Kiện tỳ ích khí thang

2013-05-19 08:58 PM

Bài này thường dùng trong lâm sàng là phương thuốc cơ sở của kiện tỳ ích khí, nhiều bài thuốc kiện tỳ bổ khí khác, thường từ đây mà biến hóa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Nhân sâm            8-12 gam (hoặc Đẳng sâm).

2.  Bạch truật             8-12 gam.

3.  Phục linh             12 gam.

4.  Chích cam thảo  4 gam.

Cách dùng

Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.

Công dụng

Kiện tỳ vị, ích khí hòa trung.

Chữa chứng bệnh

Tỳ vị hư nhược, khí hư bất túc, mệt mỏi rã rời, mặt vàng người gầy, ăn uống giảm sút, đại tiện lệt xệt, mạch mềm yếu, rêu mỏng tráng. Người thể hư, sau khi ốm không điều hòa hoặc bị bệnh lâu mà có chứng nói trên đều dùng được.

Giải bài thuốc

Bài này thường dùng trong lâm sàng là phương thuốc cơ sở của kiện tỳ ích khí, nhiều bài thuốc kiện tỳ bổ khí khác, thường từ đây mà biến hóa. Bài này dùng Nhân sâm bổ khí và Bạch truật kiện tỳ vận thấp phối hợp với nhau là thành phần chủ yếu, Phục linh thẩm khô giúp Bạch truật kiện tỳ vận thấp, Cam thảo cam bình giúp Nhân sâm ích khí hòa trung. Tác dụng cửa toàn bài, bổ khí mà không trệ thấp, thúc đầy cơ năng vận hóa của tỳ vị, khiến ăn uống tăng lên, có lợi cho việc khôi phục sức khỏe. 4 vị thuốc mà bài thuốc chọn, dược tính bình hòa, có thể dùng lâu được không gây tác dụng xấu. Cho nên “cục phương” gọi là “Tứ quân tử thang” để nói lên tác dụng bình hòa của nó.

Bổ khí và kiện tỳ, trong cách chữa và dùng thuốc của đông y, tuy có sự phân biệt nhất định (như dùng sâm, kỳ bổ khí, truật, linh kiện tì) nhưng khí hư và tỳ hư thường có quan hệ mật thiết với nhau, thường là nhân quả của nhau, cho nên trong hai cách chữa bổ khí và kiện tỳ thường vận dụng phối hợp với nhau. Do tỳ vị là “gốc của hậu thiên” cơ năng vận hóa của tỳ vị là nguồn sinh hóa khí huyết của người ta cho nên giỏi chữa khí hư thường từ bắt tay vào kiện tỳ trước. Đồng thời do vận hóa của tỳ vị không điều hòa, không nghiền kỹ được thủy cốc thật tinh vi cho nên lúc chữa tỳ vị hư nhược phải có thuốc bổ khí giúp thêm mới giúp được tỳ vị vận hóa. Sâm, Kỳ vốn thường dùng, lúc cần gia thêm Phụ, Quế để ôn vận tỳ dương. Bài này dù dùng Nhân sâm, Cam thảo bổ khí, Bạch truật, Phục linh kiện tỳ phối với nhau là xử lý theo khí hư, tỳ hư có quan hệ mật thiết với nhau, thích hợp cho người tỳ hư khí nhược. Nhưng do sự vật phát triển thường không cân bằng trong lâm sàng có lúc nặng về khí hư, có lúc nặng về tỳ hư thêm cả khí trệ, có người thiên về thấp đàm nên lúc dùng bài thuốc này cần căn cứ bệnh tình nặng nhẹ hoãn cấp mà chú trọng kiện tỳ hoặc chú trọng bổ khí mới chữa trúng bệnh để thu hiệu quả tốt.

Phụ phương

Dị công tán: Là bài thuốc này gia Trần bì. Do Trần bì là thuốc chính để lý khí hành khí sau khi phối hợp với Sâm, Truật, tăng thêm tác dụng kiện tỳ, hòa vị, lý khí nên thích hợp với người bệnh tỳ vị hư nhược mà khí trệ không sướng. Thường dùng chữa trẻ em tiêu hóa không tốt.

Kiện tỳ hóa đàm thang: (Tên cũ: Lục quân tử thang) tức là bài này gia Trần bì, Bán hạ cũng là Nhị trần thang (Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Cam thảo) gia Sâm, Truật. Bán hạ, Trần bì là thuốc chính táo thấp hóa đàm sau khi phối hợp với bài này trở thành phương thuốc tiêu biểu về kiện tỳ hóa đàm. Trong lâm sàng thường dùng cho người bệnh tỳ vị hư nhược mà đàm thấp, viêm chi khí quản mạn tính, đường tiêu hóa mất chức năng điều hòa.

Kiện tỳ hòa vị thang: (Tên cũ: Hương sa lục quế quân tử thang) tức Kiện tỳ hóa đàm thang gia Mộc hương (hoặc Hương phụ), Sa nhân. Các vị thuốc gia thêm đều có mùi thơm làm tĩnh bì, hòa vị sướng trung, điều lý khí cơ. Bài này trọng điểm là hòa vị sướng trung chữa các chứng tỳ vị hư nhược, vùng bụng đau lâm râm hoặc ngực tức khò khè, nôn mửa hoặc bụng sôi đại tiện lỏng.

Kiện tỳ nhu can thang: (Tên cũ: Quy thược lục quân tử thang) tức Kiện tỳ hóa đàm thang gia Đương quy, Bạch thược. Đương quy, Bạch thược là vị thuốc chủ yếu dưỡng huyết nhu can; sau khi gia vào bài thuốc này trở thành phương thuốc cùng chữa can tỳ, điều hòa khí huyết, chữa các chứng khí huyết không đủ, can tỳ cùng có bệnh, toàn thân hư nhược, ăn uống giảm sút, ngực tức bụng chướng, thăng hỏa, ít ngủ. Thường dũng chữa chứng viêm gan mạn tính gan bị xơ cứng sớm, kinh nguyệt không đều và các bệnh mạn tính khác đã nói ở trên. Nếu thấy lưỡi đỏ mà rêu ít có thể bỏ Bán hạ tức là Quy thược dị công tán để khỏi quá tân táo mà tồn thương âm dịch.

Sâm linh Bạch truật tán: Tức bài này gia Biển đậu, Sơn dược, Hạt sen, Kiết cánh, Ý dĩ, Sa nhân; có bài còn gia Trần bì, những vị thuốc được gia thêm phần lớn là tu dưỡng tỳ vị lý khí hóa đàm, trị tỳ phế khí hư, sức yếu khí ít, ăn ít đại tiện lỏng hoặc ho đờm lâu là phương thuốc tiêu biểu về dưỡng tỳ bổ phế.

Thất vị Bạch truật tán: Tức bài này gia Cát căn, Hoắc hương, Mộc hương. Do gia thêm Cát căn thang đề chỉ tả, Hoắc hương có mùi thơm hóa thấp, Mộc hương điều khí sướng trung nên chuyên trị tỳ hư tiết tả nhất là với trẻ dùng càng tốt.

Bài viết cùng chuyên mục

Cửu tiên tán

Phương này dùng Nhân sâm bổ phế khí, A giao dưỡng phế âm, phụ trợ có Tang bạch bì, Khoản đông hoa tư phế; Ngũ vị tử, Ô mai, Anh túc xác liễm phế.

Chi xinh tán

Chủ trị tứ chi co giật, kinh quyết và chứng đau đầu dai dẳng (ngoan cố tính đầu thống), thiên đầu thống, đốt khớp đau nhức.

Lục vị địa hoàng hoàn

Trong quá trình mắc bệnh mạn tính thấy can thận bất túc, thận âm khuy tổn, lưng đầu gối đau thắt, hoa mắt, ù tai, di tinh, tiêu khát và trẻ em phát dục không tốt.

Quất bì trúc nhự thang

Bài này dùng Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo bổ vị hư, Trần bì hòa vị, lý khí, Trúc nhự thanh vị nhiệt, giáng nghịch khí phối hợp tạo thành.

Tử tuyết đan

Chủ trị Ngoại cảm nhiệt bệnh, tráng nhiệt, phiền táo, môi se, hôn mê nói nhàm, kinh quyết co giật, dái đỏ, đại tiện bí, cho chí trẻ em sốt cao co giật.

Tịch loại tán (Ôn nhiệt kinh vi)

Trước hết rửa sạch khoang miệng, cho thuốc này vào, thổi vào yết hầu chỗ có thịt thối loét. Mỗi ngày 1-2 lần. Nếu thuốc có vào họng ăn, có thể nuốt được.

Đạt nguyên ẩm

Bệnh sốt rét (loại lưu hành có dịch), bệnh chướng ngược (sốt rét ở miền núi). Các loại phát cơn không có giờ nhất định, sốt cao, ngực đầy, phiền táo, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu trắng dày, tựa hồ như tích phấn.

Chi tử cổ thang

Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý.

Phúc nguyên hoạt huyết thang

Phương này là thuốc uống thường dùng trong khoa chấn thương, chủ trị huyết ứ đình trệ gây các chứng ngực sườn đau tức

Tả tâm thang

Bài này tuy lấy tên là “Tả tâm thang” nhưng thực tế không phải chuyên trị tả tâm hỏa mà là tả mọi thực hỏa, giải nhiệt độc, thanh thấp nhiệt.

Thanh dinh thang

Bài này từ Tê giác địa hoàng thang biến hóa ra. Tê giác, Sinh địa là thuốc chủ của bài thuốc, ghép thêm Ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc.

Đại hoàng cầm thảo thang

Bài này gia Mang tiêu thì gọi là Điều vị thừa khí thang, bỏ Cam thảo gia Chỉ thực, Hậu phác gọi là Tiểu thừa khí thũng, bỏ Cam thảo gia Mang tiêu.

Khiên chính tán

Phương này dùng Bạch phụ tử để tán phong tà ở vùng đầu mặt, Cương tàm khư phong đàm, Toàn yết tức phong trấn kinh, hai vị này hợp dụng, có công năng sưu phong thông lạc.

Quy tỳ thang

Dùng sâm, truật, linh, thảo để kiện tỳ ích khí, gia Hoàng kỳ để tăng thêm công hiệu ích khí, Táo nhân, Viễn chí, Quế viên để dưỡng tâm an thần.

Tô hợp hương hoàn

Các loại nghiền bột mịn, trừ đầu Tô hợp hương, Xạ hương và Băng phiến ra, các vị còn lại đem trộn thật đều và nghiền thật mịn, sau đó cho Xạ hương, Băng phiến vào các vị đã nghiền trên rồi lại nghiền đều.

Kim phất thảo tán

Kim phất thảo ôn tán, hóa đàm, giáng khí là chủ dược, phụ với Tiền hồ tuyên hạ phế khí. Kinh giới, Tế tân, Sinh khương phát tán phong hàn.

Thach cao tri mẫu quế chi thang

Bài này là bài tiêu biểu về dùng vị thuốc tân hàn để thanh nhiệt. Bài thuốc lấy Thạch cao vị tân hàn để thanh khí và Tri mẫu vị khổ hàn để tả hỏa làm vị thuốc chủ yếu.

Thanh cao miết giáp thang

Bài này là bài thuốc tiêu biểu về dưỡng âm thanh nhiệt thích hợp với người bệnh âm huyết không đủ mà lại bị sốt cơn, nó khác với bài Thanh cốt tán chuyên thanh cốt chưng đốt.

Ngũ tích tán

Bài này có thể tiêu ngũ tích gồm tích hàn, thực, khí, huyết, đàm nên gọi là Ngũ tích tán. Trong bài Ma hoàng, Bạch chỉ phát hãn giải biểu.

Mạch môn đông thang

Bài này dùng nhiều Mạch môn sinh tân nhuận táo là vị thuốc chủ yếu tư dưỡng phế vị âm dịch, Nhân sâm, Cam thảo, gạo sống.

Thường sơn ẩm

Phương này tập trung rất nhiều vị thuốc cắt cơn: Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Tri mẫu, Ô mai, Bối mẫu. Cổ nhân phân tích công năng cắt cơn của các vị thuốc có khác nhau.

Ngọc khu đan khai khiếu

Trừ Xạ hương ra, trước hết nên nghiền nhỏ Chu sa, Hùng hoàng, rồi cho bột các vị thuốc khác vào hòa đều và nghiền lại cho cực nhỏ, sau cùng mới cho Xạ hương vào nghiền đều thành tễ.

Tang hạnh thang

Sa sâm, vỏ lê nhuận phế sinh tân, phối ngũ thành phương thanh táo nhuận phế. Táo nhiệt trừ, tân dịch phế phục hồi, thì ho khan phải dứt.

Tăng dịch thang

Bài này nguyên chữa do nhiệt bệnh mà hao tổn tân dịch dẫn đến đại tiện bí kết khác với bài Thừa khí thang công hạ, thích hợp với chứng.

Trướng tý nghiệm phương

Phương này có thể thay hổ cốt bằng báo cốt; bệnh lâu vào thận, thận chủ cốt, nếu đã hiện ra chứng các khớp dị dạng, cứng khớp thì nên dùng Tiên mao, Dâm dương hoắc, Phụ tử, Lộc giác, Thục địa, Quy bản, Tử hà xa, để ôn bổ thận dương và gia thêm các vị cố tinh.