- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Tác dụng của corticoid lên chuyển hóa protein
Tác dụng của corticoid lên chuyển hóa protein
Một tác dụng chính của corticoid lên hệ thống chuyển hóa của cơ thể làm giảm dự trữ protein trong tất cả các tế bào của cơ thể ngoại trừ các tế bào gan.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mặc dù mineralocorticoid có thể giữ lại mạng sống của một động vật cắt tuyến thượng thận, con vật vẫn khác xa bình thường. Thay vào đó, hệ thống trao đổi chất của động vật như sử dụng protein, cacbohydrate và chất béo vẫn còn bị rối loạn. Hơn nữa, con vật không thể chống lại stress về tinh thần hoặc thể chất, và các bệnh nhẹ như nhiễm trừng đường hô hấp có thể gây chết. Do đó glucocorticoids có tác dụng quan trọng kéo dài cuộc sống giống như tác dụng của mineralocorticoid.
Costisol chiếm ít nhất 95% hoạt glucocorticoid của hormon vỏ thượng thận, cũng biết hydrocortisone. Ngoài ra corticosterone cũng chiếm đáng kể hoạt tính glucocorticoid.
Giảm protein của tế bào
Một tác dụng chính của corticoid lên hệ thống chuyển hóa của cơ thể làm giảm dự trữ protein trong tất cả các tế bào của cơ thể ngoại trừ các tế bào gan. Nguyên nhân giảm là do giảm tổng hợp protein và tăng dị hóa protein đã có trong các tế bào. Các tác dụng này có thể làm giảm một phần amino acid vận chuyển vào trong các tế bào ngoài gan, được thảo luận sau đó, nhưng điều này có thể không phải là nguyên nhân chính do cortisol cũng làm giảm tổng hợp ARN và sau đó tổng hợp protein ở nhiều mô ngoài gan, đặc biệt trong mô cơ và mô bạch huyết. khi nồng độ cortisol biểu hiện quá mức thì cơ có thể yếu đến mức mà người đó không thể đứng lên khi đang ngồi xổm.
Ngoài ra, chức năng miễn dịch của mô bạch huyết có thể giảm thấp so với bình thường.
Cortisol làm tăng protein trong gan và trong huyết tương
Cùng cới tác dụng của glucocorticoids làm giảm protein ở những nơi khác trong cơ thể, nhưng protein trong gan lại. Hơn nữa protein huyết tương (sản phẩm của gan và được giải phóng vào máu) cũng được tăng lên. Quá trình này là trường hợp ngoại lệ, giảm protein xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể. Người ta tin rằng kết quả khác nhau này có thể từ một tác dụng của costisol làm tăng vận chuyển amino acid vào tế bào gan (nhưng không vào tế bào khác) và làm tăng enzym cần thiết để tổng hợp protein.
Tăng amino acid trong máu, giảm vận chuyển acid aminvào trong các tế bào ngoài gan, tăng vận chuyển vào trong các tế bào gan
Nghiên cứu trong các mô bị cô lập, chứng minh corticois làm giảm vận chuyển acid amin vào trong tế bào cơ và các tế bào ngoài gan khác.
Giảm vận chuyển acid amin vào các tế bào ngoài gan làm giảm nồng độ acid amin ở trong tế bào và kết quả làm giảm tổng hợp protein. Tuy nhiên quá trình dị hóa protein trong tế bào tiếp tục giải phóng acid amin khuếch tán ra khỏi tế bào để làm tăng nồng độ acid amin huyết tương. Do đó, cortisol huy động acid amin từ các mô không phải gan và cũng làm giảm mô dự trữ protein.
Tăng nồng độ acid amin trong huyết tương và tăng vận chuyển acid amin vào trong tế bào gan bởi corticoid và cũng có thể giải thích cho tăng sử dụng acid amin bởi tế bào gan gây ra tác dụng như (1) tăng tỷ lệ khử amin của acid amin do gan, (2) tăng tổng hợp protein ở gan, (3) tăng hình thành protein huyết tương ở gan, (4) tăng chuyển hóa acid amin thành glucose, tăng tạo đường mới. Do đó, có thể có nhiều tác dụng của cortisol lên hệ thống chuyển hóa của cơ thể, kết quả chính là huy động acid amin từ mô ngoại vi đồng thời tăng các enxym ở gan cần thiết cho các tác dụng ở gan.