- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Những chức năng đặc biệt ở trẻ sơ sinh
Những chức năng đặc biệt ở trẻ sơ sinh
Đặc trưng quan trọng của trẻ sơ sinh là tính không ổn định của hệ thống kiểm soát hormone và thần kinh khác nhau, một phần là do sự phát triển chưa đầy đủ của các cơ quan và hệ thống kiểm soát chưa được thích nghi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Một đặc trưng quan trọng của trẻ sơ sinh là tính không ổn định của hệ thống kiểm soát hormone và thần kinh khác nhau. Tính không ổn định này một phần là do sự phát triển chưa đầy đủ của các cơ quan khác nhau và một phần từ thực tế rằng hệ thống kiểm soát đơn giản chưa được thích nghi với cuộc sống mới.
Hệ hô hấp
Tỉ lệ hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là khoảng 40 nhịp/phút, và khí lưu thông mỗi nhịp thở trung bình là 16ml, kết quả là thể tích hô hấp mỗi phút là 640ml/phút-gấp đôi người lớn so với trọng lượng của cơ thể. Dung tích cặn chức năng của phổi trẻ sơ sinh chỉ bằng một nửa so với người lớn trong mối liên quan với trọng lượng cơ thể. Sự khác nhau này gây ra nồng độ khí máu của trẻ sơ sinh tăng và giảm quá mức nếu như tần số thở là chậm, bởi vì khí cặn trong phổi tạo điều kiện thay đổi khí máu.
Tuần hoàn
Thể tích máu
Thể tích máu của trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh trung bình khoảng 300ml, nhưng nếu đứa trẻ vẫn còn được gắn với nhau thai một vài phút sau sinh hoặc dây rốn được kẹp để cho phép máu chảy qua mạch máu vào đứa bé, cung cấp thêm cho đứa trẻ 75ml máu vào cơ thể, để có tổng cộng là 375 ml. Sau đó, trong suốt vài giờ sau đó, dịch đi vào các khoảng mô từ lượng máu này, chúng làm tăng hematocrit nhưng thể tích máu lại quay trở về giá trị bình thường khoảng 300ml. Trên một số trẻ người ta cho rằng lượng máu bổ sung này từ việc kẹp dây rốn có thể dẫn đến phù phổi nhẹ với một số mức độ suy hô hấp, nhưng bổ sung lượng hồng cầu này thường có giá trị với trẻ sơ sinh.
Hiệu suất của tim
Hiệu suất tim của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 500ml/phút, chúng giống như hô hấp và chuyển hóa của cơ thể, khoảng nhiều gấp 2 lần người lớn so với trọng lượng cơ thể. Thỉnh thoảng một đứa trẻ sinh ra với một hiệu suất tim đặc biệt thấp gây ra bởi xuất huyết nhiều thể tích máu từ nhau thai lúc sinh.
Huyết áp động mạch
Huyết áp động mạch trong ngày đầu sau sinh trung bình huyết áp tâm thu khoảng 70mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 50mmHg và tăng chậm trong vài tháng tiếp theo đến khoảng 90/60 mmHg. Tăng chậm hơn nhiều xuất hiện sau những năm tiếp theo cho đến tuổi dậy thì bằng huyết áp người lớn 115/70 mmHg.
Đặc trưng của máu
Số lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh trung bình khoảng 4 triệu/mm3. Nếu máu được dồn từ dây rốn vào đứa trẻ, số lượng hồng cầu tăng thêm từ 0.5 tới 0.75 triệu trong vài giờ đầu, để tổng lượng hồng cầu là 4.75 triệu/mm3, như được biểu thị ở hình. Sau đó, tuy nhiên, một ít hồng cầu được hình thành ở trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu sau sinh, có lẽ do thiếu oxy máu kích thích của bào thai không còn xuất hiện để kích thích sản xuất tế bào hồng cầu. Do đó, như được biểu thị ở hình, lượng hồng cầu trung bình giảm đến thấp hơn 4 triệu/mm3 khoảng 6 đến 8 tuần tuổi. Từ đó trở đi, tăng hoạt động do đứa trẻ tạo những kích thích thích hợp để số lượng hồng cầu quay lại mức bình thường trong vòng 2-3 tháng sau đó. Ngay sau khi sinh, lượng tế bào bạch cầu của trẻ sơ sinh xấp xỉ 45,000/mm3, chúng cao hơn người trưởng thành khoảng 5 lần.
Hình. Sự thay đổi số lượng hồng cầu và nồng độ bilirubin trong huyết thanh trong 16 tuần đầu đời, cho thấy thiếu máu sinh lý ở 6 đến 12 tuần tuổi và tăng bilirubin sinh lý trong 2 tuần đầu.
Vàng da sơ sinh và nguyên hồng cầu sơ sinh
Bilirubin được hình thành trong bào thai có thể qua nhau thai vào người mẹ và được bài tiết qua gan của mẹ; nhưng ngay sau khi sinh, trẻ sơ sinh phải loại bỏ bilirubin qua gan của nó, mà trong tuần đầu tiên chức năng gạn còn kém và chưa đủ khả năng liên hợp một lượng đáng kể bilirubin với acid glucuronic để bài tiết vào mật. Hậu quả là nồng độ bilirubin huyết tương tăng từ mức bình thường ít hơn 1mg/dl đến trung bình 5mg/dl trong suốt 3 ngày đầu và sau đó giảm dần về giá trị bình thường khi gan bắt đầu thực hiện chức năng. Hiệu ứng này còn được gọi là tăng bilirubin máu sinh lý, được biểu thị ở hình, và nó được kết hợp với vàng da trẻ sơ sinh và đặc biệt là giác mạc trong một hoặc hai tuần.
Tuy nhiên, cho đến nay những bất thường quan trọng nguyên nhân của vàng da sơ sinh nghiêm trọng là rối loạn nguyên hồng cầu sơ sinh, được mô ta chi tiết trong mối liên hệ với yếu tố Rh không tương thích giữa bào thai và mẹ. Tóm lại, rối loạn nguyên hồng cầu trẻ em hồng cầu di truyền yếu tố Rh+ từ người cha, trong khi người mẹ là Rh-. Người mẹ sau đó trở thành gây tự miễn chống lại yếu tố Rh+ (một protein) trong các tế bào máu của bào thai, và các kháng thể của người mẹ phá vỡ các tế bào hồng cầu bào thai, giải phóng một số lượng lớn bilirubin vào máu bào thai và thường dẫn đến chết thai do không đủ số lượng hồng cầu. Trước khi ra đời phương pháp điều trị sản khoa hiện đại, những trường hợp nhẹ hoặc nặng của những tình trạng này xuất hiện với 1 trên mỗi 50-100 trẻ sơ sinh.