Tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa năng lượng của thức ăn và chất dinh dưỡng

2020-06-01 11:16 AM

Thông thường tỉ lệ chuyển hóa của trẻ sơ sinh so với trọng lượng cơ thể gấp đôi người lớn, chúng giải thích cho thực tế rằng hiệu suất của tim và thể tích hô hấp trong một phút gấp đôi người lớn so với trọng lượng cơ thể.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thông thường, khả năng tiêu hóa, hấp thu, và chuyển hóa của trẻ sơ sinh là không có sự khác biệt so với trẻ lớn, ngoại trừ 3 đặc điểm sau:

1. Tụy của trẻ sơ sinh bài tiết thiếu amylase, vì thế trẻ sơ sinh thường sử dụng được ít tinh bột hơn so với trẻ lớn.

2. Hấp thu chất béo từ đường tiêu hóa ít hơn một chút so với trẻ lớn. Kết quả, sữa với lượng chất béo cao, như sữa bò, thường không hấp thu được đầy đủ.

3. Bởi vì chức năng gan chưa đầy đủ ít nhất trong tuần đầu tiên, nồng độ đường máu không ổn định và thấp.

Trẻ sơ sinh có đặc biệt có khả năng tổng hợp và dự trữ các protein. Thực tế, với chế độ ăn đầy đủ, trên 90% các amino acid ăn vào sẽ được sử dụng để hình thành các protein cơ thể, cao hơn nhiều so với người lớn.

Tăng tỉ lệ chuyển hóa và kém điều hòa nhiệt độ cơ thể

Thông thường tỉ lệ chuyển hóa của trẻ sơ sinh so với trọng lượng cơ thể gấp đôi người lớn, chúng giải thích cho thực tế rằng hiệu suất của tim và thể tích hô hấp trong một phút gấp đôi người lớn so với trọng lượng cơ thể.

Bởi vì diện tích bề mặt cơ thể là lớn so với trọng lượng cơ thể, thiệt dễ bị mất khỏi cơ thể. Như kết quả, nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh, chủ yếu là trẻ sinh thiếu tháng, dễ bị hạ nhiệt. Hình biểu thị rằng ngay cả một đứa trẻ bình thường nhiệt độ cơ thể cũng thường giảm vài độ trong vài giờ đầu sau sinh nhưng quay lại mức bình thường từ 7 đến 10 giờ. Tuy nhiên, các cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể vẫn nghèo nàn trong những ngày đầu, cho phép nhiệt độ thay đổi đáng kể, cũng được biểu hiện ở hình.

 Giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh

Hình. Giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh ngay lập tức sau khi sinh và sự bất ổn của nhiệt độ cơ thể trong vài ngày đầu ngày của cuộc sống.

Nhu cầu dinh dưỡng trong những tuần đầu của đứa trẻ

Lúc sinh, một đứa trẻ thường hoàn toàn cân bằng dinh dưỡng, nếu người mẹ được bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Hơn nữa, chức năng của hệ tiêu hóa thường có nhiều khả năng để tiêu hóa và đồng hóa các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh nếu các chất dinh dưỡng thích hợp được cung cấp trong chế độ ăn. Tuy nhiên, có 3 vấn đề đặc biệt xuất hiện sớm ở trẻ sơ sinh.

Nhu cầu Calci và Vitamin D

Bởi vì trẻ sơ sinh có giai đoạn hóa xương nhanh lúc sinh, sẵn sàng cung cấp calci trong suốt tuổi thơ ấu là cần thiết.

Thông thường được cung cấp đầy đủ bởi cho dùng sữa. Tuy nhiên, hấp thu calci bởi ống tiêu hóa giảm khi không có vitamin D. Do đó, chỉ trong vài tuần, thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh có thể gây bệnh còi xương nặng. Điều này đặc biệt đúng ở trẻ sơ sinh thiếu tháng bởi vì đường tiêu hóa của chúng hấp thu calci kém hiệu quả hơn so với những trẻ sơ sinh bình thường.

Nhu cầu sắt trong chế độ ăn

Nếu người mẹ thiếu sắt trong chế độ ăn, gan của đứa trẻ thường được dự trữ đủ lượng sắt để duy trì hình thành các tế bào máu trong 4-6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, nếu người mẹ cung cấp thiếu sắt trong chế độ ăn, thiếu máu nặng có khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh sau khoảng 3 tháng. Để ngăn khả năng này, cho trẻ ăn bổ sung với lòng đỏ trứng, chúng chứa lượng lớn sắt hợp lý, hoặc sử dụng một số dạng sắt khác là cần thiết vào tháng thứ 2 hoặc thứ 3.

Thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh

Acid Ascorbic (vitamin C) không được dự trữ với số lượng nhiều trong mô của bào thai, nhưng nó cần thiết để thích hợp hình thành sụn, xương và các cấu trúc gian bào khác của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lượng vitamin C thường được cung cấp đủ bởi sữa mẹ trừ khi người mẹ bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Sữa bò chỉ co lượng vitamin C bằng 1/4 so với sữa mẹ. Trong một số trường hợp nước cam hoặc một số nguồn acid ascorbic khác được bổ sung cho những trẻ sơ sinh thiếu vitamin C.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị