- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Các van tim ngăn sự quay lại của dòng máu kỳ tâm thu
Các van tim ngăn sự quay lại của dòng máu kỳ tâm thu
Đặc điểm giải phẫu của van động mạch chủ và van động mạch phổi phải được cấu tạo với một mô sợi đặc biệt mạnh mẽ nhưng cũng phải rất mềm dẻo để chịu đựng được thêm gánh nặng vật lý.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Van nhĩ thất
Van nhĩ thất (A-V: van ba lá và van hai lá) ngăn cản dòng máu quay lại tâm nhĩ từ tâm thất trong kỳ tâm thu, và van bán nguyệt (van động mạch chủ và van động mạch phổi) ngăn cản sự dòng máu quay lại tâm thất từ động mạch chủ và động mạch phổi trong kỳ tâm trương. Các van này, là của tâm nhĩ trái, đóng mở một cách thụ động. Chúng đóng lại khi một gradien áp suất ngược chiều đẩy dòng máu quay lại, và chúng mở ra khi một gradien đẩy máu về phía trước. Theo giải phẫu học, van A-V mỏng hầu như không cần phải có dòng chảy ngược để đóng lại, trong khi van bán nguyệt dày hơn cần dòng chảy ngược tốc độ khá nhanh trong một vài mili giây.
Hình. Van hai lá và động mạch chủ (van tâm thất trái)
Chức năng của các nhú cơ
Các nhú cơ gắn với các lá của van A-V bằng các thừng gân. Các cơ nhú co lại khi vách tâm thất co, nhưng ngược với trông đợi, chúng không giúp các van đóng lại. Thay vào đó, chúng kéo các lá van hướng vào trong tâm thất để ngăn chúng phồng lên quá nhiều vào tâm nhĩ khi thất co. Nếu một thừng gân bị đứt hoặc tê liệt, van sẽ phồng mạnh khi thất co, đôi khi quá nhiều làm rò rỉ mạnh và dẫn đến bất lực tim nặng thậm chí gây chết người.
Van động mạch chủ và van động mạch phổi
Các van bán nguyệt của động mạch chủ và động mạch phổi có chức năng khá khác biệt với van A-V. Đầu tiên, áp suất cao trong động mạch cuối thì tâm thu làm cho van bán nguyệt đóng lại đột ngột, trái ngược với sự đóng lại nhẹ nhàng của van A-V. Thứ hai, do lỗ mở nhỏ hơn, tốc độ tống máu qua van động mạch chủ và động mạch phổi là lớn hơn nhiều so với khi qua van A-V rộng hơn. Tương tự, do tốc độ đóng và tốc độ tống máu nhanh, bờ của các van động mạch chủ và động mạch phổi phải chịu ma sát cơ học lớn hơn nhiều so với van A-V. Cuối cùng, van A-V có thừng gân hỗ trợ, trong khi van bán nguyệt không có. Rõ ràng từ đặc điểm giải phẫu của van động mạch chủ và van động mạch phổi phải được cấu tạo với một mô sợi đặc biệt mạnh mẽ nhưng cũng phải rất mềm dẻo để chịu đựng được thêm gánh nặng vật lý.