- Trang chủ
- Sách y học
- Sách điện tâm đồ
- Hình ảnh nhồi máu cơ tim: giai đoạn, các loại trên điện tâm đồ
Hình ảnh nhồi máu cơ tim: giai đoạn, các loại trên điện tâm đồ
Thường thường, vùng cơ tim bị nhồi máu có một vùng đứng giữa bị hoại tử, rồi đến một vùng tổn thương bao quanh nó và ngoài cùng là một vùng thiếu máu bao quanh vùng tổn thương.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khi thiểu năng vành xảy ra đột ngột, nhiều khi là do một stress (cảm xúc, cố gắng, bị lạnh…) tác động lên cơ thể thì có thể phát sinh nhồi máu cơ tim.
Thường thường, vùng cơ tim bị nhồi máu có một vùng đứng giữa bị hoại tử, rồi đến một vùng tổn thương bao quanh nó và ngoài cùng là một vùng thiếu máu bao quanh vùng tổn thương.
Như thế, điện tâm đồ sẽ thu được cả 3 loại dấu hiệu đó, nhưng không phải cùng một lúc mà thường biến chuyển qua ba giai đoạn chính dưới đây.
Các giai đoạn nhồi máu cơ tim
Giai đoạn 1 (cấp)
Trong 1, 2 ngày đầu.
Sóng cong vòm: Có thể đã xuất hiện Q bệnh lý, QT dài ra.
Giai đoạn 2 (bán cấp)
Từ vài ngày đến vài tuần là giai đoạn hay gặp nhất: ST chênh lên thấp hơn, T âm sâu, nhọn, đối xứng (gọi là sóng vành Pardee). Đồng thời thấy Q bệnh lý rõ rệt và QT dài ra.
Trong hai giai đoạn này, thường hay có xuất hiện cả các loại rối loạn nhịp tim hay blốc nhĩ – thất, nhất là ở loại nhồi máu vách (liên thất).
Giai đoạn 3 (mạn tính)
Từ vài tháng đến vài năm: ST đã đồng điện, T có thể dương hay vẫn âm, còn Q bệnh lý thì thường hay tồn tại vĩnh viễn.
Các loại nhồi máu cơ tim
Các dấu hiệu nói trên không phải là xuất hiện ở tất cả các chuyển đạo như nhau mà chỉ thấy rõ ở chuyển đạo nào có điện cực đặt trúng (trực tiếp) lên trên vùng cơ tim bị nhồi máu: vì thế người ta gọi các dấu hiệu đó là hình ảnh trực tiếp. Trái lại, chuyển đạo nào có điện cực đặt ở vùng xuyên tâm đối của vùng bị nhồi máu sẽ thu được những dấu hiệu trái ngược, “soi gương” của các dấu hiệu trên: Ta gọi đó là hình ảnh gián tiếp.
Nhồi máu có thể xuất hiện ở nhiều vùng rộng hẹp khác nhau của thất trái (thất phải rất ít khi bị). Tùy theo vùng bị tổn thương, người ta tả 3 loại nhồi máu chính và hay gặp nhất (dưới thượng tâm mạc) với các dấu hiệu ở giai đoạn 2 (bán cấp) sau đây:
Nhồi máu trước vách (antero - septal infarction)
Tức là bị ở thành trước thất trái và phần trước vách liên thất.
Hình ảnh trực tiếp (sóng QS, ST chênh lên, T âm) ở V2, V3, V4.
Đôi khi T thấp hay âm ở V5, V6, aVL, D1 (T1>T3) do vùng thiếu máu ăn lan sang thành bên (trái) của thất trái.
Nhồi máu trước - bên (Lateral wall infarction)
Bị ở phần ngoài thành tr ước và thành bên c ủa thất trái.
Hình ảnh trực tiếp (Q sâu và rộng, ST chênh lên, T âm sâu) ở V5, V6, D1, aVL.
Hình ảnh gián tiếp (ST chênh xuống, T dương rất cao) ở D3 đôi khi aVF.
Nhồi máu sau - dưới (Posterior infarction)
Bị ở thành sau và dưới của thất trái.
Hình ảnh trực tiếp (Q sâu, rộng, ST chênh lên, T âm sâu) ở D3, aVF, có khi cả D2.
Hình ảnh gián tiếp (T dương cao, có thể nhọn, đối xứng, ST có thể chênh xuống) ở V1, V2, V3, V4.
Nhồi máu dưới nội tâm mạc (thất trái) (Subendocardial infarction)
Chủ yếu là thành trước - bên: ST chênh xuống, đôi khi T biến dạng ở V5, V6, D1, aVL.
Đôi khi là thành sau dưới: ST chênh xuống ở D3, D2, aVF.
(Nhồi máu cơ tim thất phải)
Nhồi máu cơ tim có thêm block nhánh
Có nhiều trường hợp, thiểu năng vành gây ra nhồi máu cũng đồng thời làm một nhánh bó His bị kém nuôi dưỡng sinh ra blốc nhánh, các dấu hiệu của blốc nhánh sẽ phối hợp với các dấu hiệu cơ bản của nhồi máu. Thí dụ:
Blốc nhánh trái + nhồi máu trước - bên: Block nhánh trái.
Blốc nhánh phải + nhồi máu sau - dưới: Q sâu ở D3, D2 + dạng rSR’ ở V1, V2.
Block nhánh phải + nhồi máu trước vách: Ở V1, V2, V3 (V4) có dạng QR với nhánh nội điện muộn.
Trong tất cả các trường hợp trên đều có thể có STT hỗn hợp.