Bài giảng điều trị viêm vi cầu thận cấp

2013-08-01 11:06 AM

Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu trùng với triệu chứng sốt, đau họng khoảng 10 ngày. Sau khi hết nhiễm trùng toàn thân thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng của viêm vi cầu thận cấp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nguyên nhân

Viêm vi cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng tan huyết nhóm A

(Streptocoque B hemolytique) type A.

Viêm vi cầu thận cấp không phải do nhiễm liên cầu trùng

Do những vi trùng khác:

Sau viêm nội tâm mạc.

Sau nhiễm trùng huyết.

Sau viêm phúc mạc do phế cầu.

Sau bệnh lý thương hàn.

Sau bệnh lý da liễu (Giang mai thời kỳ II).

Nhiễm trùng huyết do nhiễm não mô cầu.

Do siêu vi:

Viêm gan siêu vi trùng.

Quai bị.

Thuỷ đậu.

Đậu mùa.

Echo virus.

Coxsackie Virus.

Do ký sinh trùng:

Ký sinh trùng sốt rét.

Toxoplasmose.

Các bệnh đa cơ quan:

Lupus ban đỏ rải rác.

Viêm đa động mạch.

Ban xuất huyết của Scholein Henoch.

Hội chứng Goodpaster.

Các bệnh tiên phát ở vi cầu thận:

Viêm vi cầu thận cấp với sang thương màng và tăng sinh.

Viêm vi cầu thận cấp với sang thương tăng sinh đơn thuần.

Các trường hợp khác:

Hội chứng Guillian -  BaBarré.

Do nguyên nhân chiếu xạ bướu Wilms.

Sau chích ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Bệnh huyết thanh.

Lâm sàng

Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu trùng với triệu chứng sốt, đau họng khoảng 10 ngày. Sau khi hết nhiễm trùng toàn thân thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng của viêm vi cầu thận cấp.

Bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém ngon, đau lưng, phù toàn thân xuất hiện với các triệu chứng sau:

Đau hố thận hoặc đau hố thắt lưng.

Phù thận: phù từ mi mắt đến cổ chân,sau đó lan ra toàn thân,phù mềm trắng ấn lõm, có thể có báng bụng hoặc tràn dịch màng phổi.

Các rối loạn về huyết động học:

Tăng huyết áp xuất hiện trong 50% trường hợp.

Đôi khi bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện giống suy tim: Tĩnh mạch cổ nổi, gan to đau, rales ẩm ở phổi.

Tăng huyết áp keöm theo rối loạn điện giải có thể kèm theo triệu chứng thần kinh:nhức đầu, ói mửa, kinh giật. Trong trường hợp này chọc dịch tuỷ sống, áp lực tăng chứng tỏ có phù não bộ.

Tiểu ít, tiểu máu (nước tiểu có màu giống như nước rửa thịt).

Nước tiểu < 300 - 500 ml/24h.

Tiểu máu đại thể rỏ rệt trong các ngày đầu, giảm dần sau đó chỉ thấy tiểu máu vi thể.

Cận lâm sàng

Nước tiểu:

Tiểu ít.

Tỉ trọng tăng 1015 ® 1020.

Protein niệu < 2- 4g/24h.

Nước tiểu có hồng cầu, trụ hồng cầu. Trụ hồng cầu chứng tỏ bệnh đang tiến triển.

Nồng độ Uré trong nước tiểu cao

Nồng độ Na+ trong nước tiểu thấp.

Máu:

Uré, creatinin tăng trong 50% các trường hợp.

Độ thanh lọc vi cầu thận giảm tạm thời.

Nồng độ kháng thể chống Streptolysine O tăng.

ASO > 125 UI.

Tăng cao nhất trong 3 tuần đầu, sau đó giảm dần sau 6 tháng.

VS tăng : 30-60 mm/h1.

Hct và Protid máu giảm do tăng thể tích huyết tương.

Điều trị

Nằm nghỉ tuyệt đối trong thời gian bệnh đang tiến triển nặng.

Hạn chế ăn đạm nếu Uré máu tăng

Ăn đạm:

0,5g/kg/ngày: người lớn.

1g/kg: Trẻ em.

Hạn chế muối

1g/24h: nếu thiểu niệu.

5g/24h: nếu bệnh nhân lợi niệu.

Thuốc lợi tiểu

Dùng nhóm Furosemide IV hoặc uống.

Lợi tiểu thẩm thấu + chống phù não: Manitol 0,5g/kg(Tiêm tĩnh mạch trong 5-10 phút), hay truyền tĩnh mạch :250ml loại 20%=100 giọt /phút.

Thuốc hạ huyết áp nếu huyết áp cao

Clonidin: 0,2-2mg/ ngày:

Đây là loại thuốc hạ áp kích thích a­­2 giao cảm không làm giảm độ lọc tại vi cầu thận.

Biệt dược:

Catapres viên 0,1- 0,2- 0,3mg.

Catapressan viên 0,15 mg.

Liều đầu tiên 0,1 mg tăng dần lên 0,2 - 2mg/24h, đến khi đạt được hiệu quả.

Prazosin: 3-7,5mg/ngày, viên 1mg- 5mg:

Là thuốc đối kháng a1 hệ giao cảm.

Biệt dược: Minipress* viên = 1-5mg.

Liều khởi đầu 1mg và tăng lên từ từ đến 3 - 7,5mg/24h.

Hoặc Alpha methyl dopa:

Aldomet* 0,25g/viên.

Liều 0,5-1,5g/ngày (2 - 6viên/ngày)

Kháng sinh

Nếu có bằng chứng về nhiễm liên cầu:

Dùng Penicilline G 2 triệu UI/ngày chia làm 2 lần IM test.

Penicilline V 500.000 UI x 4 lần/ngày.

Methicilline 4g/ngày IM.

Hoặc Erythromycine: uống 1-1,5g/ngày. (thời gian dùng thuốc 7-10 ngày)

Nếu có suy tim

Uống Digoxine 0,25mg/v.Uống 1 viên 1 lần.

Lọc thận nhân tạo nếu có thiểu niệu trầm trọng K+ trong máu tăng cao.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng bệnh khớp và điều trị

Điều trị tối ưu đối với bệnh nhân bệnh khớp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều kỹ năng và nhiều ngành: nhà thấp học, Phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu...nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, duy trì hoạt động khớp và hạn chế tàn tật.

Bài giảng viêm dạ dày

Thuật ngữ bệnh dạ dày dùng để chỉ tình trạng tổn thương biểu mô mà không có viêm, còn viêm dạ dày dùng để chỉ những tình trạng viêm có bằng chứng về mô bệnh học.

Bài giảng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Khi có du khuẩn huyết, vi trùng bám vào chỗ nội mạc bị tổn thương và sinh sản phát triển tạo nên sùi của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (gồm tiểu cầu, fibrin và vi trùng).

Bài giảng tràn dịch màng phổi

Màng phổi thành được cung cấp máu bởi động mạch toàn thân. Màng phổi tạng được cung cấp máu chủ yếu từ tuần hoàn phế quản và hệ thống mao mạch của màng phổi tạng được dẫn vào tĩnh mạch phổi.

Bài giảng theo dõi điều trị bằng ô xy

Đánh giá tình trạng oxy hóa chính xác là phân tích khí máu động mạch. Phân tích khí máu động mạch giúp đo lường trực tiếp PaO2 và cho biết giá trị của SaO2, CaO2, là phương pháp đo lường tĩnh và riêng biệt.

Bài giảng ngộ độc khoai mỳ

Triệu chứng ngộ độc a xit xyanhydric: a xit này ức chế hoạt động của các men hô hấp đặc biệt là men cytochrome oxydase làm cho các tổ chức không sử dụng được ô xy.

Bài giảng điều trị suy tim

Các triệu chứng của giảm cung lượng tim: mệt mõi, chịu đựng gắng sức kém, giảm tưới máu ngoại biên, suy tim nặng giảm tưới máu cơ quan sinh tồn; giảm tưới máu thận, giảm tưới máu não cuối cùng dẫn đến choáng.

Bài giảng bệnh học suy tim

Suy tim là tim không thể duy trì một cung lượng đầy đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hoá của cơ thể. Đây là một hội chứng, không phải một bệnh. Cần phân biệt hai thể suy tim.

Bài giảng choáng (sốc) nhiễm trùng

Là hội chứng suy tuần hoàn cấp do cung lượng tim giảm đưa tới thiếu oxy tổ chức và mô do tác dụng của vi trùng hoặc độc tố của chúng xảy ra sau một nhiễm trùng huyết do vi trùng gram (-) hoặc (+).

Bài giảng ngộ độc thuốc ngủ Barbiturate

Các Barbiturate tác dụng chậm được lọc qua cầu thận và tái hấp thu ở ống lượn gần. Nếu pH nước tiểu kiềm hơn Barbiturate sẽ làm giảm tái hấp thu Barbiturate

Bài giảng ô xy liệu pháp

Trong sự chuyển hóa bình thường của oxy, oxy tách ra tạo thành các gốc oxy tự do. Cơ thể sản sinh ra các enzyme và những chất chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do.

Bài giảng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)

Đợt cấp COPD là sự xấu đi đột ngột tình trạng ổn định của bệnh: tăng khó thở; tăng ho; và/hoặc tăng lượng đàm, khiến bệnh nhân phải thay đổi cách điều trị thường ngày.

Bài giảng ngộ độc một số loại thuốc an thần

Quá liều biểu hiện bởi vật vã hoặc mê sảng, có thể nhanh chóng tiến triển đến hôn mê. Đồng tử co, phản xạ gân xương sâu giảm. Có thể co giật và rối loạn thân nhiệt. hạ huyết áp do tác dụng ức chế a-Adrenergic mạnh.

Ngộ độc thuốc trừ sâu kháng men Cholinesterase

Các thuốc trừ sâu nhóm kháng men Cholinesterase vào máu gắn vào Cholinesterase làm cho Acetylcholin tăng lên ở nhánh tận cùng của các dây thần kinh gây độc.

Bài giảng suy hô hấp cấp

Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp cấp và mạn hoàn toàn khác nhau. suy hô hấp cấp có rối loạn khí máu và toan kiềm đe dọa tính mạng, còn suy hô hấp mạn biểu hiện không rõ và yên lặng.

Bài giảng triệu chứng của ngộ độc thức ăn

Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc: kẽm, đồng, chì, chất phóng xạ, thủy ngân, thuốc diệt côn trùng...Virus, vi khuẩn hay nấm mốc có trong thực phẩm: tụ cầu, trực khuẩn, adeno virus, rotavirus...Các chất độc có trong tự nhiên trong thực phẩm: nấm độc, ca nóc, mật cá trám, trứng cóc.

Bài giảng kiềm hô hấp (Respiratory Alkalosis)

Kiềm hô hấp vì toan huyết kéo dài và hệ thống điều chỉnh thần kinh trung ương quá chậm nên vẫn còn thở nhanh, sâu => Kiềm huyết hô hấp.

Bài giảng điều trị hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào viêm. Tình trạng viêm nói trên làm tăng phản ứng đường thở gây ra các cơn khò khè, ho, nặng ngực và khó thở lặp đi lặp lại thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Bài giảng tăng và giảm natri huyết (máu)

Tăng Na+ huyết với áp lực thẩm thấu do mất nước và mất muối, chủ yếu là mất nước thường gặp những bệnh hôn mê tăng thẩm thấu do tiểu đường.

Bài giảng rối loạn nhịp chậm

Điện tâm đồ 12 chuyển đạo: rất quan trọng trong việc phân loại nhịp chậm và giúp chẩn đoán nguyên nhân như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim.

Bài giảng ngộ độc nấm

Nấm ăn được là một loại món ăn đắt tiền vì có nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu như nhầm lẫn ăn phải nấm độc (thường ở vùng núi và vào mùa mưa) sẽ rất nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao do suy gan nặng.

Bài giảng điều trị nhồi máu cơ tim cấp với ST chênh lên

Ghi 12 chuyển đạo thông thường chỉ phát hiện 85 phần trăm nhồi máu cơ tim cấp, do đó cần ghi thêm V7, V8, V9 nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim sau thực, ghi thêm V3R, V4R.

Bài giảng điều trị rối loạn nhịp tim

Những loạn nhịp tim gây tụt huyết áp, đau ngực hoặc giảm suy tim thường là cấp cứu nội khoa và tốt nhất nên chuyển nhịp bằng điện.

Bài giảng rối loạn nước và điện giải (Fluid and electrolyte disorders)

Chức năng của cơ thể là giữ thăng bằng về thể dịch, duy trì nồng độ điện giải bình thường và pH ở khoảng thay đổi sinh lý, chức năng điểu hòa thận, phổi

Bài giảng tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi tự nhiên được chia thành nguyên phát và thứ phát. tràn khí màng phổinguyên phát xảy ra ở người trẻ, tràn khí màng phổithứ phát thường xảy ra ở người có bệnh ảnh hưởng đến phổi.