Chẩn đoán định khu hệ thần kinh

2011-10-13 10:48 AM

Từ các triệu chứng lâm sàng có thể xác định vị trí tổn thương của hệ thần kinh một cách chính xác, phép suy luận như vậy trong chuyên ngành thần kinh học được gọi là chẩn đoán định khu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mở đầu

Hệ thần kinh có cấu trúc giải phẫu rất phức tạp và phong phú, nhưng tính biệt hóa và phân địnhchức năng rất cao. Từ các triệu chứng lâm sàng có thể xác định vị trí tổn thương của hệ thần kinh một cách chính xác, phép suy luận như vậy trong chuyên ngành thần kinh học được gọi là chẩn đoán định khu. Đây là công việc có tính logíc và chuẩn xác rất cao.

Tổn thương bán cầu đại não

Tổn thương vỏ não

Tổn thương thùy trán:

Tổn thương hồi trán lên: liệt nửa người (mức độ nặng của tay và chân có thể không đồng đều) và liệt nửa mặt kiểu trung ương ở bên đối diện với ổ tổn thương.

Tổn thương sau hồi trán III, vùng Broca của bán cầu trội: mất ngôn ngữ vận động.

Tổn thương khu vực giáp ranh giữa hồi trán II và hồi trán lên của bán cầu trội: mất viết.

Tổn thương phía sau hồi trán II: liệt liếc và quay đầu sang bên phiá đối diện với bán cầu bị tổn thương.

Tổn thương thùy thái dương:

Tổn thương phía sau hồi thái dương trên của bán cầu trội, vùng Wernicke: mất ngôn ngữ giác quan.

Tổn thương phía sau hồi thái dương giữa và dưới của bán cầu bên trái: rối loạn ngôn ngữ quên.

Tổn thương thùy đỉnh:

Mất nhận thức cảm giác nửa người bên đối diện.

Tổn thương phía sau dưới thùy đỉnh (hồi góc) bán cầu trội: mất sử dụng động tác.

Tổn thương thùy chẩm:

Tổn thương phía trước thùy chẩm bán cầu trội: mất đọc.

Tổn thương thùy chẩm bán cầu trái: mất nhận thức thị giác, bán manh cùng tên bên phải.

Tổn thương dưới vỏ

Tổn thương bao trong: Liệt nửa người (tay và chân nặng như nhau) và liệt nửa mặt kiểu trung ương ở bên đối diện với ổ tổn thương.

Tổn thương đồi thị: Mất cảm giác nửa người đối diện, bán manh cùng tên bên đối diện với ổ tổn thương, mất phối hợp vận động căn nguyên cảm giác.

Tổn thương liềm đen: Hội chứng Parkinson.

Tổn thương cựu thể vân: Múa vờn.

Tổn thương tân thể vân: Múa giật.

Tổn thương thân não

Tổn thương một nửa cuống não

Tổn thương chân cuống não: Hội chứng Weber (liệt dây III cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện).

Tổn thương giữa cuống não: hội chứng Benedikt (liệt dây III cùng bên với ổ tổn thương, hội chứng ngoại tháp và mất cảm giác nửa người bên đối diện).

Tổn thương phía trên cuống não: hội chứng Foville (liệt nửa người và liệt mặt kiểu trung ương.

Bên đối diện với ổ tổn thương, bệnh nhân quay mắt, quay đầu về bên tổn thương).

Tổn thương một nửa cầu não

Tổn thương phần trước cầu não: Hội chứng Millard - Gubler (liệt mặt ngoại vi cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện).

Tổn thương phía trên cầu não: Hội chứng Foville cầu não trên (liệt mặt và nửa người kiểu trung ương bên đối diện với ổ tổn thương, bệnh nhân quay mắt, quay đầu về bên nửa người liệt).

Tổn thương phía trước dưới cuả cầu não: Hội chứng Foville cầu não dưới (liệt nửa người bên đối diện với ổ tổn thương, liệt mặt ngoại vi bên tổn thương, bệnh nhân quay mắt, quay đầu về bên liệt).

Tổn thương góc cầu tiểu não: hội chứng góc cầu tiểu não (tổn thương dây V, VI, VII ngoại vi và VIII, hội chứng tiểu não ở cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người kiểu trung ương và rối loạn cảm giác bên đối diện với ổ tổn thương).

Tổn thương nửa hành não

Tổn thương phía bên của hành não: Hội chứng Schmidt (tổn thương dây IX, X, XI cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người bên đối diện).

Tổn thương phần trước hành não: Hội chứng Jackson (tổn thương dây IX, X, XII kiểu ngoại vi cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện).

Tổn thương sau bên hành não: Hội chứng Wallenberg:

Cùng bên với tổn thương: tổn thương dây V, IX, X, hội chứng Claude-Bernard-Horner, hội chứng tiểu não.

Mất cảm giác đau và nhiệt nửa người bên đối diện.

Tổn thương tủy cổ

Tổn thương cắt ngang hoàn toàn tủy cổ

Tổn thương tủy cổ cao, bên trên C4: Liệt tứ chi kiểu trung ương, mất cảm giác từ cổ xuống theo kiểu đường dẫn truyền, rối loạn cơ vòng.

Tổn thương tủy cổ đoạn C5-C6: Liệt ngoại vi hai tay, liệt trung ương hai chân, mất cảm giác từ vai xuống, rối loạn cơ vòng.

Tổn thương tủy lưng: Liệt trung ương hai chân, mất các loại cảm giác từ ngực hoặc bụng trở xuống, rối loạn cơ vòng.

Tổn thương tủy vùng phình thắt lưng: Liệt ngoại vi hai chân, mất cảm giác từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ vòng.

Tổn thương tủy sống không hoàn toàn

Tổn thương cắt ngang nửa tủy: hội chứng Brown-Séquard (bên tủy tổn thương sẽ bị liệt kiểu trung ương và mất cảm giác sâu dưới mức tổn thương, bên đối diện mất cảm giác nông).

Tổn thương sừng trước tủy sống: Liệt ngoại vi các cơ do khoanh tủy tổn thương phân bố vận động, không có rối loạn cảm giác.

Tổn thương m p xám trước: Rối loạn cảm giác đau và nhiệt đối xứng giữa hai bên cơ thể (rốiloạn cảm giác kiểu rỗng tủy), rối loạn dinh dưỡng.

Tổn thương cột sau tủy sống: Mất cảm giác sâu dưới mức tổn thương.

Tổn thương đuôi ngựa

Tổn thương đuôi ngựa cao: Liệt ngoại vi 2 chi dưới, giảm hoặc mất cảm giác nông 2 chi dưới (có thể kèm theo đau và dị cảm), rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi.

Tổn thương phần giữa đuôi ngựa, từ rễ L4 xuống: Liệt từ cẳng chân xuống kiểu ngoại vi, giảm hoặc mất cảm giác ở mông, mặt sau đùi, cẳng và bàn chân rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi.

Tổn thương đuôi  ngựa thấp, từ rễ S3 trở xuống: giảm cảm giác kiểu yên ngựa, rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi.

Tổn thương các rễ và dây thần kinh ngoại vi

Gồm có tổn thương các dây, rễ thần kinh sọ não và tủy sống (xem các phần tổn thương các dây thần kinh sọ và các đám rối thần kinh tủy sống).

Bài viết cùng chuyên mục

Chứng sợ ánh sáng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Sợ ánh sáng là một triệu chứng kích thích màng não, nhưng nó còn liên quan tới một số rối loạn thần kinh và mắt khác. Chứng sợ ánh sáng xảy ra với hơn 80% bệnh nhân có Migraine.

Nhịp nhanh xoang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nhịp nhanh đơn thuần là một triệu chứng rất không đặc hiệu. Giá trị triệu chứng của nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng. Nó có giá trị hạn chế trong dự đoán giảm thể tích. Nếu kết hợp với các triệu chứng khác, nó có giá trị trong dự báo viêm phổi.

Bụng di động nghịch thường: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Sự di động của thành ngực trong thì hít vào (tức là hướng ra ngoài kéo cơ hoành và các tạng trong ổ bụng đi lên) làm cho áp lực trong ổ bụng trở nên âm hơn và kéo thành bụng vào trong.

Triệu chứng bệnh hậu môn trực tràng

Bệnh hậu môn trực tràng có thể là bệnh tại chỗ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh ở nơi khác như Trĩ trong tăng áp lực tĩnh mạch gánh, ngứa hậu môn.

Biến dạng vẹo trong: tại sao và cơ chế hình thành

Các khiếm khuyết về sụn và xương có thể thấy khi trẻ bắt đầu tập đi, cổ xương đùi phải chịu nhiều áp lực hơn, và từ từ làm vẹo vào trong.

Tiếng tim thứ ba: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Một sự hạn chế đổ đầy thất trái đột ngột đầu thì tâm trương gây rung động thành tim và máu trong tim, sẽ tạo ra tiếng T3. Một cách điển hình, tiếng T3 được thấy ở bệnh nhân có tăng đổ đầy, tăng thể tích và thất trái xơ cứng, kém đàn hồi.

Mạch động mạch nảy yếu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hẹp động mạch chủ làm giảm tốc độ tống máu từ thất trái trong khi cùng lúc đó thời gian tống máu bị kéo dài. Do đó, biên độ giảm dần tạo ra mạch nhỏ hơn.

Triệu chứng cơ năng bệnh khớp

Đau thường là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân bị bệnh khớp và là lý do buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh, Xác định chính xác vị trí đau tại khớp hay cạnh khớp.

Khám dinh dưỡng và cơ tròn

Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau ở da, xương, khớp, cơ, Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định.

Phương pháp khám mạch máu

Mạch máu có tầm quan trọng lớn đối với hệ tuần hoàn và toàn thân, Mạch máu gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, bạch mạch

Nghiệm pháp Tinel: tại sao và cơ chế hình thành

Trong hội chứng ống cổ tay, có sự tăng áp lực trong ống và làm tổn thương thần kinh giữa. Đều này làm thay đổi tính thấm của màng tế bào của thần kinh giữa tăng nhậy cảm.

Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tím ngoại biên gây ra bởi dòng máu chảy chậm và tăng tách lấy oxy ở các chi. Khi cơ thể người tiếp xúc với lạnh, co mạch ngoại biên xảy ra để duy trì sự ấm áp.

Liệt dây thần kinh ròng rọc (dây IV): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thần kinh ròng rọc kích thích cơ chéo trên đối bên và bắt chéo ngay sau khi thoát ra khỏi phía sau trung não. Tổn thương dây IV gây hậu quả ở mắt bên đối diện.

Ho ra máu: triệu chứng cơ năng hô hấp

Hiện nay, phân loại mức độ nặng nhẹ của ho ra máu chưa thống nhất, trong thực tế, thường có 2 khả năng xảy ra đó là bệnh nhân đang ho, mới ho ra máu trong vài giờ hoặc đã ho ra máu trên 24 h

Hô hấp nghịch thường: tại sao và cơ chế hình thành

Hô hấp nghịch thường được cho rằng là do cử động gắng sức mạnh của cơ hô hấp phụ thành ngực trong thì thở ra gắng sức, làm đẩy cơ hoành xuống dưới và đẩy bụng ra ngoài.

Kiểu hình của bệnh Cushing: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Béo phì trung tâm được xem là triệu chứng phổ biến nhất, xuất hiện trên khoảng 90% bệnh nhân, theo 1 số tài liệu. Khuôn mặt hình mặt trăng gặp trong 67–100% bệnh nhân.

Hội chứng Hemoglobin

Hemoglobin là một hệ thống đệm tham gia vào quá trình thăng bằng kiềm-toan của cơ thể, Khi tan máu, hemoglobin xuất hiện trong máu và được thải trong nước tiểu.

Tăng sắc tố và sạm da: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tăng sắc tố là triệu chứng có giá trị, gặp ở 92% bệnh nhân có suy thượng thận nguyên phát và nó là một trong những biểu hiện sớm nhất của bệnh lý này. Nó cũng có giá trị trong việc phân biệt suy thượng thân nguyên phát hay thứ phát.

Phát hiện tổn thương bệnh học hệ tiết niệu

Có thể biết được những tổn thương giải phẫu bệnh học đó qua những biểu hiện gián tiếp bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc qua những biểu hiện trực tiếp bằng sinh thiết thận.

Dáng đi parkinson: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Sự thay đổi tư thế trong hội chứng Parkinson khiến trọng tâm bệnh nhân về phía trước, cân bằng kém trong quá trình vận động. Khi bắt đầu vận động, bệnh nhân có thể có một loạt các bước đi nhanh và nhỏ.

Tổn thương móng do vẩy nến: tại sao và cơ chế hình thanh

Vẩy nến là bệnh do bất thường của hệ miễn dịch. Sự đáp ứng quá mức của tế bào T làm tăng sinh bất thường một lượng tế bào T trên da và kích hoạt giải phóng các cytokin.

Hội chứng Porphyrin niệu

Sự thiếu hụt một trong những men trên sẽ dẫn đến porphyrin niệu, bệnh có tính chất di truyền, thường hay thiếu men proto-oxidase.

Hội chứng xuất huyết

Xuất huyết là một hội chứng bệnh lý gặp ở nhiều chuyên khoa như Xuất huyết dưới da hay gặp ở nội khoa, truyền nhiễm, xuất huyết dạ dày gặp ở khoa tiêu hoá; rong kinh.

Thăm khám bộ máy vận động

Các bệnh về cơ tuy hiếm gặp so với các bệnh nội khoa khác, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không gặp trong lâm sàng. Thực tế ở Việt Nam, hầu hết các bệnh về cơ đã  được gặp với một số lượng không phải là ít.

Lồng ngực hình thùng: tại sao và cơ chế hình thành

Cho rằng là do hoạt động quá mức của cơ bậc thang và cơ ức đòn chũm là những cơ kéo xương sườn phía trên và xương ức lên. Qua thời gian, sự hoạt động quá mức này làm biến đổi lồng ngực.