được đẩy ngược trở lại và do đó trở về vị trí giải phẫu bình thường của nó.

Lực đẩy về phía sau như một “cấu trúc hỗ trợ “ cho khớp vai, cho bệnh nhân thêm niềm tin rằng trật khớp sẽ không xảy ra và do đó làm giảm lo sợ.

Ý nghĩa

Nghiệm pháp đặt lại vị trí được xem là tiêu chuẩn vàng với mất vững phía trước khớp vai bởi một số tác giả. Khi sự giảm lo sợ và không đau được coi là nghiệm pháp dương tính, nó có độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương tính (PPV) rất cao.

Các nghiên cứu của Speer và CS; Lo và CS cho thấy đây là một nghiệm pháp rất đặc hiệu trong việc chẩn đoán mất vững phía trước khớp vai với độ nhạy 68%, độ đặc hiệu 100% và PPV 100% cũng như độ nhạy 31,94%, độ đặc hiệu 100% và PPV 100% trong các nghiên cứu.

Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu chí đau hoặc lo sợ, Lo và CS thấy rằng các kết quả ít đặc hiệu hơn với độ nhạy 45,83%, độ đặc hiệu 54,36% và PPV 56,26%.

Tóm lại, nếu có sự giảm lo sợ trong làm nghiệm pháp gây e sợ - đặt lại vị trí, mất vững phía trước của khớp vai gần như chắc chắn có. Tính hữu dụng của nó được tăng thêm nếu sử dụng kết hợp với nghiệm pháp gây e sợ.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị