Giảm thính lực: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-10-27 12:52 PM

Điếc tiếp nhận không đối xứng liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương. Trên lâm sàng, giảm thính lực có ý nghĩa (tức >30 dB) thường bị bỏ sót khoảng 50% trường hợp không làm đánh giá chính thức.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Thính lực được đánh giá tại giường bằng cách nói thầm (lưu ý đây là xét nghiệm sàng lọc ít giá trị), nghiệm pháp Weber và Rinne. Trên lâm sàng, giảm thính lực có ý nghĩa (tức >30 dB) thường bị bỏ sót khoảng 50% trường hợp không làm đánh giá chính thức (ví dụ: phép đo sức nghe).

Nguyên nhân

Hay gặp

Ráy tai bít chặt.

Điếc tuổi già (giảm thính lực do lão hóa).

Viêm tai giữa có dịch.

Thủng màng nhĩ.

Xơ cứng tai.

Thuốc (Ví dụ: gentamicin, furosemide, aspirin).

Ít gặp

Bệnh Ménière.

Viêm thần kinh tiền đình.

U thần kinh thính giác.

Viêm màng não.

Cholesteatoma.

Đường dẫn truyền thính giác trung tâm

Hình. Đường dẫn truyền thính giác trung tâm

DAS = dorsal acoustic stria (đường thính giác lưng); IAS = intermediate acoustic stria (đường thính giác trung tâm); VAS = ventral acoustic stria (đường thính giác bụng).

Hệ thống tiền đình và phần thính giác ngoại vi

Hình. Hệ thống tiền đình và phần thính giác ngoại vi

Cơ chế

Bao gồm:

Điếc dẫn truyền.

Điếc tiếp nhận.

Điếc trung ương (hiếm).

Điếc dẫn truyền

Trong điếc dẫn truyền, sóng âm không được dẫn truyền tới cơ quan thụ cảm của hệ thống thính giác. Điếc dẫn truyền có thể là hậu quả của rối loạn ở ống tai ngoài, màng nhĩ, các xương nhỏ hoặc tai giữa. Nguyên nhân hay gặp nhất là do ráy tai hay “chất sáp” bít chặt ống tai ngoài. Các nguyên nhân khác như viêm tai giữa có dịch, thủng màng nhĩ, xơ cứng tai và cholesteatoma.

Điếc tiếp nhận

Điếc tiếp nhận gây ra do rối loạn chức năng ốc tai, nhánh thính giác của thần kinh thính giác và/hoặc thần kinh tiền đình ốc tai. Tần số khác nhau của âm thanh được tách ra trong các phần khác nhau của cấu trúc xoắn ốc trong tai trong. Trong tổn thương ốc tai, mức nghe các tần số âm thanh khác nhau không đồng đều. Nguyên nhân bao gồm bệnh Ménière, u góc cầu - tiểu não (Ví dụ: u thần kinh thính giác), viêm thần kinh tiền đình và các thuốc độc với tai (Ví dụ: gentamicin, furosemide, aspirin).

Điếc trung ương (hiếm)

Do sự bắt chéo các sợi cảm giác trên chỗ đi vào thân não, tổn thương trung ương có khả năng nhất gây điếc một bên là chỗ đi vào của bó thần kinh tiền đình ốc tai ở chỗ nối hành - cầu não. Điếc tiếp nhận hai bên có thể là hậu quả của tổn thương ở vỏ thính giác sơ cấp trên các hồi ngang Heschl.

Ý nghĩa

Điếc tiếp nhận không đối xứng liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương (Ví dụ: khối u ở lỗ tai trong hoặc vùng cầu - tiểu não).

Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân giảm thính lực >15 dB ở hai tần số hoặc nhiều hơn, hoặc ≥15% không đối xứng trong thang điểm phân biệt lời nói, khoảng 10% bệnh nhân có khối u nhận thấy được trên MRI.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị