Bệnh võng mạc do đái tháo đường: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-11-24 01:26 PM

Triệu chứng bệnh lí võng mạc do đái tháo đường là triệu chứng rất quan trọng và cần theo dõi kĩ. Mức độ của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường lúc chẩn đoán càng nặng, thì nguy cơ tiến triển bệnh càng cao.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Bệnh lí võng mạc do đái tháo đường là 1 thuật ngữ chung để mô tả các bệnh về mắt do biến chứng của đái tháo đường. Một số thuật ngữ và nguyên nhân trùng lặp với bệnh lí võng mạc do tăng huyết áp và có chung con đường đích. Nói chung, bệnh lí võng mạc do đái tháo đường có thể chia thành các loại như bảng.

Bệnh lý võng mạc không tiến triển

Xuất tiết dạng bông

Tình trạng phù nề, xung huyết của võng mạc tạo ra các hình ảnh màu trắng, tròn hoặc loang lổ.

Nốt và vết xuất huyết

Chấm đỏ, lớn, ranh giới có thể tách biệt hoặc không rõ ràng.

Xuất tiết cứng

Lipids ứ đọng trong võng mạc tạo nên những mảng trắng hoặc vàng giống như sáp.

Vi phình mạch

Các đốm tròn đỏ riêng biệt.

Bệnh lý võng mạc tiến triển

Tân sinh mạch từ vùng gai thị hoặc từ các mạch máu có sẵn

Phù hoàng điểm

Sự dày lên và phù nề của hoàng điểm (có thể gặp ở bất kì giai đoạn nào của bệnh kể cả bệnh lí võng mạc tăng sinh hay không tăng sinh).

Bảng. Thay đổi trong bệnh lý võng mạc do đái tháo đường.

Nguyên nhân

Đái tháo đường.

Bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp cũng có thể gây ra 1 số biến đổ tương tự.

Cơ chế

Cơ chế đằng sau những thay đổi này rất phức tạp và hiện này vẫn chưa được biết rõ. Tăng đường huyết mãn tính được cho là yếu tố chính dẫn đến bệnh lí võng mạc do đái tháo đường, khởi đầu bằng 1 loạt các thay đổi mà cuối cùng dẫn đến 2 trạng thái bệnh lí chính:

Thay đổi tính thấm thành mạch – mạch máu bị vỡ hoặc chỉ “rò rỉ”.

Thiếu máu võng mạc liên quan đến tình trạng tân sinh mạch máu.

Những thay đổi này liên quan đến thị trường, gây phù hoàng điểm và bệnh lí võng mạc do tiểu đường tăng sinh.

Tuy nhiên, có nhiều bệnh lí khác nhau góp phần vào tiến triển của 2 trạng thái bệnh trên.

Yếu tố

Hậu quả

Tăng đường huyết mãn tính.

Đường huyết cao làm rối loạn quá trình tự điều hòa lưu lượng máu ở võng mạc – dẫn đến tăng lưu lượng máu, tăng áp lực các mạch máu võng mạc. Các chất vận mạch được tổng hợp, kết quả là tăng tính thấm mao mạch và gây phù hoàng điểm. Góp phần vào sản xuất sorbitol.

Sorbitol.

Sorbitol là 1 sản phẩm chuyển hóa của glucose. Dư thừa sorbitol làm thay đổi thẩm thấu làm tổn thương tế bào và thay đổi các cấu trúc protein khác – dẫn đến tăng tính thấm thành mạch.

Các sản phẩm cuối cùng của quá trình glucosyl hóa.

Dư thừa glucose gắn vào các acid amin và protein làm bất hoạt các enzym quan trọng và làm thay đổi protein của tế bào, hình thành các gốc oxy hóa và gây phản ứng viêm. Do đó là tổn thương mạch máu và thiếu máu. Ngoài ra, glucose còn gắn với collagen gây biến chứng vi mạch.

Yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch (VEGF).

VEGF tạo ra do sự thiếu oxy mô ở võng mạc và có thể gây vỡ hàng rào máu-võng mạc, dẫn đến phù hoàng điểm. VEGF cũng là yếu tố chính làm tân tạo mạch máu trong tổn thương võng mạc tăng sinh.

Phản ứng viêm.

Sự bám dính của bạch cầu vào thành các mao mạch làm cản trở dòng máu đến, càng làm nặng thêm tình trạng thiếu oxy mô. Có thể gây vỡ hàng rào máu-võng mạc và gây phù hoàng điểm.

Vi huyết khối.

Dẫn đến tắc nghẽn mao mạch võng mạc, thiếu máu và gây xuất tiết mao mạch. Hiện tượng xuất tiết kích thích nhiều yếu tố tăng trưởng trong đó có VEGF.

Yếu tố khác.

Sắc tố – Yếu tố có nguồn gốc từ biểu mô.

Yếu tố tăng trưởng và IGF-1.

Các gốc oxy hóa.

Bảng. Cơ chế và những yếu tố ảnh hưởng dẫn đến bệnh lí võng mạc do đái tháo đường.

Cơ chế của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường

Hình. Cơ chế của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường

Ý nghĩa

Triệu chứng bệnh lí võng mạc do đái tháo đường là triệu chứng rất quan trọng và cần theo dõi kĩ. Mức độ của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường lúc chẩn đoán càng nặng, thì nguy cơ tiến triển bệnh càng cao; điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của kiểm soát đường máu. Bệnh lí võng mạc tăng sinh và phù hoàng điểm có thể điều trị đạt kết quả ở hầu hết các ca trước khi bệnh nhân bị mù lòa, cho thấy việc phát hiện và kiểm soát triệu chứng bệnh là rất quan trọng trong bất kì trường hợp nào.

Hình ảnh vi phình mạch trong bệnh lí võng mạc tiểu đường không tăng sinh

Hình. Hình ảnh vi phình mạch trong bệnh lí võng mạc tiểu đường không tăng sinh. A Đốm xuất huyết nhỏ, vi phình mạch, xuất tiết cứng (lipid), loét giác mạc hình lá dương xỉ, bất thường vi mạch máu trên võng mạc và phù hoàng điểm. B Chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang đáy mắt ở hình A. Phình vi mạch là những chấm tăng huỳnh quang, nhưng nốt xuất huyết thì không tăng huỳnh quang. Vùng vô mạch ở hố thị giác chỉ mở rộng tối thiểu.

Bệnh lí võng mạc không tăng sinh với các vết xuất huyết, xuất huyết rải rác

Hình. Bệnh lí võng mạc không tăng sinh với các vết xuất huyết, xuất huyết rải rác (splinter haemorrhages) và xuất tiết dạng bông.

Bệnh võng mạc do đái tháo đường tăng sinh nặng

Hình. Bệnh võng mạc do đái tháo đường tăng sinh nặng với xuất tiết dạng bông, bất thường vi mạch võng mạc và chảy máu tĩnh mạch.

Những thay đổi liên quan đến bệnh lí võng mạc do đái tháo đường gặp ở:

Hầu hết bệnh nhân có đái tháo đường tuyp 1 trên 20 năm.

80% bệnh nhân có đái tháo đường tuyp 2 trên 20 năm.

Sau 10 năm, bệnh lí võng mạc tiến triển gặp ở 50% bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 10% bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá thị lực bệnh nhân để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh lí võng mạc. Những điểm tìm được là:

Phù hoàng điểm ít khi được phát hiện bởi 1 bác sĩ không phải chuyên khoa.

Sử dụng kính hiển vi soi đáy mắt thấy đồng tử bệnh nhân giãn với độ đặc hiệu 53-69% khi người làm là 1 bác sĩ không chuyên khoa, còn bác sĩ chuyên khoa lên tới 91–96% với PLR là 10.2.

Các nghiên cứu đề xuất rằng các triệu chứng của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường khó có thể phát hiện bởi 1 bác sĩ không phải là chuyên khoa mắt.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng cường thùy trước tuyến yên

Bệnh ít khi đứng một mình, thường phối hợp với bệnh to các viễn cực. Cũng có khi phối hợp với bệnh nhi tính. Cơ thể to, nhưng tinh thần và tình dục còn như trẻ con.

Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành

Ở những bệnh nhân bị bệnh trong lồng ngực và bao gồm cả đường hô hấp dưới, tắc nghẽn hay xẹp phổi, thở rên là cách để làm tăng lượng khí cặn chức năng.

Viêm ngón: tại sao và cơ chế hình thành

Có thể đây là do sự xâm nhập của các yếu tố miễn dịch và cytokines liên quan đến các bệnh lý cột sống, giả thuyết khác cho rằng viêm điểm bám gân là tổn thương chính trong các bệnh lý cột sống và viêm bao khớp là do cytokines xâm nhập vào bao gân.

Dấu nảy thất phải: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tăng gánh gây phì đại thất phải và làm cho thất phải nằm sát với thành ngực. Trong hở hai lá, nhĩ trái trở thành một vật đệm vùng đáy tim do tăng thể tích ở thì tâm thu đẩy tâm thất ra phía trước.

Rối loạn chuyển hóa Kali

Rối loạn tuần hoàn: hạ huyết áp tư thế đứng hoặc trạng thái tăng huyết áp không ổn định, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, nhịp xoắn đỉnh, rung thất.

Nhịp đập mỏm tim: bình thường và tăng gánh thể tích

Sờ vùng trước tim, mỏm tim đập lan tỏa (nghĩa là diện đập >3 cm2), một nhát biên độ lớn đập vào tay và biến mất nhanh chóng.

Hàm nhô trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hầu như hàm nhô không bao giờ xảy ra đơn độc, vì thế giá trị chẩn đoán của nó khá hạn chế. Ngược lại, nếu không có những triệu chứng khác của bệnh to đầu chi, bất thường bẩm sinh là nguyên nhân chủ yếu.

Dấu hiệu Pemberton: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Khi cánh tay nâng lên, lỗ ngực được đưa lên trên, dính chặt với bướu giáp. Dấu hiệu Pemberton không thường xảy ra ở những bệnh nhân có bướu giáp dưới xương ức.

Hội chứng rối loạn cảm giác

Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau.

Đồng tử Argyll Robertson và phân ly ánh sáng nhìn gần: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đồng tử Argyll Robertson cổ điển là dấu hiệu của giang mai kỳ ba. Giang mai kỳ ba đã từng là nguyên nhân thường gặp nhất của phân ly ánh sáng nhìn gần.

Dấu hiệu Lachman: tại sao và cơ chế hình thành

Nghiệm pháp Lachman thường được sử dụng với các thử nghiệm ngăn kéo trước để kiểm tra dây chằng chéo trước. Nó được cho là có độ nhạy cao hơn và thường được chấp nhận là một bài kiểm tra cấp cao của dây chằng.

Co kéo cơ hô hấp phụ: tại sao và cơ chế hình thành

Việc dùng cơ hô hấp phụ giúp tạo ra nhiều áp lực âm trong lồng ngực ở thì thở vào (kéo thêm nhiều khí vào phổi và có thể gây ra co kéo khí quản) và áp lực dương cao hơn ở thì thở ra (đẩy khí ra).

Tiếng Rales khi nghe phổi: tại sao và cơ chế hình thành

Nếu được nghe thấy khi hít thở bình thường, tiếng rale có nhiều khả năng là bệnh lý. Nhiều đặc điểm tiếng rale có liên quan với nhiều bệnh lý khác nhau.

Rối loạn huyết áp động mạch

Máu chảy trong mạch luôn luôn ma sát vào thành mạch, huyết áp động mạch, nhất là huyết áp tối thiểu chịu ảnh hưởng của sức cản thành mạch này rất nhiều.

Khát nhiều trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Khát nhiều trong bệnh nội tiết thường thứ phát sau đa niệu và là đáp ứng của mất nước (đái tháo đường, đái tháo nhạt, tăng calci máu).

Lồng ngực nở không đều: tại sao và cơ chế hình thành

Sự giãn nở đều 2 bên của lồng ngực phụ thuộc vào hệ thống cơ, sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh và sự đàn hồi của phổi. Vì thế, bất kì sự bất thường nào ở thần kinh, đều có thể gây nên lồng ngực nở ra không đều.

Âm thổi tâm trương: âm thổi Graham Steell

Tăng áp động mạch phổi (thường trên 55–60 mmHg) dẫn đến tăng áp lực trên các lá van và vòng van của động mạch phổi. Dãn vòng van làm cho các lá van không còn đóng kín với nhau.

Đau ngực: triệu chứng cơ năng hô hấp

Trong bệnh lý hô hấp, các triệu chứng chính là Đau ngực, ho, khó thở, khạc đờm và ho máu. Đây là những triệu chứng có ý nghĩa quan trọng giúp cho chẩn đoán bệnh.

Xuất huyết Splinter: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Các vệt xuất huyết được thấy trong 15% các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và, vì vậy, có độ nhạy thấp. Cũng như các triệu chứng được cho là kinh điển khác của viêm nội tâm mạc nhiếm khuẩn.

Biến dạng ngón tay hình cổ ngỗng: tại sao và cơ chế hình thành

Có một loạt sự thay đổi có thể dẫn đến biến dạng này, cơ sở là sự gián đoạn quá trình viêm dây chằng bao khớp, diện khớp bao hoạt dịch hoặc xâm lấn gân gấp.

Yếu gốc chi: tại sao và cơ chế hình thành

Các nguyên nhân gây nên yếu gốc chi có độ nhậy thấp. Trong khi các nghiên cứu về yếu gốc chi còn hạn chế. Tuy nhiên nếu dấu hiệu dương tính thì thường là bệnh lý cần thăm khám kĩ càng.

Đái ra mủ

Đái ra mủ nhiều, mắt thường có thể thấy nước tiểu đục, đái ra mủ nhẹ, nước tiểu vẫn trong, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy được. Là hiện tượng có mủ trong nước tiểu. Bình thường nước tiểu có rất ít hồng cầu (không quá 2000 bạch cầu/phút).

Khạc đờm: triệu chứng cơ năng hô hấp

Đặc điểm của đờm được khạc ra từ cây khí quản có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, song trước tiên phải xác định có phải bệnh nhân thực sự ho khạc đờm hay không

Khám phản xạ

Mỗi phản xạ tương ứng với ba khoanh tuỷ. Theo qui ước, ta chỉ dùng khoanh giữa để chỉ. Ví dụ phản xạ bánh chè tương ứng ở tuỷ lưng L3. Hình thức cơ bản của hoạt động thần kinh là hoạt động phản xạ.

Liệt vận nhãn liên nhân (INO): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân liệt vận nhãn liên nhân cả hai bên, xơ cứng rải rác chiếm 97%. Nguyên nhân thường gặp nhất gây liệt vận nhãn liên nhân một bên là thiếu máu hệ mạch đốt sống thân nền.