- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Sinh lý thần kinh tiểu não
Sinh lý thần kinh tiểu não
Tiểu não có chức năng điều hòa trương lực cơ, qua đó giữ thăng bằng cho cơ thể. Đồng thời, tiểu não được xem là một cơ quan kiểm soát
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đặc điểm cấu tạo
Tiểu não là phần thần kinh trung ương nằm ở hố sọ sau, ngay phía sau thân não.
Tiểu não nối với thân não bằng 3 đôi cuống tiểu não:
Đôi trên nối với não giữa.
Đôi giữa nối với cầu não.
Đôi dưới nối với hành não.
Thực chất các cuống tiểu não là những đường liên hệ của tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh.
Tiểu não gồm có thùy nhộng ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên. Mỗi bán cầu tiểu não có một lớp chất xám bao bọc bên ngoài gọi là vỏ tiểu não, bên trong là chất trắng chứa một số nhân xám quan trọng như nhân răng (Dentate nucleus) và nhân mái (Fastigial nucleus).
Vỏ tiểu não gồm có 3 lớp:
Lớp ngoài cùng: là lớp phân tử chứa các nơ ron.
Lớp giữa: là lớp tế bào Purkinje.
Lớp trong cùng: là lớp hạt chứa các tế bào Golgi.
Căn cứ theo bậc thang tiến hóa, người ta chia tiểu não ra làm 3 phần:
Nguyên tiểu não
Chính là thùy nhộng, đây là phần xuất hiện sớm nhất theo bậc thang tiến hóa, nguyên tiểu não có liên quan mật thiết với nhân tiền đình ở hành não nên nó có chức năng chủ yếu trong việc điều hòa trương lực cơ và duy trì thăng bằng cho cơ thể.
Tiểu não cổ
Phần này nhận những đường dẫn truyền từ tủy sống đưa lên, trong đó quan trọng là đường cảm giác sâu không có ý thức để từ đó tiểu não điều hòa các động tác tự động, điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể.
Tiểu não mới
Là phần phát triển muộn nhất theo bậc thang tiến hóa. Tiểu não mới phát triển ở những động vật cấp cao và ở người là hoàn thiện nhất.
Tiểu não mới liên quan chặt chẽ với vỏ não để góp phần cùng vỏ não điều hòa các động tác chủ động.
Các đường liên hệ của tiểu não
Những đường liên hệ đi vào và đi ra khỏi tiểu não đều đi qua 3 đôi cuống tiểu não:
Những đường đi vào tận cùng ở vỏ tiểu não.
Những đường đi ra xuất phát từ nhân mái và nhân răng.
Vỏ tiểu não đóng vai trò trung gian giữa 2 đường này.
Những đường đi vào tiểu não
Bó tủy - tiểu não chéo (bó Gowers) và bó tủy - tiểu não thẳng (bó Flechsig):
Hai bó này xuất phất từ các bộ phận nhận cảm ở gân, cơ, khớp sau đó đi vào tủy sống rồi tận cùng ở vỏ tiểu não (tiểu não cổ), cho tiểu não cảm giác về trương lực cơ (cảm giác sâu không có ý thức).
Bó Goll và Burdach:
Hai bó này dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức, chủ yếu đi lên vỏ não nhưng có một phần nhỏ đi vào tiểu não, cho tiểu não cảm giác bản thể.
Bó tiền đình - tiểu não:
Xuất phát từ một bộ phận nhận cảm thăng bằng của tai trong là mê cung, sau đó đi tới nhân tiền đình ở hành não rồi tận cùng ở thùy nhộng (nguyên tiểu não), cho tiểu não cảm giác về thăng bằng.
Bó vỏ - cầu - tiểu não:
Xuất phát từ các vùng vận động của vỏ não, sau đó đi xuống cầu não và tận cùng ở vỏ tiểu não, dẫn truyền các xung động vận động của vỏ não.
Bó tiểu não - tiểu não:
Xuất phát từ nhân răng của bán cầu tiểu não bên kia và tận cùng ở vỏ tiểu não bên này, bó này giữ mối liên hệ giữa 2 bán cầu tiểu não.
Những đường đi ra khỏi tiểu não
Bó tiểu não - tiền đình:
Xuất phát từ nhân mái đi đến nhân tiền đình rồi chia làm 2: một đường đi đến các dây vận nhãn, một đường đi xuống tủy sống rồi đi ra theo dây vận động.
Bó tiểu não - hành não:
Xuất phát từ nhân mái đi đến cấu trúc lưới ở hành não.
Bó tiểu não - nhân đỏ:
Xuất phát từ nhân răng đi đến nhân đỏ ở não giữa rồi đi xuống tủy sống và theo rễ vận động đi ra ngoài.
Bó tiểu não - đồi thị - vỏ não:
Xuất phát từ nhân răng đi lên đồi thị và đi đến vùng vận động của vỏ não.
Chức năng của tiểu não
Tiểu não có chức năng điều hòa trương lực cơ, qua đó giữ thăng bằng cho cơ thể. Đồng thời, tiểu não được xem là một cơ quan kiểm soát và điều chỉnh các vận động cả tự động lẫn chủ động.
Chức năng điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể
Tiểu não nhận cảm giác thăng bằng từ mê cung của tai trong (bó tiền đình - tiểu não) và nhận cảm giác trương lực cơ từ đường cảm giác sâu không có ý thức (bó tủy - tiểu não chéo và thẳng).
Tiểu não sẽ truyền những xung động đi xuống (qua các bó tiểu não - tiền đình, tiểu não - nhân đỏ) để điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể.
Chức năng điều hòa các động tác tự động
Đường ngoại tháp xuất phát từ vùng tiền vận động của vỏ não và các nhân xám dưới vỏ trước khi đi xuống tủy sống đều gửi các xung động đi đến tiểu não, từ đó tiểu não góp phần điều hòa các động tác tự động.
Chức năng điều hòa các động tác chủ động
Vận động chủ động thực chất do vỏ não điều khiển (vùng vận động). Tuy nhiên, các xung động từ vùng vận động vỏ não trước khi đi xuống tủy sống đều gửi một phần đi đến tiểu não. Đồng thời, tiểu não cũng nhận một phần cảm giác sâu có ý thức từ dưới đi lên (bó Goll và Burdach). Vì vậy, tiểu não cũng tham gia điều hòa các động tác chủ động.
Khi tiểu não tổn thương, các động tác chủ động sẽ bị rối loạn.
Hội chứng tiểu não
Khi tiểu não bị tổn thương (u, nhiễm khuẩn, chấn thương...) sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh lý. Tập hợp các triệu chứng bệnh lý đó gọi là hội chứng tiểu não. Một hội chứng tiểu não đầy đủ gồm những biểu hiện sau:
Giảm trương lực cơ.
Hội chứng 3 sai: sai tầm, sai hướng, sai nhịp.
Run: run khi làm việc, động tác càng phức tạp càng run nhiều.
Giật nhãn cầu.
Mất thăng bằng: đi lảo đảo, dễ bị ngã, đi hình zích zắc.
Rối loạn phát âm: nói khi nhanh khi chậm, khi to khi nhỏ, nói khó.
Bài viết cùng chuyên mục
Sự khuếch tán chống lại quá trình vận chuyển tích cực
Mặc dù có nhiều sự khác biệt của những cơ chế cơ bản, khuếch tán có nghĩa là sự di chuyển ngẫu nhiên của phân tử chất, cũng có thể vượt qua khoảng giữa các phân tử hoặc kết hợp với protein mang.
Các sợi thần kinh cảm giác hướng tâm từ ruột
Có nhiều sợi thần kinh cảm giác hướng tâm phân bố tại ruột. Một số sợi thần kinh có thân neuron nằm trong hệ thần kinh ruột và một số lại nằm trong hạch gai của tủy sống.
Dẫn truyền tín hiệu cường độ đau trong bó thần kinh: tổng hợp theo không gian và thời gian
Các mức khác nhau của cường độ có thể được truyền đi hoặc bằng việc sử dụng số lượng lớn hơn các sợi dẫn truyền song song hoặc bằng việc gửi đi nhiều điện thế hoạt động hơn dọc một theo sợi thần kinh.
Trao đổi dịch qua màng mao mạch
Áp lực tái hấp thu làm cho khoảng 9/10 lượng dịch đã được lọc ra khỏi đầu mao động mạch được hấp thụ lại ở mao tĩnh mạch. Một phần mười còn lại chảy vào các mạch bạch huyết và trả về tuần hoàn chung.
Áp suất thủy tĩnh của dịch kẽ
Trong hầu hết các hốc tự nhiên của cơ thể, nơi có dịch tự do ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng xung quanh, những áp lực đo được là âm.
Ngoại tâm thu thất: rối loạn nhịp tim
Những người thường xuyên có ngoại tâm thu thất có nguy cơ cao hơn bị rung thất dẫn đến tử vong mà nguyên nhân là do một đợt ngoại tâm thu thất.
Hormone parathyroid (tuyến cận giáp)
Tuyến cận giáp của con người trưởng thành, chứa chủ yếu là các tế bào chính và một số lượng nhỏ đến trung bình các tế bào oxyphil, nhưng tế bào oxyphil vắng mặt ở nhiều loài động vật cũng như ở người trẻ.
Kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm gây kích thích và ức chế
Không có một sự tóm tắt nào có thể sử dụng để giải thích liệu sự kích thích hệ giao cảm hoặc phó giao cảm có gây ra kích thích hoặc ức chế trên một cơ quan nhất định.
Chẩn đoán sinh lý đái tháo đường
Các hiệu ứng cơ bản của tình trạng thiếu insulin hoặc kháng insulin đến quá trình chuyển hóa glucose là ngăn chặn sự hấp thu và sử dụng hiệu quả glucose của hầu hết các tế bào của cơ thể, ngoại trừ những tế bào trong não.
Trạm thần kinh: sự phân kỳ của các tín hiệu đi qua
Sự phân kỳ khuếch đại hiểu đơn giản là các tín hiệu đầu vào lan truyền đến một số lượng nơ-ron lớn hơn khi nó đi qua các cấp nơ-ron liên tiếp trong con đường của nó.
Sự đào thải các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể
Nhiều cơ quan được liên kết gián tiếp loại bỏ chất thải trao đổi chất, hệ thống bài tiết chỉ các cơ quan được sử dụng để loại bỏ và bài tiết các thành phần phân hủy.
Vai trò của hemoglobin trong vận chuyển và sự kết hợp của ô xy
Các phân tử O2 gắn lỏng lẻo và thuận nghịch với phần heme của hemoglobin. Khi PO2 cao, như trong các mao mạch phổi, O2 gắn với hemoglobin, nhưng khi PO2 thấp, như trong các mao mạch ở mô, O2 được giải phóng từ hemoglobin.
Hệ thống bạch huyết: vai trò chính trong điều hòa nồng độ protein, thể tích và áp suất dịch kẽ
Chức năng của hệ thống bạch huyết như một “cơ chế tràn” để nhận lại protein dư thừa và lượng nước thừa trong khoảng kẽ vào tuần hoàn chung.
Cấu tạo chung của hệ thần kinh: thần kinh trung ương và sự nhận cảm đáp ứng
Một đặc tính của hầu hết các sợi thần kinh là các tín hiệu dẫn truyền thường chỉ đi theo một hướng: từ sợi trục của sợi thần kinh phía trước tới sợi gai của sợi phía sau.
Hoạt động của não bộ: điều hòa bằng xung động kích thích từ thân não
Xung động thần kinh ở thân não hoạt hóa các phần của não theo 2 cách: Kích thích hoạt động cơ bản của neurons trên vùng não rộng lớn và hoạt hóa hệ thống hormon thần kinh giải phóng hormon kích thích.
Báo động hoặc phản ứng stress của hệ thần kinh giao cảm
Hệ giao cảm cũng đặc biệt được kích hoạt mạnh mẽ trong nhiều trạng thái cảm xúc. Ví dụ, trong trạng thái giận dữ, vùng dưới đồi sẽ bị kích thích, các tín hiệu sẽ được truyền xuống qua hệ thống lưới của thân não.
Tác dụng sinh lý của vitamin D
Thụ thể vitamin D có mặt trong hầu hết các tế bào trong cơ thể và nằm chủ yếu trong nhân tế bào. Tương tự như các thụ thể steroid và hormone tuyến giáp, các thụ thể vitamin D có vùng bắt hocmon và vị trí bắt ở DNA.
Các chức năng sinh lý của gan
Gan tổng hợp acid béo từ glucid, protid và từ các sản phẩm thoái hóa của lipid, acid béo được chuyển hóa theo chu trình.
Vấn đề nội tiết ở trẻ sơ sinh
Thông thường, hệ nội tiết của trẻ sơ sinh thường rất phát triển lúc sinh, và đứa trẻ hiếm khi biểu hiện ngay bất cứ bất thường miễn dịch nào. Tuy nhiên, nội tiết của trẻ sơ sinh quan trọng trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào và dự trữ năng lượng của cơ thể
Duy trì sự cung cấp năng lượng đầy đủ trong cơ thể quan trọng đến nỗi mà rất nhiều các cơ chế kiểm soát ngắn hạn và dài hạn tồn tại không chỉ điều chỉnh năng lượng hấp thu mà cả năng lượng tiêu thụ và năng lượng dự trữ.
Các dạng khác nhau của các tuyến tiêu hóa
Hầu hết sự tạo thành các enzym tiêu hóa đều là do việc đáp ứng lại với sự có mặt của thức ăn trong đường tiêu hóa, và lượng được bài tiết trong mỗi đoạn của đường tiêu hóa luôn luôn phù hợp với lượng thức ăn đó.
Đo thể tích hô hấp: ghi lại những thay đổi trong phép đo thể tích phổi
Thay đổi của thể tích phổi dưới tình trạng thở khác nhau. Mô tả sự kiện thông khí phổi, không khí trong phổi có thể được chia thành 4 thể tích và 4 dung tích trung bình cho người lớn trẻ.
Sinh lý thần kinh tủy sống
Do trong quá trình phát triển, cột sống phát triển nhanh hơn tủy sống nên phần thấp nhất của tủy sống chỉ ngang gian đốt sống thắt lưng 1-2 (L1-L2). Vì vậy, khi chọc dò dịch não tủy, để tránh gây tổn thương tủy sống, ta thường chọc ở vị trí thắt lưng 4-5 (L4-L5).
Chức năng thần kinh: xử lý của synap và lưu trữ thông tin
Synap là điểm tiếp nối từ dây thần kinh này đến dây thần kinh khác. Tuy nhiên, điều quan trọng được nói đến ở đây là các synap này sẽ giúp cho sự lan truyền của tín hiệu thần kinh đi theo những hướng nhất định.
Trạm thần kinh: sự dẫn truyền và xử lý các tín hiệu
Hệ thần kinh trung ương bao gồm hàng nghìn đến hàng triệu trạm thần kinh; một số trạm chứa vài nơ-ron, trong khi những trạm khác chứa số lượng nơ-ron lớn.