Điều khiển bài tiết hormone qua cơ chế feedback

2022-09-28 01:41 PM

Mặc dù nồng độ các hormone trong huyết tương luôn dao động theo từng mức độ kích thích khác nhau trong ngày, nhưng sự xuất hiện của tất cả hormone phải được kiểm soát chặt chẽ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sự bài tiết hormone sau khi nhận kích thích và thời gian tác dụng của các loại hormone. Một vài hormone, như epinephrine hay nor-epinephrin, được bài tiết trong vòng vài giây sau khi tuyến tủy thượng thận nhận kích thích và có thể gây tác dụng tối đa chỉ trong vòng vài giây đến vài phút; hoạt động của các loại hormone khác, như hormone tuyến giáp hay hormone GH, có thể phải cần đến hàng tháng mới gây được tác dụng tối đa. Do đó, mỗi hormone đều có tính chất riêng về thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian gây ra ảnh hưởng- mỗi loại cấu trúc đều nhằm phục vụ những chức năng riêng biệt.

Nồng độ các hormone trong máu và mức độ bài tiết hormone. Chỉ cần một lượng nhỏ của các hormone để thực hiện việc điều hòa hầu hết các quá trình chuyển hóa và các chức năng nội tiết. Nồng độ của chúng trong máu khoảng từ 1pico gam (1 phần triệu triệu của 1g) trong 1ml máu cho đến nhiều nhất là vài micro gam (vài phần triệu của 1g) trong 1ml máu. Tương tự, mức độ bài tiết các hormone cực kì nhỏ, hay được tính bằng micro gam hoặc mili gam/ngày.

Feedback âm ngăn chặn việc bài tiết hormone quá mức. Mặc dù nồng độ các hormone trong huyết tương luôn dao động theo từng mức độ kích thích khác nhau trong ngày, nhưng sự xuất hiện của tất cả hormone phải được kiểm soát chặt chẽ. Trong hầu hết các trường hợp, sự kiểm soát này thông qua cơ chế feedback âm tính, cơ chế này đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của các hormone tại mô đích. Sau khi kích thích gây bài tiết hormone, trạng thái hoặc kết quả từ ảnh hưởng của các hormone có xu hướng làm giảm bài tiết các hormone này. Nói cách khác, các hormone (hoặc các sản phẩm của chúng) tạo ra một feedback âm tính ngăn chặn sự bài tiết quá mức hoặc hoạt động quá mức tại mô đích.

Sự điều khiển đôi khi không dựa vào nồng độ của hormone mà phụ thuộc vào mức độ hoạt động của mô đích. Do đó, chỉ khi mô đích tăng hoạt động đến một ngưỡng nào đó tạo ra tín hiệu feedback tới tuyến nội tiết, khi tín hiệu đủ mạnh sẽ làm giảm bài tiết hormone. Feedback có thể xảy ra ở tất cả các mức độ, bao gồm các giai đoạn phiên mã gen và dịch mã liên quan tới sự tổng hợp hormone và các giai đoạn liên quan tới sự hình thành hoặc dự trữ hormon.

Đỉnh hormone có thể xảy ra với feedback dương tính. Trong một số trường hợp, feedback dương tính xảy ra khi hoạt động sinh học của các hormone làm tăng bài tiết chính các hormone này. Một ví dụ của feedback dương là đỉnh LH (hormone kích thích hoàng thể) xảy ra do ảnh hưởng của estrogen lên thùy trước tuyến yên trước thời gian rụng trứng. Sự bài tiết LH sau đó tác động lên buồng trứng gây kích thích tăng bài tiết thêm estrogen, estrogen lại kích thích bài tiết LH. Thực tế, khi LH đạt đến một nồng độ thích hợp và khi đó sẽ có feedback âm điều chỉnh sự bài tiết hormone.

Chu kì biến đổi của sự bài tiết hormone. Dựa trên sự điều khiển của feedback âm tính và dương tính lên sự bài tiết hormone, là chu kì biến đổi chế tiết hormone được ảnh hưởng bởi sự chuyển mùa, các trạng thái phát triển và tuổi, thời gian trong ngày và khi ngủ. Ví dụ, sự bài tiết GH sẽ tăng vào giai đoạn đầu của giấc ngủ những và giảm vào giai đoạn sau của giấc ngủ. Ở một số trường hợp, những chu kì biến đổi bài tiết hormone dựa trên sự thay đổi hoạt động của các đường thần kinh có liên quan đến sự điều chỉnh bài tiết hormone.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị