- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Hệ thống thần kinh của ruột: chi phối thần kinh đường tiêu hóa
Hệ thống thần kinh của ruột: chi phối thần kinh đường tiêu hóa
Mặc dù hệ thần kinh ruột có chức năng độc lập với hệ thần kinh ở bên ngoài, nhưng khi bị kích thích bởi hệ giao cảm và phó giao cảm có thể làm tăng hoặc giảm chức năng của ruột, điều này chúng ta sẽ thảo luận sau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đường tiêu hóa có 1 hệ thống thần kinh tự chủ được gọi là hệ thần kinh ruột. Nó nằm toàn bộ trong thành ruột, bắt đầu từ thực quản và kéo dài cho tới hậu môn. Số lượng neurons trong toàn bộ hệ thống này khoảng 100 triệu neuron, gần bằng số lượng neuron trong tủy sống. Điều này chứng tỏ rằng hệ thần kinh ruột có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động vận động và bài tiết của đường tiêu hóa.
Hệ thần kinh ruột chủ yếu bao gồm 2 đám rối: (1) đám rối ở ngoài nằm giữa lớp cơ dọc và cơ vòng, được gọi là đám rối thần kinh cơ ruột hoặc đám rối thần kinh Auerbach, và (2) đám rối ở trong, được gọi là đám rối dưới niêm mạc hay đám rối thần kinh Meissner, nằm ở phần dưới niêm mạc. Sự kết nối thần kinh giữa hai đám rối này.
Hình. Kiểm soát thần kinh của thành ruột, cho thấy (1) các đám rối cơ và dưới niêm mạc (sợi đen); (2) kiểm soát bên ngoài các đám rối này bởi hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm (sợi đỏ); và (3) các sợi cảm giác đi từ biểu mô đệm và thành ruột đến đám rối ruột, sau đó đến hạch trước của tủy sống và trực tiếp đến tủy sống và thân não (sợi xanh).
Đám rối thần kinh cơ ruột chủ yếu chi phối hoạt động vận động, và đám rối dưới niêm mạc chủ yếu chi phối hoạt động bài tiết và tuần hoàn tại chỗ.
Đặc biệt lưu ý các sợi giao cảm và phó giao cảm kết nối cả hai đám rối với nhau. Mặc dù hệ thần kinh ruột có chức năng độc lập với hệ thần kinh ở bên ngoài, nhưng khi bị kích thích bởi hệ giao cảm và phó giao cảm có thể làm tăng hoặc giảm chức năng của ruột, điều này chúng ta sẽ thảo luận sau.
Tận cùng của thần kinh cảm giác bắt đầu ở biểu mô hoặc thành ruột và cho sợi hướng tâm tới cả 2 đám rối của hệ thần kinh ruột, cũng như tới (1) hạch trước cột sống của hệ thần kinh giao cảm, (2) tủy sống và (3) theo dây thần kinh phế vị tới thân não. Các dây cảm giác liên quan đến những phản xạ tại chỗ ở thành ruột và cả những phản xạ do hạch trước sống và hạch nền não chi phối.