- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng bệnh học nội khoa
- Bài giảng chẩn đoán và điều trị hôn mê gan
Bài giảng chẩn đoán và điều trị hôn mê gan
Hôn mê gan là tình trạng rối loạn tâm thần kinh xảy ra trên bệnh nhân suy tế bào gan có hoặc không có phối hợp với thông nối cửa - chủ. Là một hôn mê biến dưỡng có sang thương cơ bản là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Hôn mê gan là tình trạng rối loạn tâm thần kinh xảy ra trên bệnh nhân suy tế bào gan có hoặc không có phối hợp với thông nối cửa - chủ.
Là một hôn mê biến dưỡng có sang thương cơ bản là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương.
Hôn mê gan cấp tính là hôn mê gan xảy ra trong vòng 8 tuần từ khi có triệu chứng bệnh gan, là một suy gan cấp trên nền bệnh gan cấp.
Hôn mê gan mãn tính gặp trong bệnh lý gan mãn (xơ gan) có những cơn bộc phát với những yếu tố khởi phát.
Là một biến chứng rất nặng của bệnh lý gan; là một cấp cứu nội khoa cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Giải phẫu bệnh
Hôn mê gan cấp
Phù não, tăng áp lực nội sọ.
Hôn mê gan mãn
Tăng sinh các Astrocytes (tế bào hình sao).
Teo não.
Sinh lý bệnh
Cơ chế bệnh sinh còn chưa được sáng tỏ.
Độc chất thần kinh
Gồm các chất NH3, Phenol, acid béo chuỗi ngắn, Mercaptan...tác dụng đa yếu tố nổi bật là NH3 gây hôn mê gan liên quan đến năng lượng tế bào hay dẫn truyền thần kinh.
Chất dẫn truyền thần kinh giao cảm giả
Bình thường các xung động thần kinh được các chất sinh học tác động lên các synape dẫn truyền đi. Các chất sinh học đó là Acetylcholin, catecholamin, Dopamin là các chất dẫn truyền thần kinh giao cảm thật.
Trong hôn mê gan có sự gia tăng các acid amin thơm trong máu như Pheninalanin, Tyrosin, Tryptophan, Methionin, Glutamate, Aspartate mà Phenylalanin và Tyrosin tăng sẽ dẫn đến:
Ức chế hoạt động men Tyrosin Hydroxylase.
Tăng tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh giao cảm giả:
b phenylethanolamin và Octopamin.
Hệ gaba benzodiazepine
Benzodiazepine có thể nội sinh (hiện diện trong mô não bệnh nhân hôn mê gan) hay ngoại sinh (do dùng các chất trong nhóm Benzodiazepine như là thuốc an thần).
GABA (Gamma Amino Butyric Acid): là chất ức chế thần kinh được thành lập trong ruột.
Benzodiazepine gắn vào thụ thể GABA làm mở kênh Clor, Clor đi vào trong tế bào thần kinh trung ương tạo điện thế hoạt động và hệ thần kinh trung ương bị ức chế như tác động của GABA.
Các yếu tố thúc đẩy
Chỉ xảy ra ở bệnh gan mãn, có thể xếp làm bốn nhóm sau:
Các nguyên nhân làm tăng NH3 máu
Xuất huyết tiêu hóa (do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn):
Máu vào ruột do tác động của vi khuẩn đường ruột tạo thành NH3 rồi đi vào máu, gan suy không chuyển được thành Urê.
Làm giảm máu đến thận => tăng BUN => tăng NH3.
Truyền máu, máu dự trữ có NH3 tăng theo thời gian:
01 ngày => 170 mg%; 04 ngày => 330 mg%; 21 ngày => 900 mg%.
Ăn niều đạm cũng làm tăng NH3.
Táo bón: vi trùng đường ruột phân hủy urê thành NH3 đưa vào máu. Làm tăng sản xuất Mercaptan, Indol, Scatol.
Suy thận: làm tăng BUN => tăng NH3.máu.
Rối loạn điện giải và chuyển hóa
Hạ Kali máu.
Hạ Natri máu.
Kiềm máu.
Giảm Oxy máu.
Giảm thể tích máu.
Dùng các thuốc độc cho gan
An thần.
Hạ sốt.
Lợi tiểu...
Hỗn hợp
Nhiễm trùng.
Phẫu thuật.
Có thêm bệnh gan cấp.
Bệnh gan tiến triển.
Thông nối cửa - chủ.
Lâm sàng
Rối loạn tri giác:
Kém trí nhớ, khó tập trung tư tưởng.
Thay đổi hành vi, thái độ: sảng khoái, buồn bã, nói sảng, mất định hướng không gian, thời gian.
Hôn mê.
Dấu chứng thần kinh:
Không dấu thần kinh định vị.
Run vẫy (là dấu hiệu sớm).
Phản xạ gân xương tăng.
Co giật.
Có thể có dấu Babinski hai bên.
Dấu chứng đặc biệt:
Hơi thở mùi gan.
Tăng thông khí phổi ( nhanh- sâu).
Cận lâm sàng
Đo lượng Glutamin trong dịch não tủy ( không làm được).
NH3 trong máu động mạch (bình thường 75- 150 mg%):
NH3 tăng trong 90% trường hợp.
NH3 tăng không song song với độ nặng của bệnh.
Có hiện tượng đến muộn: khi NH3 tăng lên trong vòng 1- 3 ngày sau bệnh nhân mới hôn mê và sau khi NH3 trở về bình thường trong vòng 1- 3 ngày sau bệnh nhân mới tỉnh lại.
Điện não đồ:
Có giá trị trong chẩn đoán độ hôn mê, biểu hiện:
Sóng chậm không ổn định.
Sóng chậm xen kẽ sóng Theta.
Sóng theta xen kẽ sóng Delta.
Sóng Delta.
Sóng chậm có biên độ thấp.
Các cận lâm sàng cần làm thêm:
Đường huyết.
Urê, ion đồ, dự trữ kiềm.
Lâm sàng
Rối loạn tri giác.
Các dấu chứng thần kinh.
Các dấu chứng đặc biệt.
Các triệu chứng suy tế bào gan.
Cận lâm sàng
Đo nồng độ NH3 máu.
Các xét nghiệm chức năng gan.
Điện não ký.
Chẩn đoán phân biệt
Chủ yếu phân biệt với các trường hợp rối loạn tri giác như:
Hôn mê do hạ đường huyết.
Hôn mê do tăng đường huyết.
Hôn mê khác do biến dưỡng: Hội chứng urê huyết cao.
Chẩn đoán mức độ
Độ I:
Sảng khoái, ức chế.
Lời nói lộn xộn không rõ ràng.
Rối loạn giấc ngủ.
Có thể có dấu run vẫy.
EEG bình thường.
Độ II:
Lừ đừ, lẫn lộn vừa phải.
Dấu run vẫy.
EEG bất thường.
Độ III:
Ngủ gà, ngủ gật.
Lời nói rời rạc không mạch lạc.
Dấu run vẫy.
EEG bất thường.
Độ IV:
Hôn mê, lúc đầu còn đáp ứng với kích thích về sau thì không.
Không còn dấu run vẫy.
EEG bất thường.
Diễn biến và tiên lượng
Là biến chứng nặng của bệnh lý gan, tỷ lệ tử vong cao, tiên lượng xấu.
Tử vong trên 50%.
Tiên lượng chủ yếu dựa vào suy tế bào gan: suy tế bào gan càng nặng tỷ lệ tử vong càng cao.
Để có một đánh giá tiên lượng phù hợp còn dựa vào:
Bệnh gan cấp hay mãn tính.
Bệnh gan cấp tính có thốc đặc trị hay không.
Bệnh gan mãn tính có yếu tố thúc đẩy hay không.
Điều trị
Chủ yếu nhằm vào hai mục tiêu.
Hạn chế hoặc điều trị các yếu tố thúc đẩy (bệnh gan mãn tính).
Làm giảm NH3 máu và các độc chất khác.
Điều trị hôn mê gan
Chế độ giảm đạm 0,5- 0,75g/kg/ngày (10- 20g/ngày)
Đạm thực vật dễ dung nạp hơn đạm động vật, khi cãi thiện tăng đạm 10g mỗi 3- 5 ngày, nếu có cãi thiện tăng tiếp đến khi dung hợp (hôn mê gan cấp cần tăng hơn người bình thường để gan hồi phục; hôn mê gan mãn 1g/kg/ngày).
Có thể truyền dung dịch acid amin có tỷ lệ phân nhánh cao để giữ NH3 làm giảm NH3 máu.
Truyền đường ưu trương
Tống xuất các chất cặn bả ra khỏi ruột
Lactulose biến NH3 thành NH4 không hấp thu vào máu và làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy.
Liều dùng: Lactulose 50% 15- 30 ml 3 lần/ngày sau đó giảm liều sao cho tiêu 2- 3 lần/ ngày
Hoặc thụt tháo rất có hiệu quả trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa.
Diệt vi trùng đường ruột
Neomycin 2- 4g/ngày chia 4 lần trong 7- 10 ngày.
Hoặc Flagyl 0,25g x 3 lần/ngày trong 7- 10 ngày.
Hoặc thụt giữ với kháng sinh hòa tan trong 200 ml nước có nồng độ 1- 2%.
Dung dịch aicd amin với tỷ lệ phân nhánh cao
Morihepamin, Aminoplasmalhepa ít hiệu quả.
Biện pháp mạnh tay
Thay máu.
Tuần hoàn chéo.
Cắt đại tràng.
Ghép gan
Hiệu quả chưa rõ ràng, còn đang được nghiên cứu.
Chống phù não (hôn mê gan cấp)
Manitol 20% 1g/kg truyền nhanh, lặp lại 4 - 6giờ.
Barbituric hoặc Thiopental.
Bài viết cùng chuyên mục
Mất bù cấp trong suy tim
Quá tải khối lượng dịch, (áp lực đổ đầy thất, cung lượng tim). Khi lâm sàng và huyết động ổn định > 24giờ thì ngưng thuốc đường tĩnh mạch và chuyển sang thuốc uống lâu dài.
Bài giảng viêm dạ dày
Thuật ngữ bệnh dạ dày dùng để chỉ tình trạng tổn thương biểu mô mà không có viêm, còn viêm dạ dày dùng để chỉ những tình trạng viêm có bằng chứng về mô bệnh học.
Bài giảng viêm phế quản mạn
Viêm phế quản mãn là bệnh đặc trưng bởi sự tạo lập đàm nhớt nhiều trong phế quản và biểu hiện ho khạc đàm tối thiểu 3 tháng liên tục trong một năm, kéo dài trong hai năm liên tiếp.
Bài giảng ngộ độc một số loại thuốc an thần
Quá liều biểu hiện bởi vật vã hoặc mê sảng, có thể nhanh chóng tiến triển đến hôn mê. Đồng tử co, phản xạ gân xương sâu giảm. Có thể co giật và rối loạn thân nhiệt. hạ huyết áp do tác dụng ức chế a-Adrenergic mạnh.
Bài giảng suy hô hấp cấp
Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp cấp và mạn hoàn toàn khác nhau. suy hô hấp cấp có rối loạn khí máu và toan kiềm đe dọa tính mạng, còn suy hô hấp mạn biểu hiện không rõ và yên lặng.
Bài giảng ngộ độc cá nóc
Sau khi ăn cá nóc triệu chứng xuất hiện sau 10 - 30 phút: tê miệng, lưỡi, hai môi, đau đầu, nôn, nói khó, tê ở ngón, bàn tay chân, yếu và mệt, tử vong do liệt cơ hô hấp hoặc suy tuần hoàn cấp.
Bài giảng hẹp van hai lá
Là than phiền chính, thường khởi phát bởi gắng sức, sốt, thiếu máu, rung nhĩ, hay mang thai, khó thở khi nằm, tiến triển nhiều dẫn đến khó thở kịch phát về đêm
Bài giảng ngộ độc thuốc an thần Meprobamat
Meprobamat biệt dược là Equanil, Procalmadiol, Andaxin…Thuốc ngấm nhanh, sau 2 giờ đã có nồng độ cao nhất trong máu, sau 48 giờ 70-90% chất độc được thải trừ qua thận. Vì vậy bệnh nhân thường tỉnh nhanh.
Bài giảng áp xe phổi và tràn mủ màng phổi
Áp xe phổi là tình trạng hoại tử nhu mô phổi và tạo hang chứa mô hoại tử và dịch do nhiễm trùng. Sự thành lập nhiều ổ áp xe nhỏ (< 2cm) thường được gọi là viêm phổi hoại tử (necrotizing pneumonia hay lung gangrene).
Bài giảng kiềm hô hấp (Respiratory Alkalosis)
Kiềm hô hấp vì toan huyết kéo dài và hệ thống điều chỉnh thần kinh trung ương quá chậm nên vẫn còn thở nhanh, sâu => Kiềm huyết hô hấp.
Bài giảng tăng và giảm natri huyết (máu)
Tăng Na+ huyết với áp lực thẩm thấu do mất nước và mất muối, chủ yếu là mất nước thường gặp những bệnh hôn mê tăng thẩm thấu do tiểu đường.
Bài giảng điều trị viêm vi cầu thận cấp
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu trùng với triệu chứng sốt, đau họng khoảng 10 ngày. Sau khi hết nhiễm trùng toàn thân thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng của viêm vi cầu thận cấp.
Bài giảng tăng và hạ Kali huyết (máu)
Nếu trên ECG chứng tỏ có những biến đổi của tăng Kali huyết, loạn nhịp tim đe dọa tính mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi điều trị
Bài giảng điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh có thể được bổ sung bằng điều trị thử với thuốc ức chế bơm proton liều gấp đôi trong 2 tuần, Phương pháp này có độ nhạy
Bài giảng điều trị rối loạn nhịp tim
Những loạn nhịp tim gây tụt huyết áp, đau ngực hoặc giảm suy tim thường là cấp cứu nội khoa và tốt nhất nên chuyển nhịp bằng điện.
Bài giảng điều trị ô xy cao áp
Những tác dụng sinh lý của việc điều trị oxy cao áp hoặc do tăng áp suất hoặc do tăng áp lực oxy ở mô và dịch thể. Mặc dù oxy được thêm vào máu rất ít một khi độ bão hòa là 97%
Bài giảng rối loạn nhịp chậm
Điện tâm đồ 12 chuyển đạo: rất quan trọng trong việc phân loại nhịp chậm và giúp chẩn đoán nguyên nhân như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim.
Bài giảng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Khi có du khuẩn huyết, vi trùng bám vào chỗ nội mạc bị tổn thương và sinh sản phát triển tạo nên sùi của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (gồm tiểu cầu, fibrin và vi trùng).
Bài giảng ngộ độc thuốc Chloroquine
Chloroquine tan trong môi trường acid ngay ở dạ dày, hấp thu nhanh hoàn toàn ở tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng do đó có thể gây ngưng tim đột ngột
Bài giảng chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng
Có hơn 50% bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá mà không có được sự giải thích rõ ràng cơ bản về những triệu chứng của họ và được xếp loại như là những rối loạn tiêu hoá thuộc về chức năng.
Bài giảng điều trị xơ gan và các biến chứng
Cổ trướng là sự tích lũy dịch thừa trong khoang phúc mạc do nhiều nguyên nhân, gồm có cổ trướng dịch thấm và dịch tiết
Bài giảng bệnh màng ngoài tim
Màng ngoài tim bao gồm lá thành và lá tạng: lá tạng là màng trong sát thượng mạc cơ tim; lá thành gồm màng trong và màng sợi. Bề dày của lá thành từ 0,8-2,5mm.
Bài giảng bệnh khớp và điều trị
Điều trị tối ưu đối với bệnh nhân bệnh khớp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều kỹ năng và nhiều ngành: nhà thấp học, Phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu...nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, duy trì hoạt động khớp và hạn chế tàn tật.
Bài giảng điều trị nhồi máu cơ tim cấp với ST chênh lên
Ghi 12 chuyển đạo thông thường chỉ phát hiện 85 phần trăm nhồi máu cơ tim cấp, do đó cần ghi thêm V7, V8, V9 nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim sau thực, ghi thêm V3R, V4R.
Bài giảng rối loạn nước và điện giải (Fluid and electrolyte disorders)
Chức năng của cơ thể là giữ thăng bằng về thể dịch, duy trì nồng độ điện giải bình thường và pH ở khoảng thay đổi sinh lý, chức năng điểu hòa thận, phổi