Bài giảng tăng huyết áp trong thời kỳ có thai và tiền sản giật

2012-11-01 12:51 PM

Chẩn đoán tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng: Dựa vào các triệu chứng đã trình bày trên đây. Cần chẩn đoán phân biệt với: Cao huyết áp mạn tính và thai nghén.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa tăng huyết áp trong thời kỳ có thai

Là tăng huyết áp xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ và mất đi chậm nhất là 6 tuần sau đẻ, có thể kèm theo protein niệu hoặc phù hoặc cả hai. Bệnh được gọi là tiền sản giật hoặc sản giật (nếu như sản phụ lên cơn co giật và kết thúc bằng hôn mê).

Cách xác định tăng huyết áp trong thời kỳ có thai

Đối với những thai phụ không biết trước con số huyết áp của mình

Nếu huyết áp đo được lúc nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và đo 2 lần cách nhau 2 giờ mà con số huyết áp từ 140/90 trở lên, được gọi là tăng huyết áp.

Đối với những thai phụ biết trước con số huyết áp

Nếu huyết áp tâm thu tăng thêm 30 mmHg và huyết áp tâm trương tăng thêm 15 mmHg thì được coi là tăng huyết áp.

Tăng huyết áp trong thời kỳ có thai có đặc điểm:

Có thể tăng cả con số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Có thể chỉ tăng huyết áp tâm thu hoặc chỉ tăng huyết áp tâm trương.

Con số huyết áp trở lại bình thường chậm nhất là 6 tuần sau khi sản phụ sinh con.

Huyết áp có thể tăng và thay đổi theo nhịp sinh học.

Triệu chứng lâm sàng của tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp trong thời kỳ có thai có 3 triệu chứng chính là:

Tăng huyết áp (cách tính như trên).

Phù: Có đặc điểm phù mềm, ấn lõm, trắng. Cần phải cân trọng lượng thai phụ khi thấy tăng trên 500 g/1tuần hoặc 2250 g/tháng.

Protein niệu: Khi Protein niệu được xem là (+) khi lượng Protein trong nước tiểu ³ 0,3 g/ lit /24giờ hoặc Protein niệu  ³ 0,5 g/lit ở mẫu thử nước tiểu ngẫu nhiên. Lượng Protein niệu càng cao thì phù càng nhiều và bệnh càng nặng.

Các dấu hiệu khác:

Bệnh nhân có thể có kèm theo các dấu hiệu khác như:

Dấu hiệu thần kinh: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Đau vùng thượng vị: Trong trường hợp nặng, đó là do bao gan bị căng.

Thiếu máu.

Da xanh do thiếu máu.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Protêin niệu (đã trình bày phần trên).

Axit uric tăng cao trong thể nặng.

Urê và crêatinin huyết thanh có thể bình thường hoặc tăng cao trong thể nặng.

Các enzyme của gan có thể bình thường hoặc tăng cao trong thể nặng.

Số lượng tiểu cầu có thể bình thường hoặc tăng cao trong thể nặng.

Bilirubin huyết thanh bình thường, nhưng tăng cao trong thể nặng.

Doppler động mạch rốn thai nhi biến đổi, trong trường hợp nặng, tốc độ dòng tâm trương trong máu động mạch rốn bằng 0.

Siêu âm: Lượng nước ối thường ít, thai kém phát triển.

Theo dõi nhịp tim thai bằng Monitoring sản khoa:  nhịp tim thai có thể bình thường hoặc “nhịp phẳng” trong trường hợp bệnh nặng. Để đánh giá tình trạng thai nhi trong tử cung có thể kết hợp với  “Test đả kích” như vê núm vú hoặc truyền oxytocin... sẽ thấy nhịp tim thai biến đổi, biểu hiện của suy thai mạn tính và đáp ứng của thai nhi rất kém đối với các kích thích được tạo ra từ các phương tiện thăm dò.

Tất cả những dấu hiệu trên là triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật nhẹ  (nếu như kèm theo các dấu hiệu  của tăng huyết áp từ 160/110 mmHg trở lên ; Protêin niệu từ 3 g/l trở lên kết hợp với phù và các xét nghiệm hoá sinh tăng cao biểu hiện của suy gan, suy thận, suy tim...Đặc biệt là khi bộ 3 các triệu chứng cận lâm sàng xuất hiện đó là: Bilirubin huyết thanh tăng cao trên 1,2 mg/DL; các enzyme của gan (SGOT, SGPT) tăng cao trên 70 UI/l và số lượng tiểu cầu dưới 100.000 / mm3 máu tạo nên bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng HELL (Hemolisio Eluated liver Low Platelets). Một thể tiền sản giật rất nặng mà đa số các tác giả cho rằng phải đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.

Chẩn đoán tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng: Dựa vào các triệu chứng đã trình bày trên đây. Cần chẩn đoán phân biệt với: Cao huyết áp mạn tính và thai nghén; Viêm thận mạn tính và thai nghén; Phù do các bệnh về tim mạch.

Những biến chứng do tiền sản giật gây ra

Biến chứng gây cho mẹ

Sản giật.

Rau bong non.

Suy gan.

Suy thận.

Phù phổi.

Chảy máu.

Viêm thận mạn tính.

Biến chứng cho con

Chết lưu trong tử cung.

Thai kém phát triển.

Đẻ non.

Chết ngay sau đẻ.

Thái độ xử trí

Điều dưỡng

Nghỉ ngơi, ăn đủ Prôtêin, hạn chế muối, đề phòng cơn sản giật.

Thuốc

Hạ áp: Aldomet, Hydralefin, Trandat...

Lợi tiểu: Chỉ dùng khi lượng nước tiểu < 800 ml/24 giờ.

An thần: Seduxen.

Kháng sinh:

Magie Sunphat: 2 - 4 g/ngày. Nếu tiền sản giật nặng có thể tăng lên 12 g/ngày. Phải theo dõi biến chứng của Magie sunphat:  Phản xạ đầu gối, nhịp thở...giải độc bằng canxi gluconat tiêm tĩnh mạch.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng vô khuẩn trong sản khoa

Diện rau bám sau khi bong rau là một cửa ngõ vô cùng rộng cho các mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào tuần hoàn của người mẹ gây nên hình thái nhiễm khuẩn.

Bài giảng tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh

Các biến chứng của thai nghén và quá trình sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển.

Bài giảng rau tiền đạo

Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường hay gây vỡ ối sớm. Đa số được chẩn đoán hồi cứu sau khi sổ rau.

Bài giảng sinh lý kinh nguyệt

Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng của estrogen, sẽ không có các xoang nối tiếp động tĩnh mạch mà chỉ vỡ các tiểu động mạch xoắn ốc.

Nhiễm trùng da và niêm mạc sơ sinh

Nói chung hệ thống miễn dịch của trẻ đã hình thành từ tháng thứ hai bào thai, nhưng cho đến khi ra đời ngay đối vói trẻ đủ tháng thì hệ thống miễn dịch, các chức năng sinh học khác của trẻ vẫn còn chưa phát triển đầy đủ.

Bài giảng thiểu ối (ít nước ối)

Nguyên nhân dẫn tới thiểu ối bao gồm ối vỡ sớm, ối vỡ non, bất thường cấu trúc thai nhi, thai quá ngày sinh, thai kém phát triển trong tử cung... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thiểu ối  không xác định được nguyên nhân.

Bài giảng đa thai (nhiều thai)

Tỉ lệ sinh đôi một noãn tương đối hằng định trên toàn thế giới, không phụ thuộc vào chủng tộc, di truyền, tuổi và số lần đẻ. Ngược lại, tỉ lệ sinh đôi hai noãn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố.

Bài giảng u tuyến vú và thai nghén

Nang tuyến vú là một hình thái của loạn dưỡng nang tuyến vú, là do giãn các ống sữa tạo thành, kích thước của nang có thể từ vài milimet cho tới 1 - 2cm và nhiều nang.

Bài giảng hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ

Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu.

Bài giảng vô kinh (không hành kinh)

Theo định nghĩa, vô kinh là hiện tượng không hành kinh qua một thời gian quy định. Thời gian ấy là 18 tuổi đối với vô kinh nguyên phát, là 3 tháng nếu đã từng hành kinh đều, hoặc 6 tháng nếu đã từng hành kinh không đều trong tiền sử, đối với vô kinh thứ phát.

Bài giảng ngôi ngang trong sản khoa

Khái niệm ngôi ngang được đặt ra ở những tháng cuối của thai nghén hay khi chuyển dạ. Trong ngôi ngang các cực của thai không trình diện trước eo trên mà là các phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng.

Bài giảng thai chết lưu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân. Người ta cho rằng có từ 20 đến 50% số trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân.

Bài giảng u xơ tử cung và thai nghén

Xoắn cuống nhân xơ: cũng có thể gặp trong những trường hợp u xơ dưới phúc mạc. Triệu chứng xoắn cuống nhân xơ giống như xoắn cuống của u nang buồng trứng.

Bài giảng viêm sinh dục

Viêm sinh dục có lầm quan trong trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ.

Bài giảng loạn dưỡng âm hộ và ung thư trong biểu mô

Tỉ lệ carcinoma tại chỗ của âm hộ ngày một tăng lên và dần có khuynh hướng phát hiện trên những phụ nữ trẻ đặc biệt trong lứa tuôi sinh đẻ

Những điểm đặc biệt khi tư vấn cho phụ nữ về HIV

Nên khuyên người phụ nữ xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai. Nhấn mạnh ý nghĩa của khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu họ có thai và nhiễm HIV.

Bài giảng nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung). Có rất nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản: Tụ cầu, liên cầu, E. Coli, các vi khuẩn kị thí như Clostridium, Bacteroides.

Bài giảng sổ rau thường và hậu sản thường

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Bài giảng đẻ khó do khung chậu

Để đánh giá mức độ méo của khung chậu hẹp không đối xứng người ta phải dựa vào trám Michaelis. Trám Michaelis được giới hạn trên là gai đốt sống thắt lưng 5.

Bài giảng ngôi thóp trước trong sản khoa

Ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán sờ thấy thóp trước, ngôi trán hơi cúi. Tiên lượng và cách xử trí gần giống ngôi trán.

Bài giảng choáng (sốc) trong sản khoa

Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng ối gây rối loạn chuyến hoá của tế bào tổ chức gây choáng và khả năng sử dụng oxy tế bào giảm nặng do màng tế bào bị tổn thương.

Những nét cơ bản của môn sản phụ

Sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý.

Bài giảng đa ối (nhiều nước ối)

Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Trong quí đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.

Bài giảng gây mê gây tê cho mổ lấy thai

Thai nghén làm cơ thể mẹ có những thay đổi quan trọng nhằm thích nghi với điều kiện sinh lý mới. Những thay đổi này liên quan đến các hormon, sự tiến triển của tử cung có thai và tăng nhu cầu của chuyển hoá.

Sử dụng một số hormon trong sản phụ khoa

Trong trường hợp u xơ tử cung chưa muốn chỉ định mổ vì nhu cầu sinh sản, có thể dùng teslosteron propionat 25mg tiêm bắp thịt mỗi tuần. Kinh nguyệt có thể trở lại bình thường và khả năng sinh sản vẫn được duy trì