- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Tiểu kiến trung thang
Tiểu kiến trung thang
Thược dược tăng hàm lượng lên hợp với Quế chi mà điều hòa vinh vệ có thờ làm mềm (nhu) tạng can, hòa doanh huyết mà khối đau bụng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
1. Quế chi 8 gam.
2. Bạch thược 16 gam.
3. Cam thảo 4 gam.
4. Đại táo 5 quả.
5. Kẹo Mạch nha 40-80 gam.
6. Sinh khương 4 gam.
Cách dùng
Ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Công dụng
Ôn dưỡng tỳ vị thông dương khí, hòa doanh huyết.
Chủ trị
Tỳ vị hư hàn dẫn đến đau dạ dày, tâm khí bất trú sinh chứng tâm quí (hồi hộp mà hư phiền).
Giải bài thuốc
Phương này tức là Quế chi thang dùng gấp bội Thược dược gia Di đường (kẹo mầm lúa). Thược dược tăng hàm lượng lên hợp với Quế chi mà điều hòa vinh vệ có thờ làm mềm (nhu) tạng can, hòa doanh huyết mà khối đau bụng, lại gia Di đường tính cam ôn cùng với Cam thảo, Sinh khương phối hợp để tăng cường tác dụng ôn dưỡng của phương, cho nên có tên gọi là “KIẾN TRUNG”, là phương chủ yếu trị chứng tỳ vị hư hàn dẫn đến đau bụng.
Bản phương lấy bài Quế chi thang làm cơ sở, bội Bạch thược và gia Di đường, tác dụng không phải là phát hãn giải biểu mà là để ôn vận huyết mạch thông tâm dương, ích tâm khí, hòa vinh huyết, nên còn chữa được chứng hư phiền hồi hộp do tâm khí bất túc.
Gia giảm
Bản phương gia Hoàng kỳ gọi là Hoàng kỳ kiến trung thang để kiêm thêm tác dụng bổ khí, đau bụng do tỳ vị hư hàn, biểu hư tự hãn v.v… gia Đương quy gọi là Đương quy kiến trung thang kiêm thêm tác dụng bổ huyết trị chứng đau bụng do huyết hư. Nếu muốn bổ cả khí lẫn huyết thì gia Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương quy vào bản phương (Sâm kỳ quy kiến trung thang) trong lâm sàng thường dùng phương này trị bệnh đái són, rối loạn công năng vị tràng mà hiện chứng tỳ vị hư hàn, khí huyết lưỡng hư rất có hiệu quả.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhị tiền thang
Đặc điểm ghép vị của bài thuốc này là dùng cả 2 loại thuốc tráng dương và tư âm tả hỏa nhằm vào các bệnh phức tạp như âm dương.
Huyết phủ trục ứ thang
Phương này là hợp phương của Đào hồng tứ vật thang với Tứ nghịch tán (Sài, thược, chỉ thực, Cam thảo) lại gia thêm Cát cánh, Ngưu tất.
Độc hoạt ký sinh thang
Tam tý thang: Tức là bản phương bỏ Ký sinh, gia Hoàng kỳ, Tục đoạn, tức là lấy bài Thập toàn đại bổ làm cơ sở và gia thuốc bổ can thận, khư phong thấp mà hợp thành. Cách trị cũng như phương trên, nhưng có Hoàng kỳ thì tác dụng bổ hư càng mạnh.
Đại hoàng phụ tử thang
Bài này là phương thuốc tiêu biểu về cách ôn hạ. Đại hoàng tuy tính chất thuộc khổ hàn như sau khi ghép với Phụ tử tính chất bản ôn đại nhiệt.
Hoàng thổ thang
Phương này tiêu biểu cho các tễ ôn dược chỉ huyết. Đất lòng bếp ôn trung hòa vị, sáp tràng cố hạ, có tác dụng chỉ thổ, chỉ tả, và chỉ huyết. Gọi là tam chỉ chủ dược.
Ma hạnh thạch cam thang
Hạnh nhân, Cam thảo trợ Ma hoàng bình suyễn chỉ khái. Đó là phối hợp tân lương với tân ôn mà có phương này.
Tứ nghịch tán
Thương hàn luận dùng bài thuốc này chữa nhiệt tà truyền vào trong, dương khí uất không phát ra ngoài mà hình thành tứ chi liễm lạnh gọi là “liễm nhiệt”.
Quế chi thang
Quế chi giải cơ phát biểu, ôn thông kinh mạch phối hợp với Bạch thược có tác dụng liễm âm hòa dinh để hòa lý, vừa tán vừa thu.
Thạch cao thục địa tiễn (thanh nhiệt)
Bài này là bài thuốc tiêu biểu kết hợp nhiều vị thuốc để vừa bổ hư vừa tả thực. Thạch cao tân hàn thanh nhiệt, tả vị hỏa và Thục địa bổ thận tăng âm là 2 vị thuốc chủ yếu; dùng Mạch môn.
Đương quy bổ huyết thang
Bài này là phương thuốc tiêu biểu về bổ khí sinh huyết, là phương pháp chữa “huyết thoát thì ích khí”.
Đại hoàng mẫu đơn thang
Chứng Trường ung, theo y học của Tổ quốc cho rằng do nhiệt độc ủng kết trong ruột, huyết ứ không tán mà thành bệnh. Bản phương dùng Đại hoàng thanh nhiệt giải độc, tả hỏa.
Tiểu sài hồ thang
Bài này trừ hòa giải thiếu dương ra, còn có thể chữa phụ nữ sau khi sinh đẻ phát sốt nhiệt vào túi huyết, bệnh sốt rét, bệnh sốt đỡ rồi bị sốt lại.
Từ chu hoàn
Bản phương dùng Từ thạch, Chu sa để nhiếp nạp phù dương, trấn tâm an thần, minh mục (làm sáng mắt); Lục khúc trợ tiêu hóa làm cho hai vị thuốc đan thạch trên không làm hại vị khí mà còn làm lợi sức vận hành của thuốc ấy.
Tứ vật thang
Từ vật thang là phương thuốc bổ huyết kèm thêm hoạt huyết, người xưa nói nó là “phương thuốc chuyên về điều huyết can kinh”.
Kim phất thảo tán
Kim phất thảo ôn tán, hóa đàm, giáng khí là chủ dược, phụ với Tiền hồ tuyên hạ phế khí. Kinh giới, Tế tân, Sinh khương phát tán phong hàn.
Cứu nhất đan (Y tông kim giám)
Thạch cao chín là loại thuốc hết nhuận lại kiêm có tác dụng thanh lương, tốt nhất là dùng Thạch cao đã tầm nước tiểu (tẩm nửa năm, lại làm sạch trong 2 tháng) rất hay.
Phúc nguyên hoạt huyết thang
Phương này là thuốc uống thường dùng trong khoa chấn thương, chủ trị huyết ứ đình trệ gây các chứng ngực sườn đau tức
Xuyên khung trà điều tán
Đặc điểm của phương này là tập trung nhiều loại thuốc khu phong tán hàn, lấy sự tán phong tà để chữa nhức đầu.
Đại hoàng giá trùng hoàn
Phương này chữa huyết khô nội kết thể hư mà trạng thực, ứ huyết không ra thì tân huyết không sinh, bổ cũng không ích gì.
Tang chi hổ trượng thang
Phương này là nghiệm phương ở Thượng Hải hay dùng chữa phong thấp. Bốn vị đầu có công năng khư phong thấp, thông kinh lạc. Dùng lượng nhiều là để giảm đau ngay, kim tước căn có công hiệu cường tráng.
Kiện tỳ ích khí thang
Bài này thường dùng trong lâm sàng là phương thuốc cơ sở của kiện tỳ ích khí, nhiều bài thuốc kiện tỳ bổ khí khác, thường từ đây mà biến hóa.
Thấu nùng tán
Các loại ung thư nhọt độc đã thành mủ mà chưa vỡ tất phải dùng đến. Phương này lấy hai vị ấy làm thành phần chủ yếu để lập phương tễ thấu nùng.
Đại bổ âm hoàn
Bài này là phương thuốc điển hình về tư âm giáng hỏa. Các vị thuốc dùng trong bài đều thuộc loại tư âm giáng hỏa, bổ thận thêm tinh nên đặt tên là Đại bổ âm hoàn.
Thập táo thang
Đây là phương thuốc tiêu biểu về tuấn tả trục thủy. Lúc nghiền nhỏ nuốt có tác dụng tả hạ rất mạnh nhưng có tác dụng phản ứng buồn lợm, nôn mửa, nếu sắc thuốc bỏ bã.
Nội tiêu loa lịch hoàn
Bài này đặc điểm là tập trung hóa đàm, làm mềm chất rắn, tán kết để tiêu bướu, tràng nhạc, đàm hạch, các vị Hải táo, Chỉ xác, Kiết cánh, Bối mẫu, Liên kiều, Hải phấn, Huyền sâm.