Bài giảng tăng và giảm natri huyết (máu)

2013-07-31 04:43 PM

Tăng Na+ huyết với áp lực thẩm thấu do mất nước và mất muối, chủ yếu là mất nước thường gặp những bệnh hôn mê tăng thẩm thấu do tiểu đường.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giảm Natri huyết (Hyponatremia)

< 135 mEq/l, nặng : < 120 mEq/l

Nguyên nhân

Mất muối:

Suy thượng thận (Addison).

Suy thận.

Đổ mồ hôi nhiều.

Dùng lợi tiểu.

Do pha loãng:

Điều trị bằng ADH hoặc kích thích tiết ADH.

Hội chứng bài tiết ADH không thích hợp do carcinoma ở phổi, do stress, do các bệnh lý ở não.

Suy tim ứ huyết, xơ gan, hội chứng thận hư.

Do dùng nhiều những chất có nồng độ thẩm thấu (Glucose ưu trương, mannitol… )

Giảm thể tích dịch ngoại bào:

Ói mửa, tiêu chảy.

Dùng lợi tiểu, lợi tiểu thẩm thấu.

Addison.

Lâm sàng

Mạch nhanh, huyết áp tụt, rối loạn tri giác, nôn ói, co giật, lú lẫn, hôn mê.

Điều chỉnh

Giảm Na+ huyết kèm giảm áp lực thẩm thấu:

Thường có triệu chứng lú lẫn, biếng ăn, nôn ói, hôn mê, co giật khi Na+ < 120 mEq/lít.

Giảm Na+ huyết với tăng thể tích dịch ngoại bào:

Với Na+ niệu < 20mmol/l do suy tim, xơ gan, hội chứng thận hư.

Hạn chế nước.

Dùng lợi tiểu: Furosemide.

Giảm Na+ huyết với thể tích dịch ngoại bào bình thường:

SIADH: Điều trị khẩn cấp nếu Na+ < 110 - 115 mEq/lít.

Hạn chế nước (500 - 1000ml).

Lợi tiểu : Furosemide.

Khi dùng hạn chế nước và thuốc lợi tiểu không hiệu quả thì dùng thêm DEMECLOCYCLINE 300 - 600 mg x 2 lần/ngày.

Ngộ độc nước:

Hạn chế nước.

Lợi tiểu: Furosemide.

Giảm Na+ huyết với giảm thể tích dịch ngoại bào:

Xảy ra do ói mửa, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu, lợi tiểu thẩm thấu, giai đoạn đa niệu trong suy thận cấp.

Điều chỉnh chỉ cần NaCl 0,9%.

Thực tế hạ Na+ máu thường đưa tới giảm áp lực thẩm thấu, vấn đề xử trí ta đưa 3 trường hợp:

Thể tích dịch ngoại bào giảm:

Điều chỉnh bằng NaCl 0,9%.

Thể tích dịch ngoại bào bình thường:

Thường do giảm tiết nước tự do do tiết ADH.

Tiết chế nước 1 lít/ ngày.

Furosemide 20 - 40 mg/ngày.

NaCl 3% 100 - 200 ml/ngày.

Thể tích dịch ngoại bào tăng:

Thường do ứ nước trong bệnh lý suy tim, suy thận.

Điều chỉnh bằng: hạn chế nước và Furosemide.

Lưu ý: Khi nâng Natri trong máu lên có thể làm dư nước ngoại bào.

Tăng Na+ huyết (Hypernatremia)

> 145 mEq/l, nặng > 160 mEq/l.

Nguyên nhân

Tăng Na+ huyết với áp lực thẩm thấu do mất nước và mất muối, chủ yếu là mất nước thường gặp những bệnh hôn mê tăng thẩm thấu do tiểu đường.

Gia tăng dịch ngoại bào ưu trương (do truyền SB ưu trương).

Giảm dịch ngoại bào mất nước nhược trương, bù không đúng hoặc dùng dung dịch ưu trương.

Rối loạn chức năng dưới đồi trong u não.

Giữ muối trong bệnh lý suy tim, suy thận, xơ gan.

Lâm sàng

Lú lẫn, co giật, mặt đỏ, sốt cao, khát nước, kích thích cơ bắp, nếu kèm theo mất dịch ngoại bào, mạch tăng, huyết áp tụt.

Thể tích bồi hoàn:

Lượng nước thiếu = lượng nước toàn phần mong muốn – lượng nước toàn phần hiện hữu.

Lượng nước toàn phần hiện hữu = 0,6 x P (kg).

Lượng nước toàn phần mong muốn = lượng nước toàn phần hiện hữu x Na+ hiện có / Na+ bình thường.

Điều chỉnh

Hạn chế muối.

Bồi hoàn lượng nước thiếu: không nhanh, dễ gây phù não, ½ bù trong 24h đầu, số còn lại bù trong những ngày sau.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị