- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sản phụ khoa
- Bài giảng ngôi trán trong sản khoa
Bài giảng ngôi trán trong sản khoa
Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Ngôi trán là ngôi phần trán trình diện trước eo trên. Là ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi mặt, nghĩa là ngôi đầu cúi không tôt và ngửa không tôt.
Ngôi hiếm gặp. Tỷ lệ 1 /1000. Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt. Nếu ngôi trán đã cố định là một ngôi đẻ khó, không thê đẻ đường dưới được vì đường kính của ngôi là thượng châm căm 13,5cm không thê lọt qua đường kính chéo của eo trên nếu thai nhi đủ tháng. Đẻ được đường dưới chỉ là hãn hữu khi thai rất nhỏ.
Chẩn đoán phải sớm và chính xác để mổ lấy thai tránh biến chứng cho thai và mẹ.
Nguyên nhân: có những yếu tố thuận lợi gây ra ngôi trán trong khi chuyên dạ như con dạ đẻ nhiều lần, tử cung lệch so với trục của eo trên, khung chậu dẹt, thai to. Vì vậy ngôi trán gặp nhiều ở người con dạ hơn ở con so.
Cơ chế đẻ
Có hai tình huống xảy ra khác hẳn nhau:
Khi thai đủ tháng, cân nặng bình thường, chẩn đoán rõ ràng hay có dấu hiệu gợi ý ngôi trán thì phải mổ lấy thai vì thai nhi không thể lọt được.
Khi thai non tháng, thai nhỏ (thai đôi), có thể đẻ đường dưới được nên cần phải biết cơ chế đẻ của ngôi. Nhưng không bao giờ được quên rằng cuộc đẻ rất vất vả, cần phải cố gắng lớn và theo dõi sát sao.
Lọt: các đường kính lọt của ngôi có thể to hơn các đường kính của eo trên nên đàu thai nhi phải biến dạng nhiều, uốn khuôn, chồng khớp, xuất hiện bướu huyết thanh sớm, lọt không đối xứng, trán uốn dài trong hõm xương cùng còn chẩm kéo dài về phía lưng: hoặc là đầu cúi hơn dể cho bướu chẩm lọt trước và khối mặt lọt sau, hoặc là đầu ngửa thêm đế khối mặt lọt trước và bướu chẩm lọt sau. Đầu lọt theo đường kính ngang hay chéo. Lọt theo hình chữ "S".
Xuống và quay: nếu lọt được thì xuống và quay cũng rất chậm và khó, đầu ở vị trí mũi vệ. Mặt ở sau khớp vệ, xương hàm trên cố định bờ dưới khớp vệ, chẩm ở trong hố cùng chậu. Trục đầu hướng theo đường kính trước sau eo dưới, thai dễ mắc lại dưới khớp vệ.
Sổ: đầu thực hiện một loạt động tác gần giống sỗ chẩm cùng, đầu cúi rồi ngửa.
Mũi chậu phải trước, mũi chậu trái sau lọt theo đường kính chéo phải.
Mũi chậu phải ngang và mũi chậu trái ngang lọt theo đường kính ngang.
Đường kính trước sau eo trên không dùng vì nó quá bé so với đường kính lọt của ngôi.
Chẩn đoán phân biệt
Ngôi chỏm: không bao giờ sờ thấy thóp sau ở ngôi trán. Trong ngôi chỏm sd thấy thóp sau ở chính giữa cổ tử cung là ngôi chỏm cúi tốt, vừa sờ thấy thóp trước, vừa thấy thóp sau là ngôi chỏm cúi không tốt, nhưng không bao giờ sờ thấy xương trán.
Ngôi mặt: trong ngôi mặt sờ thấy đường khớp giữa hai xương trán, sống mủi với hai hố mắt, hai lỗ mũi, hàm trên, mồm, hàm dưới (hình móng ngựa), cằm là xác định được ngôi mặt, không sờ thấy khớp trước.
Tiên lượng
Tiên lượng cho mẹ và con phụ thuộc vào chẩn đoán sớm hay muộn. Nếu phát hiện sóm, phẫu thuật kịp thời, tiên lượng tốt cho cả mẹ và con. Nếu phát hiện muộn, xử trí không kịp thời, tiên lượng xấu, có thế gây vỡ tử cung đe doạn tính mạng cả mẹ và con. Nếu đẻ được đường dưới trong trường hợp thai nhỏ có thể bị rách âm đạo, tầng sinh môn, vỡ bàng quang, tổn thương trực tràng gây rò bàng quang âm đạo, rò trực tràng âm đạo. Vì vậy phải chủ động cắt nới tầng sinh môn rộng.
Thái độ xử trí
Khi ối chưa vỡ, ngôi cao lỏng, tốt nhất là chờ đợi và theo dõi, ngôi có thể tự chuyên thành ngôi chỏm hay ngôi mặt. Tuyệt đối không được làm cho đàu cúi tốt hơn vì dễ làm vỡ ối, sa dây rau.
Nếu ối đã vỡ phải chuyển mổ lấy thai ngay.
Chú ý tất cả trường hợp chẩn đoán xác định ngôi trán đã cố định đều chỉ định mỗ lấy thai tuyệt đối (trừ trường hợp thai quá nhỏ). Một điểm cần lưu ý là khi ngôi trán bị mắc kẹt trong tiểu khung, việc mổ lấy thai, lấy được đầu lên cũng không phải là dễ dàng. Vì vậy cần theo dõi chuyển dạ thật sát sao không để xảy ra biến chứng thai mắc kẹt trong tiểu khung, tử cung co cứng, tăng trương lực, bướu huyết thanh to nhiều khi lại nhầm là ngôi thai đã lọt dẫn đến vỡ tử cung, suy thai cấp và chết thai.
Nếu trong trường hợp thai chết, không có dấu hiệu doạ vỡ tử cung và vỡ tử cung, cố tử cung mở đủ để huỷ theo đường âm đạo bằng cách chọc óc, kẹp sọ lây thai ra. Neu có hiện tượng doạ vỡ tử cung dù thai chết cũng phải mo lấy thai, rồi tuỳ theo tổn thương ở tử cung quyết định bảo tồn hay cắt tử cung, chú ý kiêm tra các tạng trong bụng nhất là bàng quang có tổn thương hay không.
Bài viết cùng chuyên mục
Những thay đổi giải phẫu sinh lý của phụ nữ khi có thai
Sự tồn tại của thai nhi với những tuyến nội tiết hoạt động từ rất sớm bắt đầu từ tuần thứ 11; những tuyến này bao gồm tuyến yên, tuyến giáp trạng, thượng thận, tuỵ, và sinh dục.
Bài giảng rong kinh rong huyết
Rong kinh rong huyết tuổi trẻ (metropathia juvenilis). Thường quen gọi là rong kinh dậy thì vì thông thường hay gặp vào tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu kéo dài, máu nhiều và tươi, hay bị đi bị lại.
Bài giảng đẻ khó do khung chậu
Để đánh giá mức độ méo của khung chậu hẹp không đối xứng người ta phải dựa vào trám Michaelis. Trám Michaelis được giới hạn trên là gai đốt sống thắt lưng 5.
Bài giảng sức khỏe sinh sản vị thành niên
Tuổi vị thành niên là những người ở sau tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn chuyển tiếp nhưng là một giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống con người.
Bài giảng chăm sóc trẻ sơ sinh
Đội ngũ nhân viên tham gia chăm sóc- hồi sức trẻ sơ sinh phải có mặt ở phòng sinh trước khi thai sổ, kiểm tra lại các trang thiết bị, dụng cụ để tiếp nhận trẻ sơ sinh và có thể hồi sức ngay khi cần.
Bài giảng u xơ tử cung
Ở ngay khối u, niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng nhất là đối với polyp thò ra ngoài cổ tử cung bị nhiễm khuẩn hoặc hoại tử: đau bụng, sốt, bạch cầu tăng, toàn thân suy sụp.
Bài giảng rong kinh rong huyết tiền mãn kinh
Nhiều khi gọi tắt là rong kinh tiền mãn kinh. Thực ra, có thể ban đầu là rong kinh, về sau huyết ra kéo dài, chảy máu không còn theo cơ chế kinh nguyệt nữa mà do thương tổn (viêm) ở niêm mạc tử cung và là rong huyết.
Bài giảng u tuyến vú và thai nghén
Nang tuyến vú là một hình thái của loạn dưỡng nang tuyến vú, là do giãn các ống sữa tạo thành, kích thước của nang có thể từ vài milimet cho tới 1 - 2cm và nhiều nang.
Bài giảng hậu sản thường
Khi có thai, các cơ quan sinh dục và vú phát triển dần, sau khi đẻ sẽ trở lại tình trạng bình thường như khi không có thai. Thời gian trở về bình thường của cơ quan sinh dục về mặt giải phẫu và sinh lý gọi là thời kỳ hậu sản.
Bài giảng ung thư vú (Breast cancer)
Đặc biệt ung thư vú liên quan chặt chẽ với tiền sử gia đình: nguy cơ mắc bệnh ở những phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh cao hơn 9 lần so với thông thường.
Bài giảng ngôi mông trong sản khoa
Trong hai quý đầu của thai kỳ, đầu thai nhi to hơn mông nên đầu thai thường nằm phía đáy tử cung. Sang quý III, mông thai nhi phát triển nhanh và to hơn đầu.
Bài giảng đa thai (nhiều thai)
Tỉ lệ sinh đôi một noãn tương đối hằng định trên toàn thế giới, không phụ thuộc vào chủng tộc, di truyền, tuổi và số lần đẻ. Ngược lại, tỉ lệ sinh đôi hai noãn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố.
Bài giảng chửa trứng
Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp.
Tư vấn cho người nhiễm HIV
Nhiệm vụ chủ yếu của người tư vấn trong giai đoạn này là hỗ trợ cho người nhiễm HIV đương đầu và tiếp tục sống vối bệnh tật một cách có ích. Neu có thế.
Bài giảng chẩn đoán dị dạng trước sinh
Trong gia đình có người bị mắc bệnh di truyền, đặc biệt lưu ý các bệnh di truyền liên quan đến giới tính, bệnh lý chuyển hoá và một số tình trạng thiếu hụt miễn dịch di truyền.
Sử dụng progestin trong sản phụ khoa
Đế giúp phát triển và tăng hoạt động sinh lý của tử cung cũng như của niêm mạc tử cung, người ta hay dùng các progestin tự nhiên như progesteron, hoặc gần giống tự nhiên như 17-hydroxyprogesteron.
Chăm sóc trẻ nhẹ cân non tháng
Một thế kỷ trước đây, ngay cả ở châu Âu, trẻ nhẹ cân và thiếu tháng cũng không có cơ hội để sống, cái chết của trẻ thấp cân và đẻ non luôn là nỗi đau vô hạn đối với người mẹ và gia đình.
Bài giảng nhiễm khuẩn đường sinh sản
Có thể gặp hình thái cấp và mãn tính, nhưng hình thái mạn tính hay gặp hơn cả, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.
Bài giảng u xơ tử cung và thai nghén
Xoắn cuống nhân xơ: cũng có thể gặp trong những trường hợp u xơ dưới phúc mạc. Triệu chứng xoắn cuống nhân xơ giống như xoắn cuống của u nang buồng trứng.
Bài giảng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là chỉ những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt. Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh.
Bài giảng rau tiền đạo
Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường hay gây vỡ ối sớm. Đa số được chẩn đoán hồi cứu sau khi sổ rau.
Bài giảng chăm sóc và quản lý thai nghén
Tử vong mẹ phần lớn xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh (60%), đặc biệt là 24 giờ đầu sau khi sinh mà nguyên nhân chảy máu là chiếm hàng đầu.
Bài giảng loạn dưỡng âm hộ và ung thư trong biểu mô
Tỉ lệ carcinoma tại chỗ của âm hộ ngày một tăng lên và dần có khuynh hướng phát hiện trên những phụ nữ trẻ đặc biệt trong lứa tuôi sinh đẻ
Bài giảng dụng cụ tử cung (vòng tránh thai)
Dụng cụ tử cung còn gọi là vòng tránh thai được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta. dụng cụ tử cung làm bằng chất dẻo, có chứa muối barium, vì vậy cản quang với tia X.
Bài giảng các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ
Yếu tố tiên lượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp người thầy thuốc đánh giá dự đoán một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ.