Giảm phản xạ và mất phản xạ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-10-29 06:05 PM

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Phản xạ căng cơ giảm hoặc biến mất mặc dù đã thực hiện các biện pháp tăng cường. Giảm phản xạ có ý nghĩa bệnh lý trong các tình huống lâm sàng sau:

Giảm phản xạ kèm triệu chứng của neuron vận dộng dưới. (Ví dụ: rung giật bó cơ, giảm trương lực cơ, yếu cơ).

Phản xạ không đối xứng.

NINDS đưa ra phương pháp đã được chuẩn hóa để phân độ phản xạ.

 

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Tỉ số khả dĩ dương

Tỉ số khả dĩ âm

Tăng phản xạ

69%

88%

5.8

0.4


Bảng. Giá trị lâm sàng của tăng phản xạ trong tổn thương bán cáu não hai bên

Nguyên nhân

Thường gặp

Biến thể bình thường.

Bệnh rễ thần kinh (Ví dụ: thoái hóa đốt sống, viêm xương khớp).

Bệnh thần kinh ngoại biên.

Ít gặp

Chấn thương tủy sống cấp.

Hội chứng Guillan-Barre.

Bại liệt.

Thần kinh ngoại biên

Phản xạ

Cơ, động tác

Cảm giác

Nguyên nhân

Thần kinh nách

Không

Cơ delta

Toàn bộ cơ delta

Trật khớp vai ra trước

Gãy cổ xương cánh tay

Thần kinh cơ bì

Phản xạ gân cơ nhị đầu

Cơ nhị đầu

Cơ cánh tay

Mặt bên cẳng tay

Hiếm gặp

Thần kinh quay

Phản xạ gân cơ tam đầu và cơ ngửa

Cơ tam đầu

Cơ duỗi cổ tay

Cơ cánh tay quay

Cơ ngửa

Mặt sau bên cẳng tay

Mặt lưng ngón cái và ngón trỏ

Liệt do đi nạng

Liệt đêm thứ bảy

Gãy xương cánh tay

Kẹt trong cơ ngửa

Thần kinh giữa

Phản xạ gập ngón tay

Cơ gấp dài các ngón 1,2,3

Cơ gấp cổ tay

Cơ sấp

Cơ dạng ngón cái ngắn

Mặt lòng các ngón 1,2,3 và một nửa ngoài ngón 4

Hội chứng ống cổ tay

Chấn thương trực tiếp

Thần kinh trụ

Không có

Các cơ bàn tay ngoại trừ cơ dạng ngón cái ngắn, hai cơ giun ngoài, cơ đối ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn.

Cơ gấp cổ tay trụ

Cơ gấp dài các ngón 4 và 5

Mặt lòng ngón 5 và nửa trong ngón 4

Chấn thương

Nằm giường lâu

Gãy mỏm khuỷu

Hạch khớp cổ tay

Thần kinh bịt

Phản xạ cơ khép

Cơ khép

Mặt trong đùi

Khối u vùng chậu

Thai kỳ

Thần kinh đùi

Phản xạ khớp gối

Duỗi gối

Mặt trước trong đùi và cẳng chân đến mắt cá trong

Thoát vị đùi

Thai kỳ

Khối máu tụ vùng chậu

Áp xe cơ thắt lưng

Thần kinh mác chung

Không có

Gặp lưng bàn chân và lật sấp

Mặt trước cẳng chân, mu chân và mặt lưng các ngón

Gãy cổ xương mác

Gãy xương chậu hay trật khớp háng

Thần kinh chày

Phản xạ gân gót

Gập lòng bàn chân và lật ngửa

Mặt sau cẳng chân và gan bàn chân

Hiếm gặp


Bảng. Triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ trong bệnh lý thần kinh ngoại biên

Rễ thần kinh

Phản xạ

Các cơ/Động tác

Cảm giác

Nguyên nhân

C5

Phản xạ gân cơ nhị đầu

Cơ Delta

Cơ trên gai

Cơ dưới gai

Cơ trám

Mặt trước ngoài cánh tay

• Viêm thần kinh cánh tay

• Thoái hóa đốt sống cổ

• Đứt thân trên đám rối cánh tay

C6

Cơ ngửa

Cơ cánh tay quay

Cơ cánh tay

Mặt ngoài cẳng tay, kể cả ngón cái

• Tổn thương đĩa gian đốt

• Thoái hóa đốt sống cổ

C7

Phản xạ gân cơ tam đầu

Cơ lưng rộng

Cơ ngực lớn

Cơ tam đầu

Các cơ duỗi cổ tay

Các cơ gấp cổ tay

Toàn bộ cơ tam đầu, chính giữa mặt sau cẳng tay và hai ngón 2, 3

• Tổn thương đĩa gian đốt

• Thoái hóa đốt sống cổ

C8

Phản xạ gập ngón tay

Cơ gấp các ngón

Cơ duỗi các ngón

Cơ duỗi cổ tay trụ

Mặt trong cẳng tay và hai ngón 4, 5

• Hiếm gặp trong các tổn thương đĩa gian đốt và thoái hóa đốt sống

T1

Không có

Các cơ bàn tay

Nách đến mỏm khuỷu

• Xương sườn cổ

• Hội chứng lối thoát ngực

• Khối u Pancoast

• Ung thư di căn

L2

Không có

Cơ gấp đùi

Chéo phần trên đùi

 

L3

Phản xạ cơ khép và phản xạ gân gối

Cơ khép

Cơ tứ đầu đùi

Chéo phần dưới đùi

• U sợi thần kinh

• U màng tủy

• Di căn

L4

Phản xạ gân gối

Các cơ ngửa bàn chân

Chéo qua đầu gối đến mắt cá trong

 

L5

Không có

Các cơ gập lưng bàn chân

Trước ngoài cẳng chân đến mu và gan bàn chân

• Thoát vị đĩa đệm

• Di căn

• U sợi thần kinh

S1

Phản xạ gân gót

Các cơ gập lòng và lật sấp bàn chân

Mắt cá ngoài đến ngón 5

• Thoát vị đĩa đệm

• Di căn

• U sợi thần kinh


Bảng. Triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ trong các bệnh lý rễ cổ và thắt lưng cùng

Khám phản xạ

Độ nhạy %

Độ chuyên %

Tỉ số khả dĩ dương

Tỉ số khả dĩ âm

Giảm phản xạ gân cơ nhị đầu hoặc gân cơ cánh tay quay phát hiện bệnh lý rễ C6

53

96

14.2

0.5

Giảm phản xạ gân cơ tam đầu phát hiện bệnh lý rễ C7

15–65

81–93

3.0

NS

Bất đối xứng phản xạ gân cơ tứ đầu đùi phát hiện bệnh lý rễ L3 hoặc L4

30–57

93–96

8.7

0.6

Bất đối xứng phản xạ gân gót phát hiện bệnh lý rễ S1

45–91

53–94

2.9

0.4


Bảng. Giá trị lâm sàng của triệu chứng phản xạ trong bệnh lý rễ cổ và thắt lưng cùng

Cơ chế

Bệnh thần kinh ngoại biên.

Bệnh rễ thần kinh.

Hội chứng Guillan-Barre.

Bệnh tế bào sừng trước.

Tổn thương neuron vận động trên cấp.

Biến thể bình thường.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh một dây thần kinh do chèn ép (Ví dụ: hội chứng ống cổ tay) dẫn tới tình trạng suy giảm các chức năng thần kinh từ phần xa cho đến vị trí dây thần kinh Các nguyên nhân thường gặp có hội chứng ống cổ tay, liệt thần kinh quay, liệt thần kinh mác chung. Bệnh dây thần kinh phụ thuộc chiều dài biểu hiện các triệu chứng cảm giác, vận động và phản xạ theo kiểu mang găng mang vớ kinh điển. Các triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ càng nặng khi càng nhiều sợi thần kinh gần trục bị tổn thương. Các nguyên nhân thường gặp gồm có đái tháo đường, rượu và thuốc.

Bệnh rễ thần kinh

Trong các bệnh lý rễ, giảm hoặc mất phản xạ thường xuất hiện cùng với các triệu chứng cảm giác âm tính trong cùng một khoanh cảm giác. Các phản xạ giảm nhiều do rối loạn chức năng đường hướng tâm của cung phản xạ. Ở người trẻ hơn 45 tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh lý của đĩa gian đốt. Ở những bệnh nhân già hơn, lại là thoái hóa đốt sống hoặc gai đốt gống.

Hội chứng Guillain-Barré

Hội chứng Guillain-Barré gây mất phản xạ theo vùng chi phối của rễ thần kinh, đặc trưng bởi các triệu chứng của neuron vận động dưới (giảm trương lực cơ, yếu cơ, mất phản xạ) tiến triển từ ngọn chi về phía gốc chi.

Bệnh lý tế bào sừng trước

Bệnh lý tế bào sừng trước gây giảm phản xạ do rối loạn chức năng đường ly tâm của cung phản xạ, đặc trưng bởi các triệu chứng của neuron vận động dưới (hao mòn, rung giật bó cơ, yếu cơ, giảm trương lực). Các nguyên nhân bao gồm các bệnh của neuron vận động (Ví dụ: xơ cột bên teo cơ), bại liệt và teo cơ tủy sống.

Tổn thương neuron vận động trên cấp tính

Tổn thương đoạn tủy cổ và ngực trên cấp tính có thể gây hội chứng choáng tủy với các triệu chứng mất phản xạ, liệt mềm, mất cảm giác hoàn toàn và rối loạn chức năng giao cảm dưới vị trí tổn thương. Trong 24 giờ đầu sau chấn thương, các tế bào thần kinh tủy sống ít bị kích thích hơn; có thể do sự mất sự kiểm soát trương lực cơ của neuron gamma làm giảm tính nhạy cảm của các thoi cơ và các xung thần kinh hướng tâm.

Biến thể bình thường

Giảm dẫn truyền phản xạ hoặc không có phản xạ đơn thuần, không liên quan đến bệnh lý thần kinh. Giảm hoặc mất phản xạ chỉ có ý nghĩa khi kèm theo các triệu chứng của neuron vận động dưới (Ví dụ: hao mòn, rung giật bó cơ, yếu cơ, giảm trương lực), trong trường hợp phản xạ không đối xứng hoặc có các dấu thần kinh khu trú.

Ý nghĩa

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường, và một tỷ lệ nhỏ dân số có tăng phản xạ nói chung.

Giá trị lâm sàng của khám phản xạ trong phát hiện bệnh lý rễ cổ và rễ thắt lưng cùng được trình bày trong bảng.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng Hemoglobin

Hemoglobin là một hệ thống đệm tham gia vào quá trình thăng bằng kiềm-toan của cơ thể, Khi tan máu, hemoglobin xuất hiện trong máu và được thải trong nước tiểu.

Bạch sản trong bệnh lý huyết học: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Các yếu tố nguy cơ của bạch sản bao gồm hút thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, nhiễm nấm candida, bệnh lí ung thư và tiền ung thư trước đó, virus HPV.

Âm thổi tâm trương: âm thổi Graham Steell

Tăng áp động mạch phổi (thường trên 55–60 mmHg) dẫn đến tăng áp lực trên các lá van và vòng van của động mạch phổi. Dãn vòng van làm cho các lá van không còn đóng kín với nhau.

Đồng tử Argyll Robertson và phân ly ánh sáng nhìn gần: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đồng tử Argyll Robertson cổ điển là dấu hiệu của giang mai kỳ ba. Giang mai kỳ ba đã từng là nguyên nhân thường gặp nhất của phân ly ánh sáng nhìn gần.

Hội chứng nội khoa Guillain Barre

Hội chứng Guillain - Barre nằm trong nhóm viêm đa rễ dây thần kinh, là một hội chứng với các biểu hiện: Tổn thương lan toả nơron thần kinh ngoại vi cả vận động và cảm giác.

Thăm khám chuyên khoa thần kinh

Tuỳ theo tầm quan trọng và tình hình của triệu chứng mà phải tiến hành thêm các loại khám nghiệm chuyên khoa khác.

Các phương pháp khám cận lâm sàng gan mật

Phương pháp lâm sàng bằng sờ, gõ chỉ cho ta nhận định được tình trạng của gan khi nó to, nhô ra khỏi bờ sườn, ngay cả trong trường hợp đấy, chúng ta cũng chỉ sờ.

Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tím ngoại biên gây ra bởi dòng máu chảy chậm và tăng tách lấy oxy ở các chi. Khi cơ thể người tiếp xúc với lạnh, co mạch ngoại biên xảy ra để duy trì sự ấm áp.

Tiếng thở phế quản: tại sao và cơ chế hình thành

Bình thường, tiếng thở phế quản không nghe thấy ở trường phổi vì thành ngực làm yếu đi những âm có tần số cao. Nếu có đông đặc, những âm tần số cao này có thể truyền qua được rõ ràng.

Mất thị trường: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mất thị trường được phát hiện tại giường bệnh nhờ phương pháp đối chiếu. Kiểm tra đồng thời hai người rất có ích về mặt lâm sàng khi nghi ngờ tổn thương thùy đỉnh.

Hội chứng rối loạn tiêu hoá

Hội chứng rối loạn tiêu hoá rất hay gặp ở các phòng khám đa khoa. Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân: nhiễm trùng, nhiễm độc, thay đổi thời tiết hoặc do ăn những thức ăn lạ.

Tiếng click giữa tâm thu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong sa van hai lá, các lá van, đặc biệt là lá trước, bật ngược vào trong tâm nhĩ ở kì tâm thu. Tiếng click giữa tâm thu xảy ra khi lá trước của van hai lá bật ngược vào trong tâm nhĩ, tạo ra sức căng trên các thừng gân.

Triệu chứng cơ năng trong bệnh tim

Người mắc bệnh tim thường tìm đến thầy thuốc vì một số triệu chứng do rối loạn chức năng của tim khi suy. Trong các rối loạn đó có những triệu chứng có giá trị chỉ điểm nhưng cũng có vài triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh tim.

Hội chứng xuất huyết

Xuất huyết là một hội chứng bệnh lý gặp ở nhiều chuyên khoa như Xuất huyết dưới da hay gặp ở nội khoa, truyền nhiễm, xuất huyết dạ dày gặp ở khoa tiêu hoá; rong kinh.

Thăm dò chức năng thận

Theo Ludwig, Cushny thì cầu thận là một màng lọc bán thẩm thấu, lọc các chất có trọng huyết tương, trừ protein và mỡ. Oáng thận sẽ tái hấp thu một số lớn nước để thành nước tiểu thực sự.

Ngón tay dùi trống: chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi (HPOA)

Ngón tay dùi trống và chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi được cho rằng có sinh bệnh học chung. Hiện nay, người ta thừa nhận rằng những tiểu cầu lớn hoặc megakaryocyte tăng cường đi vào tuần hoàn hệ thống ngoại vi hơn là bị phá hủy ở phổi.

Hạ huyết áp trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hạ huyết áp là một triệu chứng phổ biến trong suy thượng thận nguyên phát cấp tính – có tới 88% số bệnh nhân có hạ huyết áp. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây hạ áp, vì thế chỉ đơn độc một triệu chứng thì không có giá trị nhiều.

Khám phản xạ

Mỗi phản xạ tương ứng với ba khoanh tuỷ. Theo qui ước, ta chỉ dùng khoanh giữa để chỉ. Ví dụ phản xạ bánh chè tương ứng ở tuỷ lưng L3. Hình thức cơ bản của hoạt động thần kinh là hoạt động phản xạ.

Vàng da trước gan: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong vàng da trước gan, sự phá hủy hồng cầu làm tăng giải phóng hem, sau đó được vận chuyển tới gan để chuyển hóa. Số lượng hem quá tăng, làm cho gan quá tải và không có khả năng liên hợp và bài tiết tất cả bilirubin.

Phản xạ cằm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phản xạ cằm tăng là triệu chứng của tổn thương neuron vận động trên hai bên, phía trên cầu não. Mất chi phổi thần kinh trên nhân vận động thần kinh sinh ba làm tăng tính nhạy cảm của các neuron vận động alpha chi phối cho cơ nhai.

Chứng rậm lông: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dù có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa số các cơ chế gây ra chứng rậm lông đều là tăng quá mức androgen. Androgen làm tăng kích thước nang lông và đường kính sợi lông, và kéo dài pha tăng trưởng của sợi lông.

Rối loạn Glucose (đường) máu

Tế bào trong đảo Langerhans của tụy tạng tiết ra insulin là chất làm hạ glucoza máu là chủ yếu, Glucoza tiết ra từ tế bào trong đảo Langerhans cũng có tác dụng.

Dấu hiệu run vẫy (Flapping Tremor): tại sao và cơ chế hình thành

Cơ chế của dấu hiệu run vẫy trong những trường hợp trên vẫn chưa rõ. Chuỗi dẫn truyền cũng khá mơ hồ; tuy nhiên, một số cơ chế bệnh học cũng được đưa ra.

Đau bụng

Đau bụng là một dấu hiệu cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì.

Nốt Osler: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nốt Osler khác mảng Janeway ở chỗ nó có lớp lót tạo ra từ quá trình miễn dịch và tăng sinh mạch máu; tuy nhiên, một số nghiên cứu mô học lại đưa ra bằng chứng ủng hộ cho quá trình thuyên tắc.