Quế chi thang

2013-05-29 10:18 PM

Quế chi giải cơ phát biểu, ôn thông kinh mạch phối hợp với Bạch thược có tác dụng liễm âm hòa dinh để hòa lý, vừa tán vừa thu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Quế chi                 6-12 gam.

2.  Bạch thược         8-12 gam.

3.  Cam thảo             4-8 gam (nướng).

4.  Sinh khương       2-4 lát.

5.  Đại táo                  4-6 quả.

Cách dùng

Ngày dùng 1 thang, đun sắc, chia 2 lần uống ấm sau khi uống xong một lúc, ăn một bát cháo nóng (hoặc nước sôi cũng được) để ra mồ hôi.

Công dụng

Giải cơ phát biểu, điều hòa dinh vệ.

Chữa chứng bệnh

Ngoại cảm phong tà, đầu đau phát sốt, mồ hôi ra nhiều, mũi tịt nhưng chảy nước mũi, nôn khan, miệng không khát, rêu lưỡi mỏng trắng mà hoạt nhuận, mạch phù hoãn hoặc phù nhược, vị dinh vệ bất hòa mà gây nên lúc lạnh lúc nóng, đổ mồ hôi sợ gió.

Giải bài thuốc

Quế chi giải cơ phát biểu, ôn thông kinh mạch phối hợp với Bạch thược có tác dụng liễm âm hòa dinh để hòa lý, vừa tán vừa thu, điều hòa dinh vệ khiến cho biểu tà được giải, lý khí được hòa, là thuốc chủ yếu của bài thuốc. Sinh khương tân ôn phát tán, giúp Quế chi giải biểu và khai vị, Đại táo cam hoãn giúp Thược dược hòa lý, Cam thảo cam hoàn hòa trung, lại điều hòa được các vị thuốc, Quế chi thang tuy là phương thuốc giải biểu nhưng phối hợp với thược dược là thuốc hòa âm, khác với phương thuốc chuyên cho phát hãn. Cho nên phương thuốc này ngoài việc trị biểu chứng ngoại cảm phong tà, còn có thể chữa các bệnh sau khi ốm, sau khi đẻ do dinh vệ bất hòa, lúc lạnh lúc nóng, tinh thần không phấn chấn, ăn uống giảm sút, mạch chậm có mồ hôi. Nếu thuộc chứng biểu thực không ra mồ hôi, hoặc thịnh nhiệt miệng khát mạch sác thì không nên dùng. Nhiệt thịnh dùng nhầm bài thuốc Quế chi thang, có lúc sẽ gây ra chảy máu mũi. Trong “Thương hàn luận” dùng bài thuốc này thường lấy mạch phù hoãn hoặc phù nhược làm thước đo, các nhà y học đời sau lấy “mạch hoãn tự hãm” làm yếu điểm để chọn bài thuốc này, trong khi lâm sàng lại quan sát thêm “rêu lưỡi trắng hoạt” thì việc ứng dụng bài thuốc này càng được xác định rõ.

Cách gia giảm

Bài này gia Phụ tử gọi là Quế chi gia phụ tử thang, chữa phát hãn quá nhiều, mồ hôi ra không ngừng, sợ gió, đi tiểu tiện khó, tứ chi co duỗi khó khăn. Bỏ Thược dược gia Phụ tử gọi là Quế chi phụ tử thang chữa đau phong thấp, tự ra mồ hôi, thân thể đau dữ dội, mạch phù không có sức.

Bài này gia Cát căn gọi là Quế chi gia cát căn thang chữa ngoại cảm phong tà, kinh mạch trở trệ, khiến tâm dịch không lưu thông đều, không nuôi dưỡng được cơ thể. Nếu không ra mồ hôi có thể gia Ma hoàng tức là Cát căn thang, chữa cả 2 bệnh thái dương, dương minh, bụng đi tả thuộc biểu chứng.

Bài này gia Hoàng cầm gọi là Dương đảm thang. Hiện nay dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, hiệu quả tương đối tốt.

Bài này tăng thêm liều lượng Thược dược, lại thêm đường phèn, tức là Tiểu kiến trung thang, nguyên trị lý hư phúc thống. Còn có thể gia Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương quy đều là biến hóa phát triển của Tiểu kiến trung thang, ngày nay dùng chữa chứng tỳ vị hư hàn.

Bài viết cùng chuyên mục

Trúc diệp thạch cao thang

Khi vị khí, vị âm không đủ mà chứng vị nhiệt không biểu hiện rõ (như miệng hôi, lưỡi nứt) có thể bỏ Thạch cao, lưỡi sáng bóng như gương, có thể thêm Thanh học tươi, Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch.

Phòng kỷ hoàng kỳ thang

Lâm sàng thường dùng phương này chữa bệnh thận viên mạn tính, có phù, nên gia thêm Ngũ linh tán hoặc Ngũ bì ẩm hợp dụng. Khí hư nhiều nên gia đảng hoặc nhân sâm.

Phân loại tác dụng bài thuốc đông y

Ngoài ra, còn có bài thông dụng và bài chuyên dụng như bài Kiện tỳ ích khí thang bổ khí, bài Tứ vật thang bổ huyết, Lục vị địa hoàng hoàn bổ âm, Quế phụ bát vị hoàn bổ dương đều là bài thông dụng, phạm vi sử dụng rất là rộng rãi.

Đào hồng tứ vật thang

Phương này là Tứ vật thang gia Hồng hoa, Đào nhân. Tứ vật thang dưỡng huyết, hoạt huyết phối ngũ với Đào hồng để phá ứ.

Ngọc lộ tán (Nghiệm phương)

Có thể dùng dầu vừng, nước Cúc hoa, nước Ngân hoa, nước sôi để nguội hòa thuốc trên để đắp vào chỗ đau. Cũng có thể dùng Va dơ lin (phàm sĩ lâm) 8/10, Ngọc lộ tán 2/10 điều lẫn thành cao mà đổ.

Đại hoàng giá trùng hoàn

Phương này chữa huyết khô nội kết thể hư mà trạng thực, ứ huyết không ra thì tân huyết không sinh, bổ cũng không ích gì.

Linh quế truật cam thang

Đây là 1 phương kiện tỳ khứ thấp, ôn hóa đàm ẩm, để chữa chứng tỳ không kiện vận, khí không hóa được thủy, thấp tụ thành đàm gây ho khí súc.

Nhân trần cao thang

Đây là bài thuốc chuyên chữa bệnh hoàng đản thấp nhiệt, nhân trần thanh thấp nhiệt, lợi đản là vị thuốc chủ yếu chữa bệnh hoàng đản.

Đương quy bổ huyết thang

Bài này là phương thuốc tiêu biểu về bổ khí sinh huyết, là phương pháp chữa “huyết thoát thì ích khí”.

Tiểu kế ẩm tử

Dùng Tiên sinh địa, Tiểu kế, Bồ hoàng, Ngẫu tiết, để lương huyết, chỉ huyết; Hoạt thạch, Mộc thông, Trúc diệp, Chi tử thanh nhiệt thông lâm.

Các loại bài thuốc đông y và cách dùng

Đem vị thuốc tán nhỏ ra, rồi dùng mật hoặc hồ ngào với bột thuốc viên lạii gọi là thuốc viên (hoàn). Khi dùng thuận tiện nhưng vì trong thuốc có cả bã nên hấp thu chậm, thường dùng chữa bệnh thư hoãn.

Bình khái hợp tễ

Đây là Bình vị tán bỏ Cam thảo gia Bán hạ cũng gọi là Bình vị hợp nhị trần mà gia giảm. Bán hạ hóa đàm giáng nghịch, Trần bì hóa đàm lý khí

Bạch đầu ông thang

Bài này dùng Bạch đầu ông để thanh nhiệt ở huyết phận, cùng với vị Tần bì để nhuận mát, 2 vị này là thuốc chủ yếu để lương huyết chỉ lỵ.

Đinh hương thị đế thang

Bài này dùng Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn, hạ khí giáng nghịch là chính, chuyên trị bệnh nấc, phụ thêm.

Thanh nga hoàn

Bổ cốt chỉ tân khổ đại ôn, ôn thận tráng nguyên dương, Hồ đào nhục bổ mệnh môn hỏa, nạp thận khí.

Đạo nhiệt tán

Chủ trị tâm hỏa vượng, tâm phiền không ngủ được, mồm lưỡi sinh mụn có loét, tiểu tiện xẻn đỏ, đau buốt.

Mộc hương binh lang hoàn

Bài này dùng Mộc hương, Binh lang, Hương phụ, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác để hành khí, lợi khí, phá khí, đạo trệ. Tam lăng.

Hà nhân ẩm

Đây là thuốc đại bổ khí huyết, Hà thủ ô bổ can thận, âm huyết, dưỡng âm mà không gây thấp, làm chủ dược. (Sốt rét lâu ngày tất phải dùng Hà thủ ô mới cắt được sốt rét. So với các vị bổ dược khác, có khác nhau, còn đang được nghiên cứu).

Kim tỏa cố tinh hoàn

Đặc điểm của phương này là 5 vị thuốc đều có tính cố sáp cả, lại đều có tác dụng bổ thận. Trong phương, Long cốt, Mẫu lệ còn có tác dụng trấn tĩnh, Liên tu còn có tác dụng thanh tâm.

Ngọc chân tán

Mỗi lần dùng 0,6-1 gam thuốc bột ngày 1-2 lần uống với rượu nóng hoặc với nước nóng, uống thuốc xong phải kiêng gió, quạt. Có thể dùng ngoài: hòa thuốc vào rượu hoặc giấm mà đồ.

Cao cầm thang

Bài này lấy chất thơm của Thạch cao để thanh nhiệt thấu tà phối hợp với Hoàng cầm khổ hàn để tiết nhiệt nhằm thanh giải thấp nhiệt, Trần bì.

Thường sơn ẩm

Phương này tập trung rất nhiều vị thuốc cắt cơn: Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Tri mẫu, Ô mai, Bối mẫu. Cổ nhân phân tích công năng cắt cơn của các vị thuốc có khác nhau.

Tiểu bán hạ thang

Bài này gia Phục linh gọi là Tiểu bán hạ gia phục linh thang, tác dụng ninh tâm thần, hóa thủy thấp, trị đàm ẩm thượng nghịch, nôn mửa.

Lý trung hoàn (ôn)

Bài này dùng Bào khương khử hàn, Bạch truật kiện tỳ, Nhân sâm bổ khí, Cam thảo hòa trung và còn giúp sâm, truật kiện tỳ bổ khí.

Nội tiêu loa lịch hoàn

Bài này đặc điểm là tập trung hóa đàm, làm mềm chất rắn, tán kết để tiêu bướu, tràng nhạc, đàm hạch, các vị Hải táo, Chỉ xác, Kiết cánh, Bối mẫu, Liên kiều, Hải phấn, Huyền sâm.