- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Điện tâm đồ: phân tích vector ở điện tâm đồ bình thường
Điện tâm đồ: phân tích vector ở điện tâm đồ bình thường
Vì mặt ngoài của đỉnh tâm thất khử cực trước mặt trong, nên trong quá trình tái phân cực, tất cả các vector của tâm thất dương và hướng về phía đỉnh tim.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phức bộ QRS: vector xuất hiện liên tiếp trong quá trình khủ cực tâm thất
Khi xung động của tim đến các tâm thất qua bó nhĩ thất, phần đầu tiên của tâm thất bị khử cực là phần nội tâm mạc bên trái của vách gian thất. Sau đó sự khử cực lan ra rất nhanh ra cả 2 bên nội tâm mạc của vách gian thất., và được biểu thị trên hình A là một vùng tối của tâm thất. Tiếp đó, sự khử cực lan dọc theo bề mặt nội tâm mạc đến phần còn lại của 2 tâm thất (hình B, C). Cuối cùng lan qua cơ tâm thất ra bên ngoài tim (các hình còn lại).
Ở mỗi giai đoạn trên hình, phần A và E, điện thế trung bình tức thời của các tâm thất là mũi tên màu đỏ trên tâm thất ở mỗi hình. Mỗi vector trên được phân tích để xác định điện thế tại mỗi thời điểm trên 1 trong 3 chuyển đạo trên điện tâm đồ. Ở bên phải mỗi hình là sự biến đổi của phức bộ QRS trên điện tâm đồ. Nhớ rằng vector dương ở 1 chuyển đạo, trong điện tâm đồ sẽ được ghi lại phía trên đường đẳng điện, trong khi vector âm ghi phía dưới đường đẳng điện.
Hình: Vùng tối của tâm thất là vùng đã khử cực, còn lại là vùng vẫn phân cực. Vector của tâm thất và phức bộ QRS 0,01s sau khử cực (A), sau 0,02s (B), sau 0,035s (C), sau 0,05s (D), sau 0,06s- tâm thất khử cực hoàn toàn (E).
Trong hình A, cơ tâm thất bắt đầu bị khử cực, được biểu diễn vào khoảng 0,01s sau khi quá trình khử cực bắt đầu. Tại thời điểm đó, vector ngắn vì chỉ một phần nhỏ của tâm thất bị khử cực. Do đó, tất cả các điện thế trên điện tâm đồ thấp, Điện thế trong chuyển đạo II lớn hơn chuyển đạo I và III vì vector của tim mở rộng trùng với hướng của trục của chuyển đạo II.
Trong hình B, tại thời điểm 0,02s sau khử cực, vector của tim dài vì khối lượng lớn cơ tim đã bị khử cực. Do đó, điện thế tại tất cả chuyển đạo trên điện tâm đồ tăng.
Trong hình C, khoảng 0,37s sau khử cực, vector của tim ngắn hơn và điện thế ghi lại trên điện tâm đồ nhỏ hơn vì tại thời điểm này, bên ngoài đỉnh tim mang điện âm, trung hòa nhiều điện tích dương xung quanh bề mặt ngoài của tim. Cũng như vậy, trục của vector bắt đầu chuyển hướng sang ngực trái vì thất trái khử cực chậm hơn thất phải. Do đó, tỷ lệ điện thế giữa chuyển đạo I và II tăng.
Trong hình D, 0,05s sau khử cực, vector của tim chỉ hướng nền thất trái, ngắn vì một phần cơ tâm thất vẫn đang tiếp tục bị khử cực. Vì hướng của vector tại thời điểm đó, điện thế được ghi lại trên chuyển đạo II và III đều âm, trong khi đó, điện thế trên chuyển đạo I vẫn dương.
Trong hình E, 0,06s sau khử cực, toàn bô cơ tâm thất đã bị khử cực, do đó không có dòng điện của tim. Vector trở về 0 và điện thế tại tất cả các chuyển đạo bằng 0. Thỉnh thoảng phức bộ QRS âm tại điểm khởi đầu của nó ở 1 hoặc nhiều chuyển đạo, phần đi xuống là sóng Q.
Sóng T: quá trình tái phân cực
Sau khi cơ tâm thất bị khử cực khoảng 0,15s, sự tái phân cực bắt đầu và diễn ra trong 0,35s. Sự tái phân cực gây ra sóng T trên điện tâm đồ.
Hình: Sự tạo thành sóng T trong quá trình tái phân cực. Tổng thời gian là 0,15s.
Vì vách gian thất và nội tâm mạc của các tâm thất bị khử cực đầu tiên, nghe có vẻ khá logic. Tuy nhiên đó không phải là trường hợp bình thường vì vách gian thất và các vùng nội tâm mạc có thì co bóp kéo dài hơn phần lớn bề mặt ngoài của tim. Do đó, phần lớn cơ tâm thất tái phân cực đầu tiên là toàn bộ bề mặt ngoài của các tâm thất, đặc biệt là gần đỉnh tim. Ở khu vực bên trong thì ngược lại, sẽ tái phân cực sau cùng.Trình tự tái phân cực này là tất yếu được gây ra bởi huyết áp cao trong tâm thất trong lúc co, làm giảm đáng kể lưu lượng vành tới nội tâm mạc, bằng cách đó, sự khử cực xảy ra chậm ở vùng nội tâm mạc.
Vì mặt ngoài của đỉnh tâm thất khử cực trước mặt trong, nên trong quá trình tái phân cực, tất cả các vector của tâm thất dương và hướng về phía đỉnh tim. Hệ quả là, sóng T bình thường ở cả 3 chuyển đạo lưỡng cực chi đều dương.
Trong hình, 5 thì của quá trình tái phân cực tâm thất được biểu diễn bằng sự mở rộng của vùng sang- là vùng đã tái phân cực. Đầu tiên vector nhỏ vì vùng tái phân cực nhỏ, sau đó dần dần vector càng lớn hơn. Cuối cùng, vector lại yếu đi vì vùng khử cực trở nên quá nhỏ so với tổng số dòng điện bị giảm. Những thay đổi này được biểu diễn bởi 1 vector lớn hơn khi 1 nửa tim ở thì phân cực và 1 nửa thì đã bị khử cực.
Những thay đổi trên điện tâm đồ của 3 chuyển đạo chi trong quá trình tái phân cực được ghi phía dưới mỗi hình tâm thất, mô tả từng giai đoạn quá trình tái phân cực. Vì vậy, 0,15s là khoảng thời gian cần thiết để toàn bộ quá trình diễn ra, và sóng T được tạo ra.
Sóng P: sự khử cực tâm nhĩ
Hình. Sự khử cực của tâm nhĩ và tạo ra sóng P, hiển thị vectơ cực đại qua tâm nhĩ và vectơ trong ba đạo trình chuẩn. Ở bên phải là sóng P và T của tâm nhĩ. SA, nút xoang nhĩ.
Sự khử cực của tâm nhĩ được bắt đầu ở nút xoang và lan ra tất cả các hướng của tâm nhĩ. Do đó, điểm đầu tiên mang điện âm của tâm nhĩ là điểm phía trên chỗ đổ của tĩnh mạch chủ, nơi nút xoang nằm, và hướng khử cực ban đầu được biểu diễn bằng vector màu đen trên hình. Thêm nữa, vector phần lớn nằm ở hướng đó trong suốt thời gian khử cực tâm nhĩ. Vì đó là hướng dương của trục của 3 chuyển đạo lưỡng cực chi I, II và III, điện tâm đồ ghi lại sự khử cực tâm nhĩ dương ở cả 3 chuyển đạo này (hình). Sự khử cực tâm nhĩ tạo ra sóng P trên điện tâm đồ.
Sóng T: tái phân cực tâm nhĩ
Sự khử cực lan khắp cơ tâm nhĩ chậm hơn so với tâm thất vì tâm nhĩ không có mạng Purkinje giúp truyền xung động nhanh hơn. Do đó, hệ cơ xung quanh nút xoang bị khử cực 1 khoảng thời gian dài trước những phần cơ khác của tâm nhĩ. Hệ quả là vùng tâm nhĩ tái phân cực đầu tiên là vùng nút xoang, là vùng đã khử cực đầu tiên. Như vậy, khi quá trình tái phân cực bắt đầu, vùng quanh nút xoang trở thành dương so với phần còn lại của tâm nhĩ. Do đó, vector tái phân cực tâm nhĩ ngược hướng với vector khử cực. Sự tái phân cực tâm nhĩ tạo ra sóng T trên điện tâm đồ, dài 0,15s sau sóng P nhưng sóng T nằm đối diện sóng P qua đường đẳng điện, và nó thường âm trên 3 chuyển đạo lưỡng cực chi.
Trên điện tâm đồ bình thường, sóng T xuất hiện cùng lúc với phức bộ QRS. Do đó, nó thường bị che khuất bởi phức bộ QRS và xuất hiện ở 1 vài điện tâm đồ bất thường.
Trục điện tim: điện tâm đồ bình thường
Hình. Vector QRS và T
Như đã nói, vector của dòng điện qua tim thay đổi rất nhanh như xung động lan đi qua cơ tim. Nó thay đổi qua 2 hình dạng: Thứ nhất, vector tăng hoặc giảm độ dài khi tăng hay giảm điện thế của vector. Thứ hai, vector thay đổi hướng khi thay đổi hướng trung bình điện thế của tim. Trục điện tim mô tả những sự thay đổi này trong những thì khác nhau của chu kỳ tim.
Khi vách gian thất khử cực đầu tiên, vector mở rộng xuống phía đỉnh của tâm thất nhưng nó tương đối yếu, như vậy tạo thành phần đầu tiên của trục điện tim của tâm thất (vector 1). Sau đó nhiều phần của tâm thất bị khử cực, vector càng trở nên mạnh hơn. Như vậy vector 2 trên hình mô tả thì khử cực của tâm thất, khoảng 0,02s sau vector 1. Sau đó 0,02 và 0,01s tiếp theo lần lượt là vector 3 và 4. Cuối cùng, các tâm thất bị khử cực hoàn toàn, vector trở thành 0, biểu diễn bằng điểm 5.