Bệnh giun đũa

2016-05-27 10:12 AM

Do có sự di trú và khả năng kích thích dị ứng, các ấu trùng trong phổi gây tổn thưong mao mạch và phế nang, dẫn đến các biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở, và đau sau xưong ức.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Giai đoạn bệnh phổi: ho thoảng qua, khó thở, thở rít, nổi mẩn ngoài da, tăng bạch cầu ái toan và thâm nhiễm phổi thoảng qua.

Giai đoạn bệnh ở ruột: cảm giác khó chịu không rõ ràng ở thượng vị; đôi khi nôn, trướng bụng.

Trứng giun trong phân, giun chui ra hậu môn, mũi, hoặc miệng.

Nhận định chung

Ascaris lumbricoides là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất; ước tính trên thế giới có khoảng 1 tỷ người nhiễm giun đũa. Bệnh phân bố toàn cầu, với tần suất nhiễm cao ở những nơi điều kiện vệ sinh còn kém (bao gồm cả một số địa phương Đông Nam Hoa Kỳ) hoặc ở những nơi phân người được sử dụng để bón cho cấy trồng. Nhiễm giun đũa chỉ xảy ra ở người, xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên, nhiễm giun nặng thường chỉ thấy ở trẻ em, có thể làm giảm hấp thu chất đạm, chất béo, và D. xylose và giảm hoạt tính của lactat niêm mạc, dẫn đến chậm lớn.

Giun trưởng thành sống ở đoạn trên của ruột. Sau khi thụ tinh, giun cái sản sinh ra một lượng trứng lớn thải ra theo phân. Sự lây truyền không xảy ra trực tiếp từ người sang người, do trứng phải lưu lại trong đất trong 2 - 3 tuần mới có khả năng gây bệnh. Sau đó, trứng có thể tồn tại nhiều năm. Sự lây nhiễm xảy ra khi nuốt phải các trứng đã phát triển trong thức ăn và nước uống nhiễm phân. Trứng nở trong ruột non, giải phóng ra các ấu trùng chuyển động, xâm nhập thành ruột non và di chuyển tới tim phải qua các tiểu tĩnh mạch mạc treo và mạch bạch huyết mạc treo.

Từ tim, các ấu trùng đi vào phổi, chui qua thành phế nang, và di trú ngược theo hệ thống phế quản lên họng, xuống thực quản và vào lại ruột non. Trứng bắt đầu được sản sinh sau 60 - 75 ngày kể từ khi ăn phải trứng gây bệnh. Giun trưởng thành (20 - 40 cm x 3 - 6 mm) sống được 1 năm hoặc lâu hơn.

Triệu chứng và dấu hiệu

Do có sự di trú và khả năng kích thích dị ứng, các ấu trùng trong phổi gây tổn thưong mao mạch và phế nang, dẫn đến các biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở, và đau sau xưong ức. Nổi mẩn ngoài da và ran trong phổi có thể xuất hiện. Đôi khi, ấu trùng di trú lạc vào não, thận, mắt, tủy sống, ... và có thể gây các triệu chứng liên quan đến các cơ quan này.

Số lượng nhỏ giun trưởng thành trong ruột thường không gây triệu chứng. Khi nhiễm giun nặng, các triệu chứng kiểu loét dạ dày - tá tràng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng trước hoặc sau bữa ăn có thể xuất hiện. Giun trưởng thành cũng có thể di trú khi nhiễm bệnh nặng; có thể được khạc ra, nôn ra, hoặc chui ra từ mũi hay hậu môn. Giun còn có thể chui vào ống mật chủ, ống tụy, ruột thừa, túi thừa của ruột và các chỗ khác, gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp xe gan do vi khuẩn, viêm tụy, hoặc hoàng đảm tắc mật. Trong các trường hợp nhiễm giun rất nặng, các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, hoặc tử vong. Trong thương hàn, giun có thể xuyên thủng thành ruột bị mong. Một số ít các trường hợp áp xe phổi hoặc tắc thanh quản gây nghẹt thở đã được thông báo. Nhiễm số giun vừa phải đến rất lớn gây ra hiện tượng chậm lớn ở trẻ em. Điều trị trẻ em định kỳ bằng albendazol chữa các bệnh nhiễm giun đường ruột có tác dụng cải thiện dinh dưỡng cho trẻ.

Chẩn đoán hình ảnh

Trong thời kỳ di trú của ấu trùng, chụp X quang lồng ngực có thể thấy các tổn thương xâm nhiễm lan tỏa, không đối xứng, không rõ nét (hội chứng Loffler). Nhiễm giun ở ruột đôi khi được xác định tình cờ, khi chụp X quang bụng (có hoặc không có barium) thấy có giun. Chẩn đoán giun trong đường mật có thể thực hiện qua chụp đường mật và tụy nội soi ngược dòng - một phương pháp có khả năng đẩy giun ra khỏi đường mật, và qua siêu âm. Trong tắc ruột, chụp bụng không chuẩn bị cho thấy các mức hơi và những hình của giun trong các quai ruột giãn; siêu âm cũng có thể cho thấy hình ảnh ruột giãn và khối giun.

Các dấu hiệu cận lâm sàng

Trong giai đoạn nhiễm giun ở phổi, số bạch cầu ái toan có thể lên đến 30 - 50% và duy trì ở mức cao trong khoảng một tháng; ấu trùng giun đôi khi tìm thấy trong đờm. Trong giai đoạn nhiễm giun ở ruột, chẩn đoán thường dựa trên việc tìm thấy các trứng đặc trưng trong phân. Đôi khi, giun trưởng thành tự chui ra ngoài qua trực tràng hoặc miệng, chỉ điểm cho tình trạng nhiễm giun tiềm tàng. Các xét nghiệm huyết thanh học không có tác dụng, bạch cầu ái toan trong máu không tăng.

Chẩn đoán phân biệt

Nhiễm giun đũa ở phổi có tăng bạch cầu ái toan cần được phân biệt với các căn nguyên ngoài giun sán (hen, hội chứng Loffler, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, nhiễm nấm aspergillus phế quản - phổi dị ứng) và do giun sán (bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan nhiệt đới, nhiễm giun toxocara, giun lươn, giun móc, sán lá phổi). Viêm tụy, viêm ruột thừa, viêm túi thừa do giun đũa cần được phân biệt với viêm các bộ phận này do các căn nguyên khác. Tình trạng đầy bụng sau khi ăn cần được phân biệt với loét tá tràng, thoát vị dạ dày, bệnh túi mật hoặc tụy.

Điều trị

Albendazol và pyrantel pamoat là các thuốc điều trị lựa chọn. Không một thuốc nào trong các thuốc dưới đây cẩn phải tẩy ruột trước và sau điều trị. Cần xét nghiệm lại phân sau hai tuần và điều trị lại bệnh nhân cho đến khi hết giun. Nhiễm giun đũa, giun móc, và giun tóc, thường đi kèm với nhau, có thể điều trị đồng thời bằng albendazol, mebendazol, hoặc oxantel - pyrantel pamoat.

Điều trị các thuốc tẩy giun có thể làm giun di chuyển trước khi chết.

Do các thuốc gây mê có thể kích thích giun tăng vận động, bệnh nhân nhiễm giun, cần được tẩy giun trước khi làm phẫu thuật theo hẹn. Phụ nữ mang thai cần được tẩy giun sau tam kỳ đầu.

Không nên điều trị thuốc trong giai đoạn di trú của ấu trùng. Trong tắc ruột do giun hoặc giun chui ống mật, có thể tránh phẫu thuật bằng cách hút dịch dạ dày qua ống thông mũi, sau đó bom liều thuốc tẩy giun qua ống. Trong giun chui ống mật, lấy giun qua ống nội soi dưới siêu âm thường có hiệu quả; điều trị dung dịch albendazol hoặc piperazin bơm vào ống mật chủ tiếp nối bằng điều trị toàn thân cũng có tác dụng.

Albendazol

Trong nhiễm giun nhẹ, một liều duy nhất albendazol (400 mg) có tỷ lệ chữa khỏi trên 95%; tuy nhiên khi nhiễm bệnh nặng, cần chỉ định liệu trình điều trị 2 - 3 ngày. Các tác dụng phụ ít xảy ra, kể cả giun chui lên mũi hoặc lên miệng Albendazol có ở Hoa Kỳ, mặc dù chỉ định dùng cho tẩy giun không được thông qua. Không được dùng thuốc cho phụ nữ mang thai.

Pyrantel pamoat

Pyrantel pamoat liều uống duy nhất 10 mg gốc/kg (nhiều tối đa 1 g) có tỷ lệ chứa khỏi 85 - 100%. Thuốc có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Các tác dụng phụ nhẹ vầ ít gặp bao gồm nôn, ỉa chảy, đau đầu, chóng mặt, và buồn ngủ.

Mebendazol

Mebendazol rất có tác dụng khi cho ở liều 100 mg hai lần/ngày trước hoặc sau bữa ăn, trong 3 ngày. Các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa ít gặp. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai.

Piperazin

Liều piperazin (muối hexahydrat) là 75 mg/kg cân nặng (cao nhất 3,5 g) trong 2 ngày liên tiếp, uống trước hoặc sau bữa ăn sáng. Trong trường hợp nhiễm giun nặng cần điều trị liên tiếp trong 4 ngày hoặc liệu trình 2 ngày phải được nhắc lại sau 1 tuần. Các triệu chứng tiêu hóa và đau đầu đôi khi xuất hiện; các triệu chứng thần kinh trung ương (thất điều tạm thời và tái phát các cơn giật) hiếm gặp. Các triệu chứng dị ứng đã được thông báo khi sử dụng piperazin. Không nên dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan hoặc suy thận; hoặc những bệnh nhân có tiền sử co giật, hoặc bệnh thần kinh mạn tính.

Levamisol

Levamisol có ở Hoa Kỳ, nhưng không được thông qua cho chỉ định tẩy giun, rất có hiệu quả ở liều uống duy nhất 150 mg. Các tác dụng phụ nhẹ và thoảng qua đôi khi xảy ra là buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu và chóng mặt.

Tiên lượng

Do giun trưởng thành có thể di trú lạc chỗ và gây ra các biến chứng tất cả các trường hợp nhiễm giun cần được điều trị và loại trừ.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh do Trypanosoma châu mỹ

Giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài từ 10 tới 30 năm, khi bệnh nhân không có triệu chứng nhưng các xét nghiệm huyết thanh học và đôi khi xét nghiệm ký sinh trùng khẳng định sự tồn tại của bệnh.

Bệnh do Leishmania

Điều trị có khó khăn do các thuốc có độc tính, cần điều trị dài ngày và bệnh nhân thường phải nằm viện. Điều trị lựa chọn là stibogluconat natri; tuy nhiên, tần suất kháng thuốc đang tăng lên ở nhiều nước.

Bệnh do Trypanosoma châu phi

Nhiễm Tb rhodesiense chủ yếu là bệnh của động vật săn được, người nhiễm bệnh đơn phát. Người là vật chủ chủ yếu của Tb gambiense.

Bệnh ấu trùng di trú nội tạng: bệnh giun toxocara

Phương pháp phòng bệnh ở người tốt nhất là điều trị định kỳ chó con, mèo con, chó và mèo mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, bắt đầu từ 2 tuần sau khi đẻ.

Nhiễm leishmania da và niêm mạc (Espundia)

Chẩn đoán thông qua việc xác định các amastigote trong các bệnh phẩm nạo bề mặt tổn thương, lam in mảnh sinh thiết hoặc lát cắt tổ chức, hoặc dịch hút từ các mô.

Sốt rét

Ngay từ khi khởi phát hoặc trong quá trình bệnh, các cơn sốt có thể biểu hiện tính chu kỳ cách nhật trong sốt rét vivax, oval, hoặc falciparum, hay tính chu kỳ cách hại ngày trong sốt rét malariae.

Bệnh giun móc

Nhiễm giun móc, phân bố rộng rãi ở các vùng ẩm ướt nhiệt đới và cận nhiệt đới và gặp lẻ tẻ ở Đông Nam Hoa Kỳ, là do Ancylostoma duodenale và Necator americanus gây nên.

Nhiễm sán lá gan Clonorchis và Opisthorchis

Các biến chứng bao gồm sỏi đường mật trong gan có khả năng dẫn đến viêm mủ đường mật tái phát, áp xe đường mật, hoặc viêm nội mạc các nhánh tĩnh mạch cửa.

Bệnh nang túi

Khối u nang không có mạch máu trong gan, phổi hoặc hiếm hơn, trong xương, não, hoặc các cơ quan khác, phát hiện qua các thăm dò hình ảnh.

Bệnh giun lươn

Tình trạng tự nhiễm ở người, một hiện tượng có lẽ xuất hiện với tỷ lệ thấp ở phần lớn các bệnh nhân, là một yếu tố quan trọng xác định số lượng giun.

Bệnh ấu trùng di trú ở da

Chẩn đoán dựa trên hình dạng đặc trưng của các tổn thương và biểu hiện tăng bạch cầu ái toan thường đi kèm theo. Sinh thiết thường không được chỉ định.

Điều trị và tiên lượng các cơn sốt rét cấp

Sốt rét falciparum nặng yà có biến chứng là một cấp cứu nội khoa cần điều trị nội trú, chăm sóc tích cực và điều trị thuốc sốt rét bắt đầu đương tĩnh mạch càng sớm càng tốt.

Bệnh do ấu trùng sán lợn (cysticercus)

Chẩn đoán phân biệt bao gồm u lao, u, bệnh nang nước, viêm mạch, các bệnh nhiễm nấm mạn tính, bệnh do toxoplasma, và các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác, và giang mai thần kinh.

Nhiễm giun anisakia

Nhiễm giun anisakia xuất hiện trên toàn thế giới, nhưng đại bộ phận các ca bệnh được thông báo từ Nhật Bản và Hà Lan, một vài ca ở Hoa Kỳ, Scandinavia, Chile, và một số nước ăn cá khác.

Nhiễm sán lá phổi (paragonimiasis)

Trong phổi, các cá thể sán bị bao bọc bởi tổ chức xơ và u hạt, tạo thành các kén đường kính tới 2cm. Tổn thương này, thường có lỗ mở vào phế quản, có thể bị vỡ sau đó

Nhiễm leishmania nội tạng

Chẩn đoán phân biệt bao gồm ung thư máu, u lympho, lao, bệnh Brucella, sốt rét, thương hàn, bệnh sán máng, nhiễm trypanosomia Châu Phi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, xơ gan, và các bệnh khác.

Bệnh giun tóc: bệnh giun roi ngựa

Bệnh nhân nhiễm giun nhẹ không triệu chứng không cần phải điều trị. Trường hợp nhiễm giun nặng hơn hoặc có triệu chứng, điều trị mebendazol, albendazol hoặc oxantel.

Bệnh giun chỉ

Diethylcarbamazin, thuốc điều trị lựa chọn cho bệnh giun chỉ, tiêu diệt nhanh ấu trùng trong máu, nhưng có tác dụng diệt rất chậm hoặc chỉ gây tổn thương cho giun trưởng thành.

Bệnh giun kim

Giun trưởng thành cư trú ở manh tràng và các vùng ruột lân cận, nằm bám lỏng lẻo vào niêm mạc. Các giun cái trưởng thành chui qua hậu môn tới vùng da quanh hậu môn và đẻ trứng với số lượng lớn.

Bệnh do các amip gây bệnh không ký sinh

Amip gây bệnh có khả năng xâm nhập hệ thần kinh trung ương qua tấm sàng. Thời kỳ ủ bệnh dao động từ 2 đến 7 ngày.

Nhiễm sán dây

Hiện chưa có các xét nghiệm huyết thanh học cho các bệnh nhiễm sán dây, xét nghiệm ELISA phát hiện các kháng nguyên trong phân hiện đang được nghiên cứu.

Bệnh giun Gnathostoma

Các phủ tạng và mắt cũng có thể bị xâm nhập. Các biến chứng như tràn khí màng phổi tự phát, rỉ bạch huyết, nôn ra máu, đái máu, ho ra máu, ho từng cơn.

Nhiễm sán lá gan (Fascioliasis)

Ở người, các ấu trùng nang ra khỏi kén, xâm nhập và di chuyển qua gan, và trưởng thành trong các ống mật. Ở gan chúng gây hoại tử nhu mô tại chỗ và tạo áp xe.

Bệnh giun chỉ Onchocera

Ngứa da có thể nặng, dẫn đến xước da và liken hóa; các biểu hiện khác bao gồm biến đổi sắc tố, nổi các nốt sẩn, có vẩy, teo da, sự hình thành các túi da, và viêm nhiễm cấp tính.

Bệnh giun chỉ Loa loa

Các biện pháp bảo vệ cá nhân bao gồm việc sử dụng các chất xua côn trùng vào ban ngày, mặc áo dài tay và quần dài sáng màu.