- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sinh lý bệnh
- Sự tái hấp thu nước ở thận: thụ động bằng thẩm thấu được kết hợp chủ yếu với sự tái hấp thu natri
Sự tái hấp thu nước ở thận: thụ động bằng thẩm thấu được kết hợp chủ yếu với sự tái hấp thu natri
Ở ống lượn gần, tính thấm nước luôn cao nên nước được tái hấp thu nhanh như chất tan. Ở quai Henle, tính thấm nước thấp, nên hầu như nước không được tái hấp thu mặc dù gradient thẩm thấu lớn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khi chất tan được vận chuyển ra khỏi ống thận bởi cơ chế vận chuyển tích cực hay thụ động, nồng độ của chúng ở trong ống thận giảm và ở khoảng kẽ tăng lên. Hiện tượng này tạo nên sự chênh lệch nồng độ làm nước thẩm thấu cùng chiều với chiều vận chuyển chất tan, từ lòng ống thận vào khoảng kẽ. Một vài phần của ống thận, đặc biệt là ống lượn gần, có tính thấm cao với nước nên nước được tái hấp thu rất nhanh, chênh lệch nồng độ các chất qua màng tế bào rất nhỏ.
Phần lớn lượng nước thẩm thấu qua màng bịt giữa hai tế bào biểu mô ống lượn gần, còn lại tự qua tế bào. Lí do có hiện tượng này, như đã thảo luận trước đó, là màng bịt không bịt kín như tên gọi của nó mà vẫn cho phép nước và ion nhỏ thẩm thấu qua. Điều này đặc biệt đúng ở ống lượn gần, nơi có tính thấm cao với nước và tính thấm thấp hơn nhưng rất có ý nghĩa với hầu hết các ions, như Natri, Clo, Kali, Calci và Magie.
Khi nước di chuyển qua màng bịt bằng cách thẩm thấu, nó có thể mang theo một vài chất tan, quá trình này gọi là lôi kéo dung môi. Ngoài ra, do nước được tái hấp thu, các chất tan hữu cơ và ion cũng được tái hấp thu cùng Natri, thay đổi trong tái hấp thu Natri ảnh hưởng đáng kể đến tái hấp thu nước và các chất khác.
Càng ở các phần xa của nephron, từ quai Henle đến ống góp, vòng bịt càng ít thấm nước và chất tan và diện tích bề mặt tế bào biểu mô cũng giảm đáng kể. VÌ vậy, nước không thể dễ dàng di chuyển qua màng bịt bằng cơ chế thẩm thấu. Tuy nhiên, Hormone chống bài niệu (ADH) có thể làm tăng đáng kể tính thấm của nước ở ống lượn xa và ống góp, điều này sẽ được bàn luận sau.
Do đó, nước có thể di chuyển qua tế bào biểu mô ống thận khi có màng thấm nước, bất kể gradient thẩm thấu cao thế nào.
Hình. Cơ chế tái hấp thu nước, clorua, và urê cùng với tái hấp thu natri.
Ở ống lượn gần, tính thấm nước luôn cao nên nước được tái hấp thu nhanh như chất tan. Ở quai Henle, tính thấm nước thấp, nên hầu như nước không được tái hấp thu mặc dù gradient thẩm thấu lớn. Tính thấm nước ở phần cuối ống thận, ống lượn xa, ống nối, ống góp có thể cao hoặc thấp, phụ thuộc vào sự có hay không có ADH.