Triệu chứng học thực quản

2011-10-24 10:44 PM

Thực quản là một ống dẫn thức ăn nối hầu với dạ dày, Nơi đổ vào dạ dày gọi là tâm vị, Thực quản dài khoảng 25 cm, chia làm 3 phần. Đoạn nối hầu và thực quản tạo bởi cơ vân, cơ nhẫn hầu, cơ này tạo cơ thắt trên (sphincter) của thực quản.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giải phẫu

Thực quản là một ống dẫn thức ăn nối hầu với dạ dày. Nơi đổ vào dạ dày gọi là tâm vị. Thực quản dài khoảng 25 cm, chia làm 3 phần:

Thực quản trên:

Đoạn nối hầu và thực quản tạo bởi cơ vân, cơ nhẫn hầu, cơ này tạo cơ thắt trên (sphincter) của thực quản.

Thực quản giữa:

Phần trên của đoạn này chỉ có cơ vân nhưng sau đó là các sợi cơ trơn ngày càng nhiều, cho đến giữa thực quản thì chỉ còn cơ trơn mà thôi.Sự chuyển tiếp từ cơ vân sang cơ trơn trong lớp cơ vòng cao hơn lớp cơ dọc.

Thực quản dưới:

Thực quản dưới chui qua một khe của cơ hoành đổ vào dạ dày, ở đoạn này tạo thành một cơ thắt giả chỉ thể hiện qua áp lực mà không có về mặt giải phẫu.

Thần kinh chi phối thực quản:

Là các sợi phó giao cảm của thần kinh phế vị và một vài sợi giao cảm. Thần kinh nội tại là đám rối Auerbach ở trong lớp cơ và đám rối Meissner ở lớp hạ niêm mạc.

Mạch máu:

Thực quản không có máu động mạch tưới riêng. Máu là do từ các động mạch ở nơi khác đến như: động mạch giáp lưỡi, động mạch phế quản, động mạch chủ, động mạch liên sườn và hoành, động mạch vành vị.

Các tĩnh mạch đi ra cũng chạy về các tĩnh mạch giáp dưới, tĩnh mạch Azygos rồi đổ về tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch vành, tĩnh mạch cửa.  Như vậy tĩnh mạch thực quản là nơi gặp gỡ giữa hệ thống cửa và tĩnh mạch chủ trên. Khi tắc tĩnh mạch cửa sẽ làm giãn tĩnh mạch thực quản thành ngoằn nghoèo, dễ vỡ gây chảy máu thực quản.

Sinh lý thực quản

Chức năng thực quản là hoạt động co bóp. Hoạt động co bóp của thực quản chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố:

Yếu tố thần kinh:

Sợi thần kinh trung ương đến: Các sợi thần kinh phó giao cảm từ hành tủy (chiếm ưu thế) và các sợi thần kinh giao cảm từ tủy sống đến.

Đám rối thần kinh nội tạng Auerbach và Meissner.

Yếu tố thể dịch:

Axit làm tăng co bóp cơ thắt dưới (sphincter), kiềm có tác dụng ngược lại. Các chất: secretin, cholecystokinin, glucagon, chẹn anpha giao cảm kích thích bêta giao cảm…làm co thắt cơ thực quản. Các chất gastrin, pentagastrin, prostaglandin kích thích anpha giao cảm làm tăng co thắt.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng:

Đau: Dọc theo phía sau thực quản, tính chất rát bỏng tăng lên sau ăn, đau thường kèm theo ợ hơi hoặc thức ăn.

Nuốt khó và đau: Triệu chứng quan trọng nhất. Khó bắt đầu động tác nuốt, khi đã điều chỉnh được thì sự nuốt bình thường. Ví dụ: uống thuốc viên…

Nuốt đau thường đi đôi với nuốt khó.

Bệnh nhân có cảm giác như có cục thức ăn trong họng nhưng không có một khó khăn nào trong khi nuốt. Đó chỉ là rối loạn cảm giác.

Sợ nuốt: Thường gặp trong bệnh hysterie, uốn ván, liệt họng hầu.

Ợ: Là hiện tượng dịch và hơi trong thực quản trào lên miệng, do rối loạn co bóp của thực quản hoặc do thực quản hẹp, thức ăn không  tống xuống hết dạ dày mà đọng lại ở thực quản làm thực quản co lại nhưng không tống xuống phía   ưới được mà phải trào lên miệng.

Người ta phân biệt:

Ợ hơi không quan trọng.

Ợ nước và thức ăn, nếu không có vị chua chứng tỏ thức ăn từ thực quản lên.

Ợ cả hơi và thức ăn lên cùng một lúc.

Tăng bài tiết nước bọt:

Triệu chứng này kém quan trọng. Có thể tăng bài tiết nước bọt thực sự, hoặc nước bọt không nuốt vào được vì thực quản bị tắc nên trào ngược lên.

Triệu chứng thực thể:

Nghèo nàn, có chăng khi cho bệnh nhân uống nước, đặt ống nghe phía sau vùng liên bả, vùng cổ thì có thể nghe thấy tiếng lọc bọc của nước đi qua vùng hẹp của thực quản. Muốn biết chắc chắn cần thăm khám thực quản: X quang, nội soi…

Triệu chứng cận lâm sàng:

X quang: (hiện nay ít dùng vì nội soi thực quản thay thế); tuy vậy ngừơi ta vẫn dùng khi cần thiết. Sau khi làm đầy thực quản bằng nhũ   ịch Baryte, chụp thực quản ở nhiều tư thế (đứng, nằm, thẳng và chụp nghiêng, nếu cần phải chụp cả tư thế đầu thấp).

Chụp thực quản nhằm phát hiện:

Hẹp thực quản do bên ngoài đè vào hay u ở bên trong.

Ung thư thực quản: Hình hẹp và cứng.

To thực quản (do Achalasie), co thắt tâm vị.

Giãn tĩnh mạch thực quản.

Viêm thực quản.

Thoát vị (Hernie) cơ hoành.

Lỗ rò thực quản-khí quản.

Túi thừa…

Nội soi và sinh thiết:

Có 2 loại đèn soi (ống soi cứng và loại mềm).

Phát hiện dị vật trong thực quản, trong họng.

Kết hợp điều trị (nếu có giãn, vỡ tĩnh mạch thực quản).

Nội soi sinh thiết khẳng định mô bệnh là ung thư hay bình thường.

Chú ý:

Chống chỉ định soi thực quản khi bỏng do hoá chất.

Các tai biến: thủng, chảy máu (nhất là ống soi cứng).

Siêu âm và nội soi:

Chẩn đoán được ung thư thực quản và xác định có di căn chưa.

Qua nội soi siêu âm thực quản còn giúp chẩn đoán sớm ung thư phổi và các bệnh tim mạch.

Đo áp lực trong thực quản:

Dùng một ống thông đặc biệt đưa vào lòng thực quản. áp lực thực quản vùng thân thay đổi từ 5- 6,5 cm nước, nó thay đổi theo nhịp thở. Thở ra áp lực giảm, hít vào áp lực tăng. áp lực vùng cơ thắt   ưới là cao nhất.

Đo pH trong lòng thực quản:

Dùng một điện cực bằng thủy tinh, đầu ngoài nối với một galvanometre. Đây là phương pháp tốt nhất, quan trọng nhất để chẩn đoán trào ngược dịch mật.

Chụp nhấp nháy (scintigraphy) với 99m Technitium: để chẩn đoán trào ngược dạ dày, thực quản.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và hằng định, trong hộp sọ có tổ chức não, máu và dịch não tủy, các thành phần này có vai trò trong việc tạo nên áp lực nội sọ.

Biến đổi hình thái sóng tĩnh mạch cảnh: mất sóng y xuống

Bất cứ bệnh lý nào làm hạn chế hoặc ngăn cản sự đổ đầy tâm thất trong kì tâm trương đều gây mất sóng y - xuống. Trong chèn ép tim, áp lực từ dịch trương, gây cản trở đổ đầy thất trong kì tâm trương và do đó làm mất sóng y xuống.

Mất cảm giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Các phương thức hoặc hình thức của mất cảm giác và phân vùng giải phẫu là quan trọng khi xem xét các nguyên nhân của mất cảm giác. Mất cảm giác thể hiện qua việc ảnh hưởng tới các loại cảm giác và các phân vùng giải phẫu.

Rối loạn chuyển hóa lipid

Lipit là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể (ở người bình thường, lipit có thể chiếm tới 40% thể trọng). lipit còn tham gia vào cấu trúc tế bào (màng bào tương), đặc biệt là tổ chức thàn kinh và nội tiết.

Co đồng tử hai bên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Co nhỏ đồng tử 2 bên là triệu chứng của một số rối loạn thần kinh và nhiễm độc. Nguyên nhân phổ biến nhất của co đồng tử ở bệnh nhân có suy giảm ý thức, hoặc hôn mê, hoặc là ngộ độc opioid.

Mụn cơm có cuống (acrochordon): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giá trị khá hạn chế, vì triệu chứng này khá thường gặp trong dân cư nói chung. Người ta nhận ra triệu chứng này có tỉ lệ xuất hiện nhiều hơn ở bệnh nhân đái tháo đường, thừa cân cũng như to đầu chi.

Viêm teo lưỡi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mặc dù còn hạn chế, nhưng cũng có một vài bằng chứng cho rằng viêm teo lưỡi là một chỉ điểm cho tình trạng suy dinh dưỡng và giảm chức năng cơ.

Tiếng tim tách đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tiếng tim tách đôi thường là tiếng T2 (tiếng đóng của van phổi và van chủ). Các loại tách đôi khác nhau do các nguyên nhân sinh lý và bệnh học khác nhau.

Tiếng thở phế quản: tại sao và cơ chế hình thành

Bình thường, tiếng thở phế quản không nghe thấy ở trường phổi vì thành ngực làm yếu đi những âm có tần số cao. Nếu có đông đặc, những âm tần số cao này có thể truyền qua được rõ ràng.

Thăm dò chức năng hô hấp

Giữa phổi và tim có liên quan chặt chẽ tim phân phối O2 cho cơ thể và đưa CO2 lên phổi, nên những biến đổi của quá trình thông khí và trao đổi khi đều ảnh hưởng lên tim mạch.

Rối loạn tiểu tiện: đái buốt đái rắt bí đái

Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích, khối lượng nước tiểu rất ít cũng đủ gây phản xạ đó, Hậu quả là làm cho người bệnh phải đi đái luôn.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn và ký sinh vật hệ tiết niệu

Muốn tìm vi khuẩn hoặc ký sinh vật, phải lấy nước tiểu vô khuẩn, nghĩa là phải thông đái, để tránh các tạp khuẩn bên ngoài lẫn vào nước tiểu đó đem cấy vào môi trường thường như canh thang.

Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành

Ở những bệnh nhân bị bệnh trong lồng ngực và bao gồm cả đường hô hấp dưới, tắc nghẽn hay xẹp phổi, thở rên là cách để làm tăng lượng khí cặn chức năng.

Đau bụng cấp tính và mãn tính

Đau bụng là một trong những dấu hiệu chức năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá, nhiều khi chỉ dựa vào triệu chứng đau, người thầy thuốc có thể sơ bộ.

Rối loạn cân bằng acid bazơ

Để duy trì nồng độ H ở các khu vực nội và ngoại bào trong phạm vi phù hợp với điều kiện sống và hoạt động của tế bào, các axit này luôn luôn được trung hoà.

Mạch động mạch lên dội: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giống như mạch chậm, mạch lên dội của hẹp động mạch chủ có thể được cho là do tống máu tâm thất kéo dài và hiệu ứng Venturi trong động mạch chủ. Hẹp van động mạch chủ nghĩa là kéo dài thời gian tống máu ra khỏi thất trái.

Mất khứu giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mất khứu giác là một dấu hiệu quan trọng có liên quan đến thùy trán (ví dụ. u màng não) hoặc thoái háo thần kinh (ví dụ. bệnh Alzheimer), nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là rối lọan trong mũi.

Nhịp tim chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có quá nhiều nguyên nhân có khả năng gây chậm nhịp nên độ đặc hiệu của dấu hiệu cho một bệnh thì thấp. Nếu được thấy ở một bệnh nhân đáng lẽ có nhịp tim bình thường, thì thường có khả năng là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn rất nặng.

Huyết áp rộng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hiệu áp rộng là một triệu chứng rất có giá trị, phụ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng có thể bắt gặp. Hiệu áp là một yếu tố dự đoán tử vong và thương tật độc lập ở bệnh nhân có huyết áp bình thường và bệnh nhân cao huyết áp.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch

Chấm đỏ sậm, tròn, nhỏ trên bề mặt võng mạc mà nhỏ hơn đường kính tĩnh mạch thị chính. Chúng thường báo trước diễn tiến đến pha xuất tiết của bệnh võng mạc tăng huyết áp.

Triệu chứng học tụy tạng

Tụy nằm sâu trong ổ bụng, nằm trước các đốt sống thắt lưng 1, 2, Mặt trước của tụy sát với mặt sau của dạ dày, từ đoạn 2 của tá tràng đi chếch lên trên từ phải sang trái đến rốn lách.

Hội chứng lách to

Lách có cấu trúc đặc biệt, kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức lymphô, gọi là tủy trắng và tổ chức huyết quản, gọi là tủy đỏ, Như vậy lách là một cơ quan lymphô huyết quản.

Rung giật bó cơ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Rung giật bó cơ xảy ra bên cạnh các triệu chứng nơ ron vận động dưới là bằng chứng của rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên cho tới khi tìm ra nguyên nhân khác. Rung giật cơ lưỡi xảy ra ở khoảng một phần ba số bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ.

Phản xạ nắm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phản xạ nắm dương tính dự đoán tổn thương vùng thùy trán, nhân sâu hoặc chất trắng dưới vỏ, phản xạ nắm xuất hiện ở trẻ sơ sinh bình thường từ khoảng 25 tuần đến 6 tháng tuổi.

Liệt mặt (một bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Liệt mặt một bên được nhanh chóng đánh giá để loại trử tổn thương thần kinh vận động cao hoặc trung tâm, thường gặp nhất do nhồi máu hoặc xuất huyết não.