- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sản phụ khoa
- Bài giảng ngôi thóp trước trong sản khoa
Bài giảng ngôi thóp trước trong sản khoa
Nhận định chung
Ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán sờ thấy thóp trước, ngôi trán hơi cúi. Tiên lượng và cách xử trí gần giống ngôi trán.
Lọt chỉ có thể xảy ra khi đầu cúi thêm để chuyển thành ngôi chỏm. Nếu không lọt, xuống, quay rất khó khăn đường kính ngang của ngôi là đường kính chấm - trán 12cm. Sự uốn khuôn, biến dạng đầu rất nhiều thành lập bướu huyết thanh sớm. số cũng theo hình "S" quay xung quanh trục tạo bởi bờ dưới khớp vệ và gốc mủi. Động tác cúi cho phép số trán và thóp trước, chấm và hạ chấm tỳ vào âm hộ sau đó ngửa dần ra để sổ mũi, mồm và cằm.
Triệu chứng
Khám bụng không có gì đặc biệt như ngôi trán, có biểu hiện đầu cúi không tốt. Thăm âm đạo là chính, tìm mốc của ngôi ở trung tâm lỗ cố tử cung (dấu hiệu chữ thập). Gốc mũi có thế sờ thấy nhưng ngoại vi, không ở trung tâm như trong ngôi trán.
Vị trí thóp trước ở đâu so với tiểu khung tạo nên thế và kiểu thế: phải, trái, trước sau (kiểu thế trước hay gặp 80%).
Tiến triển của ngôi có thể là không thuận lợi khi đầu lọt không tốt mắc thai trong tiểu khung. Thuận lợi nếu đầu cúi thêm, nếu không phải mổ lấy thai khi có dấu hiệu tiến triển không tốt: ối vỡ, doạ vỡ tử cung.
Xử trí
Như ngôi trán. Tuỳ theo tiến triển của ngôi, nếu đầu cúi thêm trở thành ngôi chỏm, hay ngửa thêm thành ngôi mặt có thế đẻ đường dưới. Neu ối vỡ, kèm thêm yếu tố đẻ khó khác thì mổ lấy thai.
Bài xem nhiều nhất
Bài giảng thai chết lưu
Bài giảng sự thụ thai, làm tổ và phát triển của trứng
Bài giảng chửa trứng
Bài giảng song thai (thai đôi)
Bài giảng viêm âm đạo, cổ tử cung
Bài giảng đa ối (nhiều nước ối)
Bài giảng sự chuyển dạ
Bài giảng thiểu ối (ít nước ối)
Bài giảng rau tiền đạo
Bài giảng các chỉ định mổ lấy thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân. Người ta cho rằng có từ 20 đến 50% số trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân.
Giới tính của thai được quyết định ngay khi thụ tinh. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y thì sẽ phát triển thành thai trai. Ngược lại nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X
Thai chết lưu: Dễ nhầm trong trường hợp chửa trứng bán phần. Thai chết lưu thường tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai, vú căng có thể có tiết sữa, phản ứng sinh vật âm tính.
Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.
Khi âm đạo bị viêm nhiễm, chất dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm cho người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.
Bình thường lượng nước ối khoảng 300 đên 800ml, từ 800 đến 1500ml gọi là dư ối, Đa ối khi lượng nước ối vượt quá trên 2000ml
Cho tới nay người ta chưa biết rõ ràng và đầy đủ những nguyên nhân phát sinh những cơn co chuyển dạ. Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải trình, có một số giả thuyết được chấp nhận.
Các bất thường chính của hệ thần kinh, có thể có liên quan tới lượng nước ối bình thường, và sự tăng lượng nước ối
Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường hay gây vỡ ối sớm. Đa số được chẩn đoán hồi cứu sau khi sổ rau
Nhóm nguyên nhân do thai: thai to (32,7%), suy thai (27,2%), ngôi mông (24,7%), ngôi khác (6,7%), song thai (4,7%), mở hết không lọt (4,0%). Trong ngôi mông, 75% số trường phải mổ lấy thai, 25% đẻ đường dưới.