- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sinh lý bệnh
- Bệnh thận mạn: hoạt động của các nephron chức năng
Bệnh thận mạn: hoạt động của các nephron chức năng
Một phần của sự đáp ứng này xảy ra do tăng lượng máu đến và tăng mức loch cầu thận ở mỗi nephron còn lại, do sự phì đại của các mạch máu và cầu thận, cũng như thay đổi chức năng do giãn mạch.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mất các nephron chức năng đòi hỏi các nephron còn lại phải bài tiết nhiều hơn nước và các chất hòa tan.
Sẽ là hợp lí khi cho rằng khi giảm số lượng các nephron chức năng, sẽ làm giảm mức lọc cầu thận (GFR), cũng sẽ gây giảm bài tiết nước và các chất hòa tan qua thận. Tuy nhiên bệnh nhân đã mất đến 75-80% nephron vẫn có thể bài tiết được lượng nước và chất điện giải như bình thường mà không bị ứ dịch hay các chất hòa tan nghiêm trọng trong dịch cơ thể. Tuy nhiên, khi giảm hơn nữa số lượng các nephron, sẽ dẫn đến ứ dịch và các chất tan trong cơ thể, và tử vong thường xảy ra khi số lượng nephron giảm dưới 5-10% bình thường.
Ngược lại với các chất điện giải, rất nhiều các chất thải của quá trình chuyển hóa, ví dụ như ure và creatinin, hầu hết được giữ lại trong cơ thể tương đương với số lượng các nephron bị phá hủy. Lí do để giải thích điều này là sự bài tiết các chất như creatinin và ure phần lớn phụ thuộc vào quá trình lọc ở cầu thận, và các chất này không được tái hấp thu giống như các chất điện giải.
Hình. Ảnh hưởng của việc giảm mức lọc cầu thận (GFR) xuống 50% lên nồng độ creatinin huyết thanh và tỷ lệ bài tiết creatinin khi tốc độ sản xuất creatinin vẫn được duy trì không đổi.
Ví dụ như Creatinine, không được tái hấp thu tất cả, và độ bài tiết gần như tỷ lệ thuận với độ lọc của nó.
Độ lọc Creatinin = GFR x Nồng độ creatinin trong huyết tương = Tỷ lệ bài tiết Creatinin
Do đó, nếu GFR giảm, tỷ lệ bài tiết creatinin cũng giảm thoáng qua, gây ra sự tích lũy của creatinin trong dịch cơ thể và tăng nồng độ trong huyết tương cho đến khi tỷ lệ bài tiết creatinine trở lại bình thường - tương tự như tỷ lệ creatinin được tiết ra trong cơ thể. Như vậy, trong điều kiện ổn định, tỷ lệ bài tiết creatinin bằng với tỷ lệ sản xuất creatinine, mặc dù GFR giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ bài tiết creatinin bình thường xảy ra tại thời điểm nồng độ creatinin huyết tương cao.
Một số chất tan, như phosphat, urat, và ion hydro, thường được duy trì ở mức gần bình thường cho đến khi GFR giảm dưới mức 20-30% bình thường. Sau đó, nồng độ trong huyết tương của các chất này tăng lên, nhưng không tương xứng với sự giảm GFR. Duy trì liên tục nồng độ các chất tan này trong huyết tương khi GFR giảm được thực hiện bằng cách bài tiết theo cấp tăng dần lượng các chất tan được lọc ở cầu thận, điều này xảy ra bằng cách giảm tỷ lệ tái hấp thu ở ống thận, hoặc trong một vài trường hợp, bằng cách tăng bài tiết ở ống thận.
Hình. Các kiểu thích ứng đại diện đối với các loại chất tan khác nhau trong suy thận mạn. Đường cong A cho thấy những thay đổi gần đúng về nồng độ trong huyết tương của các chất hòa tan như creatinin và urê được lọc và tái hấp thu kém. Đường cong B cho thấy nồng độ gần đúng của các chất tan như photphat, urat và ion hydro. Đường cong C thể hiện nồng độ gần đúng của các chất tan như natri và clorua.
Bảng. Tổng số bài tiết và bài tiết của thận trên một Nephron trong bệnh thận
|
Bình thường |
75% mất Nephrons |
Số nephron |
2.000.000.000 |
500.000 |
Tổng GFR (ml / phút) |
125 |
40 |
Nephron đơn GFR (nl / phút) |
62,5 |
80 |
Khối lượng bài tiết cho tất cả nephron (ml / phút) |
1,5 |
1,5 |
Khối lượng bài tiết mỗi nephron (nl / phút) |
0,75 |
3,0 |
Trong trường hợp của các ion Natri và clo, nồng độ trong huyết tương của chúng được duy trì gần như không đổi ngay cả khi giảm trầm trọng GFR (nhìn đường C trong hình). Sự duy trì này được thực hiện bằng cách giảm mạnh sự tái hấp thu các chất điện giải này ở ống thận.
Ví dụ, khi mất 75% các nephron chức năng, mỗi nephron còn lại phải bài tiết lượng natri và lượng nước tiểu gấp 4 lần bình thường.
Một phần của sự đáp ứng này xảy ra do tăng lượng máu đến và tăng GFR ở mỗi nephron còn lại, do sự phì đại của các mạch máu và cầu thận, cũng như thay đổi chức năng do giãn mạch. Ngay cả khi giảm mạnh GFR toàn phần sự bài tiết bình thường ở thận vẫn có thể được duy trì bằng cách giảm tốc độ tái hấp thu nước và các chất hòa tan ở ống thận
Hình. Phát triển đồng tỷ trọng niệu ở bệnh nhân giảm các nephron chức năng.
Đồng tỷ trọng niệu - Thận không có khả năng cô đặc và pha loãng nước tiểu
Một ảnh hưởng quan trọng trên các nephron còn lại của ống thận khi tốc độ dòng chảy qua ống thận quá nhanh đó là ống thận mất khả năng cô đặc hay làm loãng nước tiểu. Khả năng cô đặc nước tiểu của thận bị suy giảm chủ yếu do: (1) lượng dịch chảy qua ống thận quá nhanh khi qua ống góp làm cản trở quá trình tái hấp thu nước và (2) dòng chảy quá nhanh qua quai Henle và ống góp làm cản trở hoạt động của cơ chế nhân nồng độ ngược dòng nhằm tập trung các chất tan vào dịch kẽ tủy. Vì vậy, Tương ứng với các nephron bị phá hủy, khả năng cô đặc nước tiểu tối đa của thận giảm và độ thẩm thấu và tỷ trọng nước tiểu (đo tổng cộng nồng độ của các chất hòa tan) sẽ đi gần tới giá trị của độ thẩm thấu và tỷ trọng của dịch lọc.
Cơ chế pha loãng nước tiểu của thận cũng bị suy yếu khi giảm rõ rệt số lượng các nephron, do dịch máu qua quai Henle nhanh và nồng độ cao các chất tan như ure dẫn đến nồng độ khá cao các chất tan trong dịch ống thận ở mỗi phần nephron. Với kết quả của quá trình trên, khả năng pha loãng của thận sẽ bị suy giảm và độ thẩm thấu và tỷ trọng nhỏ nhất của nước tiểu sẽ gần bằng với giá trị đó của dịch lọc. Do cơ chế cô đặc nước tiểu bị suy giảm nhiều hơn so với cơ chế pha loãng trong bệnh thận mạn, một test lâm sàng quan trọng trên thận để đánh giá khả năng cô đặc nước tiểu của thận là hạn chế lượng nước uống của một người trong vòng 12h hoặc hơn.
Ảnh hưởng của suy thận lên lượng dịch trong cơ thể - Chứng tăng ure huyết
Tác động của bệnh thận mạn lên lượng dịch cơ thể phụ thuộc vào (1) lượng nước uống và thức ăn, (2) mức độ suy giảm chức năng thận. Giả sử rằng một người bị suy thận hoàn toàn ăn vào lượng nước và thức ăn như bình thường, sự tập trung các chất trong dịch ngoài bào được ước tính. Những tác động quan trọng bao gồm (1) phù toàn thân kết quả của việc giữ muối nước; (2) nhiễm toan kết quả của suy giảm chức năng thận trong việc đào thải khỏi cơ thể các chất acid; (3) nồng độ cao các hợp chất nitơ non-protein-đặc biệt là ure, creatinin, và acid uric-kết quả của việc suy giảm chức năng bài tiết các chất trung gian và sản phẩm chuyển hóa protein; and (4) nồng độ cao của các chất khác được bài tiết bởi thận, bao gồm: phenol, sulfat, phosphat, kali, và base guanidine. Tất cả những tình trạng này được gọi là hội chứng nhiễm ure huyết do nồng độ cao của ure trong các dịch cơ thể.
Sơ đồ. Ảnh hưởng của suy thận lên các thành phần của dịch ngoại bào. NPN-hợp chất nitơ non-protein.
Giữ nước và hình thành phù trong bệnh thận mạn
Nếu lượng nước được hạn chế ngay sau khi bắt đầu xuất hiện tổn thương thận cấp, tổng lượng dịch trong cơ thể có thể chỉ tăng nhẹ. Nếu lượng dịch vào cơ thể không được giới hạn và bệnh nhân uống theo nhu cầu bình thường, dịch trong cơ thể ngay lập tức sẽ tăng lên nhanh chóng.
Với bệnh thận mạn, nếu như lượng muối và dịch vào không quá nhiều, dịch tích lũy trong cơ thể sẽ không nhiều cho đến khi chức năng thận giảm xuống dưới 25% bình thường. Để lý giải cho điều này, như đã được thảo luận trước đây, các nephron còn lại vẫn bài tiết một lượng lớn muối và nước. Dù cơ thể chỉ giữ lại một ít dịch, nhưng cùng với việc tăng bài tiết renin và angiotensin II thường xảy ra trong thiếu máu cục bộ ở thận, có thể dẫn đến tăng huyết áp nặng ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Tăng huyết áp phát triển ở hầu hết các bệnh nhân giảm chức năng thận, và lọc máu là việc cần thiết để đảm bảo tính mạng bệnh nhân. Ở rất nhiều bệnh nhân, giảm triệt để lượng muối ăn cùng với loại bỏ dịch ngoại bào bằng lọc máu có thể giúp kiểm soát tăng huyết áp. Các bệnh nhân vẫn còn tăng huyết áp ngay cả khi đã loại bỏ một lượng lớn natri nhờ lọc máu. Trong nhóm này, việc loại bỏ thận bị thiếu máu cục bộ sẽ điều chỉnh được tăng huyết áp (với điều kiện hạn chế giữ dịch trong cơ thể bằng lọc máu) vì nó loại bỏ được nguồn gốc của việc tiết quá nhiều renin và tăng hình thành angiotensin II.
Tăng ure và các hợp chất chưa nitơ không phải protein (chứng tăng ure huyết)
Các chất chưa nitơ không phải protein bào gồm: urea, acid uric, creatinin, và một số các hợp chất không quan trọng khác. Những hộ chất nitơ nonprotein này, là những sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein và phải được loại bỏ khỏi cơ thể để đảm bảo quá trình chuyển hóa protein liên tục của tế bào. Nồng độ của các chất nitơ nonprotein, đặc biệt là ure, có thể tăng cao gấp 10 lần trong vòng 1-2 tuần ở bệnh nhân suy thận toàn bộ. Với bệnh thận mạn, nồng độ các chất tăng lên tương ứng với mức độ suy giảm của các nephron chức năng. Vì lí do này, đo nồng độ các chất, đặc biệt là ure và creatinine, cung cấp thông tin quan trọng cho việc đánh giá mức độ nặng của bệnh thận mạn.
Nhiễm toan trong bệnh thận mạn
Mỗi ngày, cơ thể sản xuất acid chuyển hóa nhiều hơn kiềm chuyển hóa từ 50-80mmol. Vì vậy, khi thận suy giảm chức năng, acid sẽ tích lũy nhiều trong các dịch cơ thể. Các hệ đệm trong các dịch cơ thể có thể đệm từ 500 đến 1000 mmol acid để nồng độ H+ trong dịch ngoài bào không tăng đến mức gây tử vong, và các hợp chất phosphat trong xương có thể đệm thêm đến vài ngàn mmol H+. Tuy nhiên, khi các chất đệm được sử dụng hết, pH máu sẽ giảm mạnh và bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê hoặc tử vong nếu pH giảm dưới 6.8.
Thiếu máu trong suy thận mạn do giảm bài tiết Erythropoietin
Thiếu máu thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn nặng. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thiếu máu là do thận giảm bài tiết erythropoietin, chất kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu. Nếu thận bị tổn thương nghiêm trọng, chúng không thể sản xuất đủ số lượng erythropoietin, điều đó dẫn đến giảm số lượng tế bào hồng cầu và kết quả cuối cùng là thiếu máu.
Từ năm 1989 erythropoietin tái tổ hợp đã được sản xuất nhằm hỗ trợ điều trị thiếu máu ở những bệnh nhân suy thận mạn.
Loãng xương ở bệnh thận mạn do giảm sản xuất Vitamin D hoạt động và khả năng duy trì Photphat của thận
Bệnh thận mạn kéo dài cũng gây loãng xương, một tình trạng trong đó một phần của xương bị hấp thụ trở lại và do nó trở nên yếu đi. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này là do: Viatmin D được chuyển hóa bởi một quá trình gồm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên ở gan và sau đó ở thận, nó được chuyển thành dạng 1,25dihydroxycholecalciferol trước khi tham gia thúc đẩy quá trình hấp thụ calci từ ruột. Do đó, tổn thương thận nghiêm trọng làm giảm nồng độ Vitamin D hoạt động trong máu, do đó làm giảm hấp thu calci từ ruột và giảm calci trong xương.
Một nguyên nhân quan trọng của khử khoáng của xương trong bệnh thận mạn là do sự tăng nồng độ phosphate trong huyết thanh do GFR giảm. Sự tăng photphat trong huyết thanh làm tăng gắn phosphate với canxi trong huyết tương, do đó làm giảm nồng độ ion calci trong huyết tương, qua đó kích thích bài tiết hormone tuyến cận giáp. Cường cận giáp thứ này phát kích thích sự giải phóng canxi từ xương, gây khử khoáng xương hơn nữa.
Tăng huyết áp và bệnh thận
Tăng huyết áp làm trầm trọng thêm tổn thương ở cầu thận và mạch máu thận và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
Các bất thường chức năng thận có thể dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, có mối liên quan giữa bệnh thận và tăng huyết áp, trong một vài trường hợp, có hình thành một vòng xoắn bệnh lý: tổn thương thận ban đầu dẫn đến tăng áp lực trong mạch máu, điều này lại làm t áp, điều này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi hình thành bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
Không phải tất cả các bệnh thận đều dẫn tới tăng huyết áp do tổn thương một số phần xác định của thận dẫn tới hội chứng tăng ure huyết không tăng huyết áp. Tuy nhiên, một số tổn thương thận có nguy cơ cao gây tăng huyết áp. Phân loại bệnh thận có hay không kèm theo tăng huyết áp sẽ được đề cập đến trong các phần tiếp theo.
Các tổn thương thận làm giảm khả năng bài tiết Natri và nước, góp phần làm tăng huyết áp.
Các tổn thương thận làm giảm khả năng bài tiết Natri và nước, hầu như luôn luôn dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, các tổn thương làm giảm GFR hoặc tăng tái hấp thu ở ống thận thường dẫn tới tăng huyết áp với nhiều mức độ khác nhau.
Một số bất thường thận cụ thể có thể dẫn tới tăng huyết áp được liệt kê dưới đây:
1. Tăng sức cản mạch thận, làm giảm lượng máu tới thận và giảm GFR. Một ví dụ là hẹp động mạch thận gây tăng huyết áp.
2. Giảm hệ số lọc ở mao mạch cầu thận, từ đó làm giảm GFR. Một ví dụ là trong bệnh viêm cầu thận mạn, dẫn tới hình thành phản ứng viêm và làm dày màng đáy mao mạch cầu thận, từ đó làm giảm hệ số lọc ở mao mạch cầu thận.
3. Tái hấp thu quá mức Natri ở ống thận. Một ví dụ là tăng huyết áp do bài tiết quá mức aldosterone, làm tăng tái hấp thu Natri, đặc biệt ở ống góp.
Một khi đã hình thành tăng huyết áp, sự bài tiết nước và Natri của thận trở về bình thường do áp lực cao trong động mạch sẽ làm tăng lợi tiểu và tăng Natri trong nước tiểu ngay lập tức nên lượng Natri và nước vào - ra của cơ thể sẽ trở lại cân bằng một lần nữa. Ngay cả khi sức cản mao mạch thận tăng nhiều hoặc giảm hệ số lọc của cầu thận, GFR vẫn có thể trở về mức gần như bình thường sau những lần tăng huyết áp. Tương tự như vậy, khi tái hấp thu ở ống thận tăng, xảy ra khi bài tiết quá mức aldosterone, tốc độ bài tiết nước tiểu ban đầu giảm nhưng sau đó trở về bình thường sau những lần tăng huyết áp. Do đó, sau mỗi lần tăng huyết áp tiến triển, có thể sẽ không có những dấu hiệu của việc suy giảm chức năng bài tiết Natri và nước so với lúc tăng huyết áp trước. Sự bài tiết Natri và nước bình thường khi huyết áp đang cao có nghĩa là nước và Natri trong nước tiểu đã được điều chỉnh lại ngay bởi lần tăng huyết áp tiến triển.
Tăng huyết áp do tổn thương thận không đồng đều và tăng bài tiết Renin
Nếu một phần của thận bị thiếu máu cục bộ và phần còn lại không bị thiếu máu, xảy ra khi một động mạch thận bị co thắt, mô thận bị thiếu máu sẽ tiết ra một lượng lớn renin. Sự bài tiết này sẽ làm tăng hình thành angiotensin II, từ đó có thể dẫn đến tăng huyết áp. Chuỗi các phản ứng tiếp theo của cơ thể để dẫn đến tăng huyết áp, đó là (1) nhu mô thận bị thiếu máu sẽ bài tiết lượng nước và muối ít hơn bình thường; (2) renin được bài tiết bởi mô thận thiếu máu, tiếp theo sau đó là tăng hình thành angiotensin II, từ đó tác động lên mô thận không thiếu máu dẫn đến tăng giữ muối và nước; và (3) theo bình thường, tăng giữ muối nước quá mức dẫn đến tăng huyết áp.
Một loại tăng huyết áp tương tự là do việc thiếu máu không đồng đều ở các phần của thận, đây là kết quả của xơ cứng mạch thận hoặc tổn thương mạch ở những vị trí đặc biệt của thận. Khi điều này xảy ra, các nephron thiếu máu sẽ bài tiết ít muối và nước nhưng bài tiết lượng renin nhiều hơn, dẫn đến tăng hình thành angiotensin II. Angiotensin II tăng cao sẽ làm suy giảm chức năng của các phần xung quanh, cụ thể là làm suy giảm chức năng của các nephron bình thường trong việc bài tiết nước và Natri. Kết quả cuối cùng là hình thành tăng huyết áp, từ đó khôi phục lại toàn bộ chức năng thận trong bài tiết nước và Natri, cân bằng lượng muối và nước vào-ra sẽ được duy trì, nhưng ở thời điểm huyết áp cao.
Các bệnh thận làm tổn thương toàn bộ nephron, dẫn đến bệnh thận mạn nhưng có thể không dẫn đến tăng huyết áp
Mất một lượng lớn các nephron, xảy ra khi mất một thận và một phần của thận còn lại, hầu hết thường dẫn đến bệnh thận mạn nếu lượng nhu mô thận bị mất đi đủ lớn. Nếu các nephrron còn lại bình thường và lượng muối cơ thể nhận vào không quá lớn, tình trạng này có thể không dẫn đến các triệu chứng lâm sàng của tăng huyết áp bởi sự tăng huyết áp từ từ sẽ dấn đến tăng GFR và giảm tái hấp thu Natri ở ống thận ở các nephron còn lại để thúc đẩy bài tiết đủ muối và nước ra nước tiểu, ngay cả với số lượng ít các nephron nguyên vẹn còn lại. Tuy nhiên, bệnh nhân với loại bất thường này có thể có cơn tăng huyết áp kịch phát nếu có xuất hiện các yếu tố stress, ví dụ ăn một lượng muối lớn. Trong trường hợp này, thận không thể đào thải hết lượng muối để duy trì huyết áp bình thường chỉ với một lượng nhỏ các nephron chức năng còn lại. Tăng huyết áp sẽ giúp phục hồi lượng bài tiết muối nước để phù hợp với lượng đưa vào nhằm đưa cơ thể trở về trạng thái ổn định.
Hiệu quả điều trị tăng huyết áp phụ thuộc vào việc tăng khả năng bài tiết muối và nước của thận, hoặc tăng GFR hoặc giảm tái hấp thu của ống thận, để cân bằng giữa lượng muối nước vào và bài tiết có thể duy trì được ở huyết áp thấp hơn.
Hiệu quả này có thể đạt được nhờ các thuốc ức chế tín hiệu thần kinh và các hormon giữ muối nước (ví dụ, thuốc ức chế βadrenergic, kháng recepter của angiotensin, hoặc thụ thể enzym chuyển angiotensin), hoặc các thuốc giãn mạch thận và tăng GFR (ví dụ, chẹn kênh canxi..) hoặc các thuốc lợi tiểu trực tiếp ức chế việc tái hấp thu muối và nước ở ống thận.
Các rối loạn cụ thể ở ống thận
Nếu bất kì gen cần thiết nào bị mất hay xảy ra bất thường, các ống thận có thể thiếu hụt một trong các protein vận chuyển hoặc một trong số các enzym cần cho việc vận chuyển các chất tan qua biểu mô tế bào ống thận. Trong các trường hợp khác, có quá nhiều enzym hoặc protein vận chuyển được sản xuất. Vì vậy, nhiều rối loạn ống thận di truyền xảy ra do bất thường quá trình vận chuyển các chất hoặc nhóm chất qua màng ống thận. Ngoài ra, tổn thương màng biểu mô ống thận do các chất độc hoặc thuốc có thể gây ra các rối loạn nghiêm trọng ở ống thận.
Glucose niệu - Suy giảm chức năng thận trong tái hấp thu Glucose
Trong trường hợp glucose niệu tăng, đường máu có thể bình thường, nhưng cơ chế tái hấp thu glucose của ống thận có thể bị giới hạn hoặc mất. Kết quả là, mặc dù lượng glucose trong máu bình thường, nhưng một lượng lớn glucose vẫn thoát qua nước tiểu hằng ngày. Do bệnh đái tháo đường cũng gây xuất hiện glucose trong nước tiểu, nhưng đây là một tình trạng lành tính, cần thiết phải loại bỏ các nguyên nhân trên trước khi chẩn đoán bệnh nhân bị đái tháo đường.
Aminoaciduria-Suy giảm chức năng thận trong tái hấp thu Amino Acid
Một số amino acids được tái hấp thu qua cùng hệ thống vận chuyển, trong khi các amino acid khác co hệ thống vận chuyển riêng. Hiếm khi, một tình trạng được gọi là generalized aminoaciduria là kết quả của việc tái hấp thu không đủ tất cả các amino acid; thường gặp hơn, sự thiếu hụt các kênh vận chuyển đặc hiệu có thể dẫn đến kết quả (1) cystine niệu, một lượng lớn cystine không được tái hấp thu và thường kết tinh trong nước tiểu để hình thành sỏi thận; (2) glycin niệu, không tái hấp thu glycin; hoặc (3) acid beta-amino isobutyric niệu, xảy ra ở khoảng 5% dân số nhưng không có biểu hiện trên lâm sàng.
Hạ photphat máu do thận-Suy giảm chức năng thận trong việc tái hấp thu photphat
Trong hạ photphat máu do thận, ống thận không có khả năng tái hấp thu đủ ion photphat, trong khi nồng độ photphat trong các dịch cơ thể giảm rất thấp. Tình trạng này thường không gây ra ngay những bất thường nghiêm trọng do nồng đồ photphat trong dịch ngoại bào có thể biến thiên trong một khoảng lớn mà không gây ra những rối loạn chức năng trong tế bào. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, lượng photphat thấp sẽ làm giảm calci trong xương, dẫn đến còi xương. Thể còi xương này không đáp ứng với điều trị vitamin D, khác với các thể còi xương khác thường đáp ứng nhanh với điều trị vitamin D.
Nhiễm toan ống thận-Suy giảm chức năng ống thận trong tiết ion H+
Trong nhiễm toan ống thận, các ống thận không có khả năng bài tiết đủ lượng ion H+.
Kết quả là, một lượng lớn Natri bicarbonat liên tục bị mất trong nước tiểu. Sự mất liên tục này gây ra tình trạng tiếp tục nhiễm toan chuyển hoá.
Đây là loại bất thường thận có thể sinh ra do bất thường di truyền, hoặc nó có thể xảy ra do kết quả của việc tổn thương rộng các ống thận.
Đái tháo nhạt-Suy giảm chức năng thận trong việc đáp ứng với Hormon chống bài niệu
Khi các ống thận không đáp ứng với hormon chống bài niệu có thể tạo ra một lượng lớn nước tiểu loãng đào thải ra bên ngoài. Nếu cơ thể được cung cấp nhiều nước, tình trạng này hiếm khi gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi lượng nước được cung cấp không đủ, cơ thể sẽ nhanh chóng bị mất nước.
Hội chứng Fanconi-Thiếu hụt trong quá trình tái hấp thu tất cả các chất ở ống thận
Hội chứng Fanconi thường gắn liền với việc tăng bài tiết qua nước tiểu tất cả các chất bào gồm: amino acid, glucose, và phosphat. Trong trường hợp nặng, có thể gặp một số biểu hiện khác như (1) suy giảm khả năng tái hấp thu Natri bicarbonat, kết quả gây nhiễm toan chuyển hóa; (2) tăng bài tiết kali và đôi khi cả canxi; và (3) đái tháo nhạt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng Fanconi, dẫn đến kết quả là sự mất khả năng của tất cả các tế bào ống thận trong việc vận chuyển các chất khác nhau. Một số các nguyên nhân bao gồm (1) các khiếm khuyết di truyền trong cơ chế vận chuyển tế bào, (2) các chất độc hoặc các loại thuốc gây tổn thương các tế bào biểu mô ống thận, và (3) tổn thương các tế bào ống thận do thiếu máu cục bộ. Các tế bào ống lượn gần đặc biệt bị ảnh hưởng trong hội chứng Fanconi do tổn thương ống thận bởi vì đây là các tế bào đóng vai trò chính trong việc tái hấp thu và bài tiết ra các loại thuốc và độc tố.
Hội chứng Bartter-Giảm tái hấp thu Natri, clo và Kali ở quai Henle
Hội chứng Bartter là một rối loạn hiếm gặp trên gen lặn-NST thường gây suy giảm chức năng của hệ thống đồng vận chuyển 1Natri-2Clo-1Kali hoặc do sự thiếu hụt các kênh Kali trên the luminal membrane hoặc kênh Clo trên basolateral membrane ở đoạn phình nhánh lên quai Henle. Những rối loạn này dẫn đến tăng bài tiết nước, Natri, Clo, Kali và Calci qua thận. Mất muối và nước qua thận dẫn đến giảm nhẹ khối lượng tuần hoàn, kết quả là kích hoạt hệ thống reninangiotensinaldosterone. Việc tăng aldosteron và tăng tốc độ dòng chảy qua ống lượn xa là do thiếu hụt sự tái hấp thu ở quai Henle, điều này sẽ kích thích tiết Kali và H+ ở ống góp, cuối cùng gây giảm Kali máu và nhiễm kiềm chuyển hóa.
Hội chứng Gitelman-Giảm tái hấp thu NaCl ở ống lượn xa
Hội chứng Gitelman là một rối loạn trên gen lặnNST thường trên kênh đồng vận chuyển Natri-Clo, nợi nhạy cảm thiazide ở ống lượn xa. Bệnh nhân có hội chứng Gitelmam có một số đặc điểm như bệnh nhân mắc hội chứng Bartter - mất muối và nước, giảm nhẹ thể tích tuần hoàn, và kích hoạt hệ thống reninangiotensinaldosterone - mặc dù những bất thường này thường ít nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân có hội chứng Gitelman.
Do các khuyết tật ở ống thận trong hội chứng Bartter và Gitelman là không thể sửa chữa, nên điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị thay thế việc mất NaCl và Kali. Một số nghiên cứu cho rằng việc ức chế tổng hợp prostaglandin với thuốc chống viêm non-steroid và thuốc kháng aldosteron, như spironolactone, có thể có tác dụng trong việc điều chỉnh hạ Kali máu.
Hội chứng Liddle-Tăng tái hấp thu Natri
Hội chứng Liddle là một rối loạn hiếm gặp nằm trên gen trộiNST thường do các đột biến khác nhau trên biểu mô kênh Natri(ENaC) - nơi nhạy cảm amiloride ở ống lượn xa và ống góp. Những đột biến này gây ra hoạt động quá mức của ENaC, dẫn đến tăng tái hấp thu Natri và nước, tăng huyết áp và nhiễm kiềm chuyển hóa, tương tự những biến đổi xảy ra khi tiết quá nhiều aldosterone (giai đoạn đầu trong chứng tăng aldosteron).
Tuy nhiên, ở bệnh nhân có hội chứng Liddle’s, việc giữ Natri sẽ làm giảm tiết renin và hệ thống angiotensin II, từ đó làm giảm bài tiết aldosterone ở tuyến thượng thận. May mắn, hội chứng Liddle có thể được điều trị với các thuốc lợi tiểu amiloride, chất ức chế hoạt động quá mức của ENaC.
Bài viết cùng chuyên mục
Hồng cầu: sản sinh biệt hóa và tổng hợp
Hầu hết hồng cầu được sản xuất tại các xương có màng như xương cột sống, xương ức, các xương sườn và các xương chậu. Thậm chí, các xương này cũng giảm sản xuất khi tuổi tăng lên.
Kích thích Receptor nhiệt và truyền tín hiệu nhiệt trong hệ thần kinh
Lượng đầu mút tận cùng lạnh và nóng trong bất kì vùng bề mặt nào của cơ thể là không đáng kể, rất khó để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ khi một vùng da nhỏ bị kích thích.
Huyết khối: tại tĩnh mạch đùi và động mạch phổi
Cục máu đông thường phát triển theo hướng dòng máu chảy chậm trong tĩnh mạch, đôi khi theo toàn bộ chiều dài tĩnh mạch chi dưới và thậm chí phát triển lên đến tĩnh mạch chậu chung và tĩnh mạch chủ dưới.
Lưu lượng máu qua thận và sự tiêu thụ ô xy
Trong mỗi gram trọng lượng cơ bản, thận bình thường tiêu thụ oxygen tốc độ gấp đôi so với não nhưng có gấp 7 lần dòng chảy của não.
Giai đoạn mạn của suy tim: sự giữ dịch và cung lượng tim được bù
Ảnh hưởng bất lợi của ứ quá nhiều dịch lên suy tim nặng. Ngược với ảnh hưởng tích cực của giữ dịch mức độ trung bình trong suy tim, quá nhiều dịch ứ đọng sẽ gây nên những hậu quả sinh lý nghiêm trọng.
Vận chuyển nước tiểu từ thận qua niệu quản vào bàng quang
Thành bàng quang có xu hướng nén niệu quản, do đó ngăn chặn dòng chảy ngược (trào ngược) nước tiểu từ bàng quang khi áp lực tích tụ trong bàng quang trong quá trình co bóp hoặc chèn ép bàng quang.
Hệ thống đệm photphat mang H + dư thừa vào nước tiểu và tạo ra HCO3− mới
Trong điều kiện bình thường, phần lớn các phosphate được tái hấp thu và chỉ khoảng 30-40 mEq/ngày dành cho đệm H+. Do đó, phần lớn các bộ đệm với H+ dư trong dịch toan ở ống thận xảy ra thông qua hệ đệm ammoniac.
Bệnh thận mạn: vòng xoắn bệnh lý dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối
Biện pháp hiệu quả nhất để làm chậm lại quá trình suy giảm chức năng thận này là giảm huyết áp động mạch và giảm áp lực ở cầu thận, đặc biệt bằng việc sử dụng các thuốc như ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.
Cơ chế myogenic tự điều chỉnh lưu lượng máu qua thận và mức lọc cầu thận
Mặc dù cơ chế myogenic hoạt động ở hầu hết các tiểu động mạch đi khắp cơ thể, tầm quan trọng của nó trong lưu lượng máu thận và mức lọc cầu thận tự điều đã được đề cập.
Miễn dịch và dị ứng: đề kháng của cơ thể trong nhiễm khuẩn
Miễn dịch bẩm sinh làm cho cơ thể con người đề kháng các bệnh như một số bệnh nhiễm virus bại liệt của động vật, bệnh tả heo, gia súc bệnh dịch, và bệnh distemper.
Nồng độ của các chất hòa tan trong các đoạn ống thận
Thay đổi nồng độ của các chất qua các đoạn khác nhau của ống thận thống qua tỉ số giữa nồng độ huyết tương và ở dịch lọc.
Mối liên quan giữa ổ viêm và toàn thân
Ngày nay, người ta biết dùng corticoid và các thuốc kháng viêm không steroid, để làm giảm bớt hiện tượng viêm khi cần thiết
Tái hấp thu ở ống thận: bao gồm các cơ chế thụ động và chủ động
Chất tan được vận chuyển qua tế bào bởi vận chuyển chủ động hoặc thụ động, hay giữa các tế bào bằng cách khuyếch tán. Nước được vận chuyển qua tế bào và giữa các tế bào ống thận bằng cách thẩm thấu.
Thuốc lợi tiểu: các loại và cơ chế tác dụng
Tác dụng lâm sàng chủ yếu của các thuốc lợi tiểu là làm giảm lượng dịch ngoại bào, đặc biệt trong những bệnh có kèm theo phù và tăng huyết áp.
Cường aldosterol nguyên phát và hội chứng Conn’s
Cường aldosterol nguyên phát là thỉnh thoảng có đợt liệt cơ do hạ kali huyết, tình trạng tê liệt là do tác dụng của thuốc làm nồng độ kali ngoại bào thấp trên hoạt động dẫn truyền sợi thần kinh.
Kiểm soát dịch ngoại bào: các cơ chế của thận
Sự thay đổi lượng natri clorua trong dịch ngoại bào tương ứng với sự thay đổi tương tự lượng nước ngoại bào, và do đó duy trì nồng độ thẩm thấu và nồng độ natri tương đối ổn định.
Tái hấp thu ở ống lượn gần: tái hấp thu chủ động và thụ động
Ống lượn gần có công suất tái hấp thu lớn là do tế bào của nó có cấu tạo đặc biệt. Tế bào biểu mô ống lượn gần có khả năng trao đổi chất cao và lượng lớn ty thể hỗ trợ cho quá trình vận chuyển tích cực mạnh.
Bài giảng rối loạn cân bằng nước điện giải
Sự tiết ADH vẫn xãy ra ngay cả khi đáng lẽ ra nó phải được ức chế. Sự tăng tiết ADH này có nguồn gốc thể tạng đưa đến sự bài tiết nước tự do qua thận bị thay đổi trong khi sự điều hòa cân bằng muối là bình thường.
Điều trị shock: thay thế thể tích tuần hoàn trị liệu
Máu toàn phần không phải lúc nào cũng có sẵn, chẳng hạn như trong điều kiện chiến trường. Huyết tương thường có thể thay thế đầy đủ cho máu toàn phần vì nó làm tăng thể tích máu và phục hồi huyết động bình thường.
Động lực học của mao mạch phổi: trao đổi dịch mao mạch và động lực học dịch kẽ phổi
Phù phổi xảy ra cùng cách phù nề xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể. Bất kì yếu tố làm tăng lọc dịch lỏng ra khỏi mao mạch phổi hoặc cản trở chức năng bạch huyết phổi và gây ra tăng áp lực lọc phổi kẽ từ âm sang dương.
Loạn thị: rối loạn độ hội tụ của mắt
Loạn thị là tình trạng độ hội tụ của mắt bị rối loạn gây nên sự khác nhau về khả năng hội tụ của mắt trên các mặt phẳng vuông góc với nhau.
Tái hấp thu clorua, urê và các chất hòa tan khác ở thận bằng cách khuếch tán thụ động
Creatinine là một phân tử lớn hơn ure và hầu như không thấm qua màng tế bào ống thận. Do đó, creatinin lọc ở cầu thận gần như không được tái hấp thu, và do đó tất cả creatinin lọc ở cầu thận đều bài tiết ra nước tiểu.
Suy tim: ứ dịch do thận gây phù ngoại vi
Giảm cung lượng tim thường làm giảm áp lực cầu thận do giảm huyết áp động mạch và co tiểu động mạch đến do cường giao cảm.
Cơ chế hệ số nhân ngược dòng: tạo ra áp suất thẩm thấu cao vùng tủy thận
Khi nồng độ chất tan cao trong tủy thận đạt được, nó được duy trì bởi tính cân bằng giữa sự vào và thoát ra của các chất tan và nước trong tủy thận.
Đại cương rối loạn cân bằng acid base
Hầu hết các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể luôn đòi hỏi một pH thích hơp, trong khi đó phần lớn các sản phẩm chuyển hóa của nó.