- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Thành phần dịch nội bào và dịch ngoại bào của cơ thể người
Thành phần dịch nội bào và dịch ngoại bào của cơ thể người
Sự khác biệt lớn nhất giữa nội ngoại bào là nồng độ protein được tập trung cao trong huyết tương, do mao mạch có tính thấm kém với protein chỉ cho 1 lượng nhỏ protein đi qua.
Thành phần ion của huyết tương và dịch gian bào là tương tự nhau
Bởi vì huyết tương và gian bào chỉ được phân cách nhau bởi màng có tính thấm cao cho nên thành phần ion của chúng khá giống nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa chúng là nồng độ protein được tập trung cao trong huyết tương, do mao mạch có tính thấm kém với protein chỉ cho 1 lượng nhỏ protein đi qua.
Do ảnh hưởng của hiệu ứng Donan, nồng độ ion dương trong huyết tương cao hơn 2% so với gian bào.
Protein trong huyết tương mang điện tích âm, có xu hướng kết hợp với ion Na hay K, làm giữ một lượng lớn ion này trong huyết tương. Ngược lại những ion mang điện tích âm có xu hướng tập trung ở gian bào nhiều hơn. Trên thực hành, để đơn giản, người ta coi nồng độ của chúng là như nhau giữa huyết tương và gian bào.
Hình. Các cation và anion chính của dịch nội bào và ngoại bào. Nồng độ của Ca ++ và Mg ++ đại diện cho tổng của hai ion này. Các nồng độ được hiển thị đại diện cho tổng các ion tự do và ion phức.
Nhìn vào hình, ta có thể thấy dịch ngoại bào (huyết tương và dịch gian bào) bao gồm lượng lớn ion Na và Clo, lượng vừa phải ion bicarbonat, nhưng chỉ chứa rất ít ion K, Mg, Ca, phosphate hay các acid hữu cơ.
Hình. Chất không điện phân của huyết tương.
Các thành phần dịch ngoại bào được kiểm soát chặt chẽ bởi nhiều cách khác nhau, đặc biệt là ở thận.
Chính sự điều chỉnh này giúp tế bào có một môi trường thích hợp để thực hiện chức năng của mình.
Bảng. Các chất Osmolar trong chất lỏng ngoại bào và nội bào
Thành phần dịch nội bào
Dịch nội bào ngăn cách với dịch ngoại bào bởi màng tế bào, một màng có tính thấm cao với nước nhưng lại không cho hầu hết các ion trong cơ thể đi qua
Trái ngược với dịch ngoại bào, dịch nội bào chứa rất ít ion Na, Cl và hầu như không chứa ion Ca.Thay vào đó, nó chứa lượng lớn ion K, phosphate, và lượng trung bình ion Mg và Sulphat, cũng như một số lượng lớn protein, gấp 4 lần protein trong huyết tương.
Bài mới nhất
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và dấu hiệu dây bạc và dây đồng
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Permixon: thuốc điều trị rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt
Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Picaroxin: thuốc Ciprofloxacin chỉ định điều trị nhiễm khuẩn
Ozurdex: thuốc điều trị phù hoàng điểm và điều trị viêm màng bồ đào
Oztis: thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp gối nhẹ và trung bình
OxyNeo: thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư và sau khi phẫu thuật
Ossopan: thuốc điều trị thiếu can xi khi đang lớn, có thai và cho con bú
Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Xanh tím và xanh tím trung ương: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các tiếng rales ở phổi trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thở Cheyne Stokes trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tiếng thổi động mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân mảng xơ vữa
Suy mòn cơ thể do bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Buerger: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân bệnh tim mạch
Oxycontin: thuốc điều trị đau nặng cần dùng thuốc opioid hàng ngày
Nhịp tim chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Mạch loạn nhịp xoang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân