- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sản phụ khoa
- Bài giảng thiếu máu và thai nghén
Bài giảng thiếu máu và thai nghén
Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...)
Sự thay đổi huyết học lúc mang thai
Trong cơ thể của sản phụ mang thai, luôn có sự tăng thể tích huyết tương biểu hiện ngay ở ba tháng đầu của thai kỳ, thường tăng trong khoảng từ 30 - 50% lúc cuối thời kỳ thai nghén). Thường có sự tăng nhiều thể tích huyết tương hơn là huyết cầu (đặc biệt là hồng cầu) dẫn đến sự giảm hematocrit, chính vì vậy không thể dựa vào yếu tố hematocrit để chẩn đoán tình trạng thiếu máu.
Chuyển hóa sắt cũng biến đổi trong lúc có thai và nhu cầu của nó thường tăng lên:
Do tăng tạo hồng cầu.
Do nhu cầu của thai, thay đổi từ 200 - 300 mg và tăng gấp đôi trong trường hợp song thai.
Việc không hành kinh trong lúc có thai cũng làm hạn chế sự tiêu thụ sắt. Ngoài ra, hấp thụ sắt khi có thai tăng từ 30 - 90% và tình trạng cần huy động sắt dự trữ của mẹ đã cho phép giữ được cân bằng cung cầu trong giai đoạn cuối của thai kỳ nếu không có tình trạng thiếu sắt trước khi có thai hay tiêu thụ sắt bất thường do đa thai hay tình trạng chảy máu trong thai kỳ. Hiện tượng mất máu trong lúc sổ rau hay cho con bú trong thời kỳ hậu sản còn làm tăng nhu cầu sử dụng sắt và chính các lần mang thai quá gần nhau sẽ không cho phép tái tạo lại kho dự trữ sắt của sản phụ.
Một sự thay đổi khác trong thời kỳ mang thai là chuyển hóa acide folic. Acide folic là một đồng yếu tố cần cho việc tổng hợp AND. Nếu việc tổng hợp này bất thường sẽ có ảnh hưởng lên nguyên hồng cầu, nó sẽ sinh ra các hồng cầu to bất thường nhưng lại chứa một lượng hemoglobin bình thường. Acide folic rất cần cho mẹ và thai nhi. Nhu cầu acide folic thường tăng gấp đôi trong lúc mang thai. Nếu chế độ ăn uống đầy đủ sẽ cho phép thỏa mãn sự đòi hỏi cần tăng lên ngoại trừ trường hợp có rối loạn việc hấp thụ acide folic và thiếu acide folic thường phối hợp với việc thiếu sắt. Đây cũng chính là hai nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu trong thai kỳ.
Đặc biệt, nếu thiếu Vitamin B12 cũng gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Cho nên biểu hiện thiếu máu trong thai kỳ được biểu hiện tình trạng thiếu sắt, hiếm gặp hơn là thiếu Folat.
Người ta định nghĩa thiếu máu trong thai nghén khi tỷ lệ hemoglobin (Hb)<10g/100ml và được gọi là thiếu máu nặng nếu Hb < 8g/100ml máu.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Đẻ nhiều lần.
Cho con bú kéo dài.
Đa thai.
Chảy máu kéo dài trước lúc có thai (rong kinh...).
Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng.
Về góc độ dịch tể học thì các phụ nữ Bắc Phi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi nói trên.
Ngoài ra, một yếu tố thuận lợi khác là nhiễm khuẩn đường tiết niệu (đặc biệt là nhiễm khuẩn mãn tính đường tiết niệu cũng thường gây nên thiếu máu).
Lâm sàng
Da, niêm mạc nhợt nhạt.
Suy nhược cơ thể.
Nhịp tim nhanh, khó thở, ù tai, chóng mặt.
Có thể viêm lưỡi (3 tháng cuối thai kỳ)
Vàng da nhẹ: có thể do thiếu Folat
Cận lâm sàng
Xét nghiệm công thức máu: hồng cầu giảm.
Hemoglobin (Hb) giảm < 10g/100ml máu.
Xét nghiệm tủy đồ: hồng cầu nhỏ, hồng cầu to, hồng cầu bình thường tùy theo loại thiếu máu.
Xét nghiệm sắt huyết thanh, Acide folic, Folat đều giảm.
Tiên lượng
Thiếu máu trong thai nghén có thể dẫn đến:
Nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng thai nhi.
Tăng thể tích bánh rau.
Nếu chảy máu thêm trong thai kỳ, lúc chuyển dạ, sau đẻ... thì tình trạng sản phụ nặng hơn so với sản phụ bình thường.
Tình trạng thiếu Oxygen làm mẹ mệt, nhịp tim nhanh lên.
Trong giai đoạn hậu sản, thiếu máu thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản (viêm tắc tĩnh mạch)
Điều trị
Nếu tỷ lệ Hb > 8g/100ml cho sản phụ dùng (sắt) Fe với liều 200mg mỗi ngày là đủ, không cần chuyền máu cho sản phụ. Có thể dùng các loại như Tardyferon 80 mg, Tardyferon B9, Ferrous sulfate: dùng liên tục trong thời kỳ mang thai và cả trong 6 tháng đầu sau đẻ. Nếu bệnh nhân không dung nạp thuốc sắt qua đường tiêu hóa (trong 3 tháng đầu thai nghén nếu nôn nhiều), có thể dùng đường tiêm: Jectofer 100 mg: dùng hai ống tiêm bắp 2 ống mỗi ngày.
Nếu tỷ lệ Hb < 8g/100ml có thể truyền máu thêm cho sản phụ. Nên truyền máu trước tuần lễ thứ 36 hay trong điều trị dọa đẻ non, phối hợp điều trị thêm sắt tối thiểu một tháng để đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau.
Điều trị dự phòng ở tuyến dưới trong quản lý thai nghén bằng cách cho sản phụ dùng sắt suốt thai kỳ (đặc biệt nhóm sản phụ có nguy cơ thiếu máu). Cho sử dụng sắt dự phòng Ferrous sulfate 100mg mỗi ngày. Ngoài sắt cần sử dụng phối hợp acide folic, Folat (đối với mẹ có tiền sử con họ bị dị dạng ống thần kinh (tật nứt đốt sống) hay đã dùng các loại thuốc kháng acide folic, thậm chí điều trị dự phòng ba tháng trước khi thụ thai: cho Speciafuldine 5 mg một ngày hay Lederfolin 15 ngày uống một ống.
Phòng bệnh
Cần phát hiện nguy cơ thiếu máu trong thai nghén bằng cách cho xét nghiệm:
Công thức máu: ở tháng thứ tư của thai nghén và tùy kết quả để xử trí.
Xét nghiệm Hemoglobin để điều trị nếu Hb < 10g/100ml.
Nếu khám phát hiện có hạch, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, bệnh bạch cầu cấp, u lymyho bào, xuất huyết giảm tiểu cầu di truyền... cần mời thêm chuyên khoa huyết học truyền máu để cùng hội chẩn và điều trị.
Đối với các nước chậm tiến hay các nước đang phát triển như nước ta hiện nay vẫn còn xuất hiện tình trạng thiếu máu trong thai kỳ cho nên việc quản lý thai nghén cần làm tốt về chất lượng, từ đó có phương án đề phòng các nguy cơ xảy ra cho mẹ và con do tình trạng thiếu máu gây ra.
Bài viết cùng chuyên mục
Những thay đổi giải phẫu sinh lý của phụ nữ khi có thai
Sự tồn tại của thai nhi với những tuyến nội tiết hoạt động từ rất sớm bắt đầu từ tuần thứ 11; những tuyến này bao gồm tuyến yên, tuyến giáp trạng, thượng thận, tuỵ, và sinh dục.
Bài giảng lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là trường hợp khi có mặt tổ chức tuyến, đệm hay tổ chức giống nội mạc tử cung ở ngoài buồng tử cung. Hình ảnh lạc nội mạc tử cung rất đa dạng. Có thể ở trong phúc mạc hay ngoài phúc mạc.
Bài giảng các chỉ định mổ lấy thai
Nhóm nguyên nhân do thai: thai to (32,7%), suy thai (27,2%), ngôi mông (24,7%), ngôi khác (6,7%), song thai (4,7%), mở hết không lọt (4,0%). Trong ngôi mông, 75% số trường phải mổ lấy thai, 25% đẻ đường dưới.
Bài giảng viêm phần phụ
Viêm nhiễm đường sinh dục là một trong những bệnh phổ biến ở phụ nữ, nó có liên quan mật thiết với quan hệ tình dục, nhất là trong những trường hợp có nhiều bạn tình, ý thức vệ sinh tình dục kém.
Bài giảng u nang buồng trứng và thai nghén
Khi bị xoắn, triệu chứng như xoắn cuống nang của khối u buồng trứng ỏ ngoài thời kỳ thai nghén, gây nên hội chứng cấp cứu bụng ngoại khoa và phải xử trí cấp cứu.
Bài giảng ung thư vú
Ung thư vú là u tân sinh ác tính thường gặp ở phụ nữ tại các nước công nghiệp, tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm. Ở các nước đang phát triển, ung thư vú chiếm 30% ung thư phụ khoa, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.
Bài giảng nôn do thai nghén
Nguyên nhân gây nôn chưa rõ, nhưng người ta tin rằng nó có liên quan đến nồng độ hormon tăng cao trong 3 tháng đầu của thai nghén mà chủ yếu là nồng độ estrogen, progesteron và HCG.
Bài giảng u nang buồng trứng
Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.
Bài giảng chẩn đoán dị dạng trước sinh
Trong gia đình có người bị mắc bệnh di truyền, đặc biệt lưu ý các bệnh di truyền liên quan đến giới tính, bệnh lý chuyển hoá và một số tình trạng thiếu hụt miễn dịch di truyền.
Bài giảng nhiễm khuẩn đường sinh sản
Có thể gặp hình thái cấp và mãn tính, nhưng hình thái mạn tính hay gặp hơn cả, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nhiễm trùng da và niêm mạc sơ sinh
Nói chung hệ thống miễn dịch của trẻ đã hình thành từ tháng thứ hai bào thai, nhưng cho đến khi ra đời ngay đối vói trẻ đủ tháng thì hệ thống miễn dịch, các chức năng sinh học khác của trẻ vẫn còn chưa phát triển đầy đủ.
Bài giảng đẻ non
Tất cả những thuốc này chỉ có thể kéo dài thời gian mang thai trong một khoảng thời gian hạn chế từ 2 đến 7 ngày, đây là khoảng thời gian để sử dụng steroid.
Bài giảng biện pháp kế hoạch hóa gia đình
Không giao hợp khi người phụ nữ có chất nhầy trong âm đạo, đưa hai ngón tay vào âm đạo thấy có chất nhầy ở giữa hai ngón tay cho đến 4 ngày sau khi hết chất nhầy ẩm ướt.
Bài giảng loạn dưỡng âm hộ và ung thư trong biểu mô
Tỉ lệ carcinoma tại chỗ của âm hộ ngày một tăng lên và dần có khuynh hướng phát hiện trên những phụ nữ trẻ đặc biệt trong lứa tuôi sinh đẻ
Bài giảng vô khuẩn trong sản khoa
Diện rau bám sau khi bong rau là một cửa ngõ vô cùng rộng cho các mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào tuần hoàn của người mẹ gây nên hình thái nhiễm khuẩn.
Những nét cơ bản của môn sản phụ
Sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý.
Chăm sóc trẻ nhẹ cân non tháng
Một thế kỷ trước đây, ngay cả ở châu Âu, trẻ nhẹ cân và thiếu tháng cũng không có cơ hội để sống, cái chết của trẻ thấp cân và đẻ non luôn là nỗi đau vô hạn đối với người mẹ và gia đình.
Bài giảng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là chỉ những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt. Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh.
Bài giảng thăm dò trong phụ khoa
Trong dịch âm đạo có các tế bào biếu mô của âm đạo đã bong, có trực khuẩn Doderlein giúp cho sự chuyển glycogen thành acid lactic có tác dụng bảo vệ âm đạo.
Bài giảng song thai (thai đôi)
Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.
Bài giảng đa ối (nhiều nước ối)
Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Trong quí đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.
Bài giảng triệt sản nam nữ
Phương pháp tránh thai bằng phẫu thuật có thể áp dụng cho nữ giới hoặc cho nam giới. Cho đến nay nói chung triệt sản vẫn được coi là phương pháp tránh thai vinh viễn, không hồi phục.
Bài giảng ngôi thóp trước trong sản khoa
Ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán sờ thấy thóp trước, ngôi trán hơi cúi. Tiên lượng và cách xử trí gần giống ngôi trán.
Bài giảng Sarcoma tử cung
Sarcoma tử cung thì hiếm, chỉ chiếm 1-3% các trường hợp ung thư tử cung, tuy nhiên mức độ nguy hiêm và tái phát cao, thậm chí ngay cả khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, chỉ giới hạn ở tử cung, khiến nó trở thành một trong số những bệnh ác tính trầm trọng nhất trong phụ khoa.
Bài giảng sử dụng Vaccin trong khi có thai
Đối với vaccin virus sống, người ta khuyên không dùng khi có thai, nhưng cũng chưa bao giờ thấy các vaccin này gây ra dị dạng thai kể cả dùng khi mới có thai. Do vậy nếu tình cờ đã dùng các loại vaccin này thì cũng không có chỉ định phá thai.