Sóng vận mạch huyết áp: dao động của hệ thống điều chỉnh phản xạ huyết áp

2020-08-15 11:37 PM

Khoảng thời gian cho mỗi chu kỳ là 26 giây đối với chó đã gây mê, 7-10 giây ở người không gây mê. Sóng này được gọi là sóng vận mạch hay sóng Mayer.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thường trong đồ thị ghi huyết áp, kết hợp với sóng nhỏ gây ra bởi hô hấp, một vài sóng lớn cũng được chú ý - 10-40mmHg - tăng và giảm chậm hơn so với sóng hô hấp. Khoảng thời gian cho mỗi chu kỳ là 26 giây đối với chó đã gây mê, 7-10 giây ở người không gây mê. Sóng này được gọi là sóng vận mạch hay sóng Mayer, giải thích ở hình.

Sóng vận mạch do dao động của đáp ứng thiếu máu cục bộ thần kinh trung ương gây ra

Hình. A, Sóng vận mạch do dao động của đáp ứng thiếu máu cục bộ thần kinh trung ương gây ra. B, Sóng vận mạch do dao động phản xạ baroreceptor gây ra.

Nguyên nhân có sóng vận mạch là “phản xạ dao động” của 1 hoặc nhiều cơ chế thần kinh điều chỉnh huyết áp.

Dao động của phản xạ thụ thể nhận cảm và phản xạ hóa học

Sóng vận mạch của hình B thường được ghi trong thí nghiệm, mặc dù chúng luôn có cường độ nhỏ hơn so với hình. Được gây ra chủ yếu bởi sự dao động của thụ thể cảm nhận. Huyết áp cao kích thích thụ thể cảm nhận, sau đó ức chế hệ giao cảm và làm hạ huyết áp ở một vài giây tiếp theo, ngược lại đối với giảm huyết áp. sự dao động cứ thế luân phiên tiếp tục.

Cảm thụ hóa học cũng gây ra sóng dao động này, phản xạ này luôn diễn ra đồng thời với phản xạ thụ thể cảm nhận. Nó có thể đóng vai trò chính gây ra sóng vận mạch khi huyết áp từ 40-80mmHg, bởi vì ở giá trị thấp vai trò điều khiển tuần hoàn của nó trở lên mạnh hơn. Trong khi thụ thể cảm nhận trở lên yếu hơn.

Sự dao động của đáp ứng thiếu máu não

Bản ghi hình A là kết quả dao động trong cơ chế điều chỉnh huyết áp thiếu máu não. Trong thí nghiệm, áp lực dịch não tủy tăng đến 160mmHg, ép vào mạch não và lúc này đáp ứng làm huyết áp tăng lên 200mmHg. Khi huyết áp tăng đến một giá trị cao, cơn thiếu máu não qua đi và hệ giao cảm trở lên không hoạt động. Kết quả là huyết áp lại nhanh chóng hạ thấp và lại gây ra thiếu máu não. Sự thiếu máu lại gây tăng huyết áp, và cứ lặp đi lặp lại thành chu kỳ.

Như vậy, cơ chế phản xạ điều chỉnh huyết áp có thể dao động nếu cường độ của điều hòa ngược đủ mạnh, và nếu có sự gián đoạn giữa kích thích của receptor áp suất và đáp ứng huyết áp tiếp sau. Sóng vận mạch mô tả phản xạ thần kinh thứ mà điều chỉnh huyết áp tuân theo những cơ chế và hệ thống điều khiển điện thế. Ví dụ, nếu sự phản hồi là quá lớn so với cơ chế hướng dẫn lái tự động của một máy bay, nó sẽ gián đoạn trong thời gian đáp ứng với cơ chế lái, và nó sẽ di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác nhưng vẫn đi trên đường thẳng.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị