- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa
- Phác đồ phục hồi chức năng trẻ bại não
Phác đồ phục hồi chức năng trẻ bại não
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Bại não là tổn thương não không tiến triển gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi. Bại não biểu hiện chủ yếu bằng các rối loạn về vận động, và có thể các rối loạn đi kèm khác về trí tuệ, giác quan và hành vi.
Tại các nước phát triển tỷ lệ mắc bại não dao động từ 1,8 đến 2,3%o tổng trẻ sơ sinh sống. Tại Việt nam: tỷ lệ mắc bại não chiếm 1,8 %o, chiếm 31,7% tổng số trẻ tàn tật.
Giới tính: bại não gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ trai/gái = 1,35/1.
Phác đồ phục hồi chức năng trẻ bại não
Vận động trị liệu
Theo các mốc phát triển về vận động thô của trẻ:
Chạy - Đi - Đứng - Bò - Quỳ - Ngồi - Lẫy - Kiểm soát đầu cổ.
Theo thể lâm sàng bại não.
Hoàn thành mốc vận động trước rồi chuyển sang mốc sau.
Huấn luyện giao tiếp và ngôn ngữ
Huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm
Mục tiêu của giao tiếp:
+ Xây dựng mối quan hệ với mọi người.
+ Học tập.
+ Gửi thông tin.
+ Tự lập hay kiểm soát được sự việc.
Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm:
+ Kỹ năng tập trung.
+ Kỹ năng bắt chước.
+ Kỹ năng chơi đùa.
+ Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh.
+ Kỹ năng xã hội.
Huấn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ
Huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ: bao gồm:
+ Kỹ năng hiểu ngôn ngữ.
+ Kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Huấn luyện trẻ kỹ năng hiểu ngôn ngữ: Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ.
Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói.
Nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to.
Sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.
Chỉ sử dụng 1 vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ một người hướng dẫn.
Động viên khen thưởng đúng lúc: Phương pháp huấn luyện trẻ hiểu ngôn ngữ (Ngôn ngữ trị liệu).
Huấn luyện trẻ diễn đạt ngôn ngữ:
+ Mục tiêu: trẻ sẽ tự nói/làm dấu/ chỉ vào các bức tranh.
+ Phương pháp:
Bước 1: đánh giá.
Bước 2: lập chương trình huấn luyện. Chọn 1 đến 2 kỹ năng giao tiếp cho đợt huấn luyện.
Bước 3: đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.
Huấn luyện kỹ năng nhà trường
Kỹ năng trước khi đến đường.
Kỹ năng nhà trường.
Hoạt động trị liệu
Huấn luyện kỹ năng sử dụng hai tay sớm: kỹ năng cầm đồ vật, kỹ năng với cầm.
Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày sớm: kỹ năng ăn uống, kỹ năng mặc quần áo, đi giày dép, kỹ năng vệ sinh cá nhân, kỹ năng tắm rửa, đánh răng, rửa mặt.
Huấn luyện kỹ năng nội trợ: kỹ năng đi chợ, tiêu tiền, kỹ năng nấu nướng - Huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp: chọn nghề, học nghề cho phù hợp, giao thông.
Điện trị liệu
Tử ngoại
Chỉ định: bại não có còi xương.
Suy dinh dưỡng, bại não thể nhẽo.
Chống chỉ định: bại não có kèm theo động kinh, lao phổi tiến triển, suy thận, suy gan, chàm cấp.
Phương pháp: tử ngoại B bước sóng 280 - 315 nm.
Thời gian: liều đỏ da độ 1 sau tăng dần lên (tổng liều 1-5 phút/lần ) x 20 - 30 ngày/đợt.
Điện thấp tần
Là dòng điện một chiều có điện thế không đổi trong thời gian điều trị.
Chỉ định: trẻ bại não không có động kinh lâm sàng.
Chống chỉ định: bại não có động kinh trên lâm sàng; bại não thể co cứng nặng.
Các phương pháp điện thấp tần.
Galvanic dẫn CaCl2 cổ:
- Chỉ định: cho trẻ bại não chưa kiểm soát được đầu cổ, chưa biết lẫy.
- Mục đích: tăng cường cơ lực nhóm cơ nâng đầu-cổ.
- Kỹ thuật điện cực: cực tác dụng mang dấu (+) có tẩm dung dịch CaCl2 đặt vào vùng cổ (C5 - 7); Cực đệm mang dấu (-) đặt ở vùng thắt lưng (L4 - 5). Cường độ: 03 - 0,5mA/cm2 điện cực.
- Thời gian điều trị: 15 - 30 phút / lần hàng ngày, trong 20 - 30 ngày.
Galvanic dẫn CaCl2 lưng:
- Chỉ định: cho trẻ bại não chưa nâng thân mình (chưa biết ngồi).
- Mục đích: tăng cường cơ lực nhóm cơ nâng thân.
- Kyz thuật điện cực: cực tác dụng mang dấu (+) có tẩm dung dịch CaCl2 đặt vào vùng thắt lưng (L4 - 5); Cực đệm mang dấu (-) đặt ở vùng.cổ (C5 - 7) hoặc giữa 2 bả vai. Cường độ: 03 - 0,5mA/cm2 điện cực.
- Thời gian điều trị: 15 - 30 phút/lần/ ngày, trong 20 - 30 ngày.
Dòng Galvanic ngược toàn thân:
- Chỉ định: cho trẻ bại não thể co cứng liệt tứ chi.
- Mục đích: giảm trương lực nhóm cơ gập mặt lòng khớp cổ chân nhằm đưa bàn chân về vị trí trung gian.
- Kyz thuật điện cực: 2 cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào vùng cơ dép hai bên; Cực đệm mang dấu (+) đặt ở vùng giữa 2 bả vai hoặc thắt lưng. Cường độ: 03 - 0,5mA / cm2 điện cực.
- Thời gian điều trị: 15 - 30 phút/lần hàng ngày trong 20 - 30 ngày.
Dòng Galvanic ngược khu trú chi trên:
- Chỉ định: cho trẻ bại não thể co cứng liệt nửa người.
- Mục đích: giảm trương lực nhóm cơ gập mặt lòng khớp cổ tay nhằm đưa bàn chân về vị trí trung gian.
- Kyz thuật điện cực: cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào phần dưới cẳng tay liệt (điểm vận động các cơ gập mặt lòng khớp cổ tay); Cực đệm mang dấu (+) đặt ở vùng 1/3 giữa (cơ hai đầu) cánh tay. Cường độ:03 - 0,5mA/cm2 điện cực. Thời gian điều trị: 15 - 30 phút/lần hàng ngày trong 20-30 ngày.
Dòng Galvanic ngược khu trú chi dưới:
- Chỉ định: cho trẻ bại não thể co cứng liệt nửa người.
- Mục đích: giảm trương lực nhóm cơ gập mặt lòng khớp cổ chân (Cơ sinh đôi, dép) nhằm đưa bàn chân về vị trí trung gian.
- Kỹ thuật điện cực: cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào vùng cơ dép bên liệt (bắp chân); Cực đệm mang dấu (+) đặt ở vùng giữa 2 bả vai hoặc thắt lưng. Cường độ: 03 - 0,5mA/cm2 điện cực. Thời gian điều trị: 15 - 30 phút/lần hàng ngày trong 20-30 ngày.
Dòng Galvanic ngắt quãng (xung chữ nhật hoặc tam giác) khu trú:
- Chỉ định: cho trẻ bại não thể co cứng (bàn chân thuổng,bàn tay gập mu quá mức, co rút gập khớp tại gối...).
- Mục đích: không phải kích thích lên cơ trực tiếp mà kích thích lên thần kinh bị ức chế. Phương pháp này còn gọi là thể dục trị liệu.
- Kyz thuật điện cực: cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào điểm vận động của cơ định kích thích (Cơ gập mu bàn tay, cơ chày trước,cơ tứ đầu đùi.. ..); Cực đệm mang dấu (+) đặt ở vùng đầu gần của chi tương ứng (hoặc C4-6 hoặc vùng thắt lưng.) Cường độ: dò cường độ và giữ lại ở liều có co cơ tối thiểu. Thời gian điều trị: 15 - 30 phút/lần hàng ngày trong 20 - 30 ngày.
Dụng cụ trong phục hồi chức năng trẻ bại não
Trong phục hồi chức năng cho trẻ bại não, các loại dụng cụ thường được chỉ định gồm có:
Dụng cụ dùng trong tập luyện như: Bàn tập đứng, khung tập đi, bao cát, thanh song song, nạng chống...
Dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày như: dụng cụ trợ giúp di chuyển ghế có bánh xe, xe lăn..., tay cầm để gắn vào thìa, dĩa, bút, lược..., các loại đai nâng đỡ cổ, thân mình.
Dụng cụ chỉnh hình phòng ngừa biến dạng, tăng cường khả năng vận động như: nẹp cổ, áo nẹp cột sống, nẹp dưới gối, trên gối, nẹp khớp háng, nẹp cổ bàn tay...
Tiêm thuốc dãn cơ
Trong phục hồi chức năng trẻ bại não, với những trẻ có tăng trương lực cơ mạnh thường được chỉ định tiêm hai loại thuốc dãn cơ đó là:
Tiêm Botulinum Toxin vào điểm vận động cơ co cứng
Chỉ định: Trẻ bại não thể co cứng, co rút.
Chống chỉ định: Trẻ bại não thể múa vờn, thể nhẽo, thể thất điều....
Mục đích: Giảm trương lực cơ vùng cơ bị co cứng, tăng cường khả năng vận động có ý thức, kiểm soát tư thế, phòng chống biến dạng...
Phương pháp: Xác định mức độ và tình trạng tăng trương lực cơ. Xác định điểm vận động, đánh dấu vị trí tiêm.
Tiến hành tiêm: Gây tê bề mặt tại vị trí tiêm, pha thuốc tiêm với dung dịch NaCl 9‰ theo đơn vị đóng lọ. Lấy thuốc theo liều lượng tiêm tại mỗi vị trí. Tiêm trực tiếp nội cơ hoặc tiêm qua đầu định vị của máy điện cơ với liều lượng đã được tính toán.
Đặt bơm tiêm Baclofen vào tủy sống
Chỉ định: Trẻ bại não thể co cứng 2 chân nặng.
Chống chỉ định: Trẻ bị gai đôi cột sống, thoát vị não tủy, bại não thể múa vờn, thể nhẽo, thể thất điều...
Mục đích: Giảm trương lực cơ hai chân liên tục và kéo dài, tăng cường khả năng vận động hữu ý, kiểm soát tư thế đứng đi, phòng chống biến dạng tại các khớp háng, gối, cổ chân...
Phương pháp: xác định mức độ và tình trạng tăng trương lực cơ hai chân. Xác định điểm đặt bơm tiêm và điểm cố định kim tiêm.
Tiến hành đặt bơm tiêm: gây tê bề mặt tại vị trí đặt bơm tiêm, lấy thuốc tiêm với dung dịch Baclofen 10% theo đơn vị đóng lọ. Đặt đầu mũi kim tiêm trực tiếp vào qua màng cứng tủy sống vùng khe liên đốt L4-5 qua đầu định vị của máy siêu âm hoặc dưới màn hình Xquang tăng sáng, điều chỉnh liều lượng theo cân nặng.
Các can thiệp phẫu thuật cho trẻ bại não
Chỉ định: trẻ bại não bị co cứng, co rút nặng dẫn đến cứng khớp.
Chống chỉ định: trẻ bại não thể múa vờn, thể nhẽo, thể thất điều...
Mục đích: giải phóng các khớp bị co rút mất tầm vận động, tăng cường khả năng vận động, kiểm soát tư thế, phòng chống biến dạng...
Phương pháp: có hai loại can thiệp phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị phục hồi chức năng trẻ bại não, đó là:
+ Phẫu thuật thần kinh: đặt catheter dẫn lưu não thất cho trẻ bại não có não úng thủy, cắt chọn lọc rễ thần kinh cột sống (Dorsal Selective Rhizotomy) cho trẻ bại não co cứng 2 chân nặng.
+ Phẫu thuật chỉnh hình: bao gồm các loại phẫu thuật kéo dài gân cơ trong trường hợp co rút tại các khớp, chuyển trục xương, đóng cứng khớp...
Thủy trị liệu
Chỉ định: trẻ bại não không có động kinh lâm sàng.
Chống chỉ định: trẻ bại não có động kinh lâm sàng.
Mục đích: thư giãn, giảm trương lực cơ, tăng khả năng vận động có ý thức.
Phương pháp; bồn nước xoáy Hubbard, bể bơi. Nhiệt độ nước 36-380C.
Thời gian: 20 - 30 phút.
Ôxy cao áp trị liệu
Chỉ định: trẻ bại não không có động kinh lâm sàng, không bị các bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh, hô hấp, tim bẩm sinh...
Chống chỉ định: trẻ bại não có động kinh lâm sàng, tim bẩm sinh, viêm não, hế quản phổi cấp...
Mục đích: tăng cường cung cấp ôxy cho các mô, tổ chức trong cơ thể. Đặc biệt là mô thần kinh, giúp tăng cường chuyển hóa và đẩy nhanh quá trình myelin hóa và biệt hóa tế bào thần kinh giai đoạn trước 5 tuổi.
Phương pháp: Đặt trẻ và mẹ hoặc người đi cùng trong buồng ôxy cao áp, điều chỉnh tăng dần nồng độ và áp lực ôxy tới ngưỡng an toàn, duy trì trong khoảng thời gian tăng cần qua mỗi lần điều trị từ 15 đến 30 phút. Sau khi kết thúc điều trị giảm áp từ từ trong 3 - 5 phút mới cho bệnh nhân ra khỏi buồng ôxy.
Giáo dục
Huấn luyện các kỹ năng giáo dục tiền học đường.
Huấn luyện kỹ năng giáo dục đặc biệt và giáo dục hoà nhập.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Đặc điểm chung của những vi khuẩn này, là chúng chui vào trong tế bào vật chủ, và phát triển, phá hủy tế bào vật chủ, bởi cấu trúc vi khuẩn bị thiếu hụt.
Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Nếu ngăn cản, hoặc đánh thức trẻ đang ở giai đoạn giấc ngủ nhanh, sẽ làm trẻ hay quên, tinh thần căng thẳng, quấy khóc, thiếu sự minh mẫn trong học tập.
Phác đồ điều trị tăng đường huyết sơ sinh
Những trẻ sơ sinh bị tiểu đường, thì sau điều trị ổn đường huyết, chuyển sang điều trị Insulin duy trì, một số trường hợp dùng Sulfonylure.
Phác đồ điều trị bệnh Kawasaki
Đến nay chưa rõ nguyên nhân gây Kawasaki, nhưng hướng nhiều đến bệnh có nguồn gốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc kết hợp với yếu tố môi trường, và chủng tộc.
Phác đồ điều trị hạ đường huyết sơ sinh
Hạ đường huyết, có thể thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh, hạ đường huyết dai dẳng có thể gây tổn thương não và để lại hậu quả lâu dà.
Toan chuyển hóa và toan xeton trong các bệnh chuyển hóa bẩm sinh
Sinh xeton là đáp ứng sinh lý của tình trạng đói, dị hóa hoặc chế độ ăn sinh xeton, owr một số trẻ, sinh xeton kết hợp với buồn nôn và nôn.
Phác đồ điều trị vết thương do người và xúc vật cắn ở trẻ em
Do tính thường gặp, và những biến chứng tiềm ẩn của những vết thương loại này, người thầy thuốc, cần nắm vững cách tiếp cận và xử lý.
Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em
Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, là tình trạng rối loạn trung gian miễn dịch mắc phải, đặc trưng là số lượng tiểu cầu giảm đơn độc.
Phác đồ điều trị rối loạn natri máu ở trẻ em
Rối loạn nước điện giải ở trẻ em, thường do tiêu chảy, nôn ói, hay nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm.
Phác đồ điều trị liệu pháp nhận thức hành vi tâm lý ở trẻ em
Liệu pháp nhận thức hành vi, là các kỹ thuật tâm lý, trong đó nhà trị liệu sử dụng việc kết hợp lời nói, và mẫu hành vi một cách có mục đích.
Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Hội chẩn tiêu hóa xem xét chỉ định nội soi tiêu hóa điều trị, thời điểm thường là sau 24 giờ nọi soi chích cầm máu Adrenaline, hoặc chích xơ.
Phác đồ điều trị nguy cơ trẻ quá lớn tuổi so với tuổi thai
Một số trẻ quá dưỡng có thể phát triển hạ đường máu thứ phát do cường insulin, chủ yếu trẻ có mẹ đái đường, hội chứng Beckwith Wiedemann.
Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em
Táo bón do nguyên nhân thần kinh, thần kinh dạ dày ruột, hoặc thần kinh trung ương như bại não, thoát vị màng não tủy, u dây sống.
Phác đồ điều trị suy thận cấp ở trẻ em
Loại trừ nguyên nhân suy thận cấp trước, và sau thận, rất quan trọng, vì suy thận trước, và sau thận, nếu được xử trí kịp thời sẽ hồi phục nhanh.
Dấu hiệu ban đầu trẻ em bị bệnh nặng
Trẻ có dấu hiệu cấp cứu, cần điều trị ngay lập tức, để ngăn ngừa tử vong, trẻ có dấu hiệu cần ưu tiên là những trẻ có nguy cơ tử vong cao.
Phác đồ điều trị liệu pháp thư giãn tâm lý ở trẻ em
Thư giãn là một phương pháp hành vi, đòi hỏi con người phải chú tâm vào tập thư giãn mềm cơ bắp, tập thở chậm, tạo trạng thái thoải mái về tinh thần.
Phác đồ điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở trẻ em
Cần phải dùng kháng sinh phối hợp, diệt khuẩn, thích hợp với vi khuẩn gây bệnh theo kháng sinh đồ, đường tĩnh mạch, kéo dài từ 4 đến 6 tuần.
Phác đồ điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em
Lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng, và qua đường ăn uống nấu không chín, qua da như giun móc, giun lươn.
Phác đồ xử trí khối u đặc thường gặp ở trẻ em
Các khối u hệ thần kinh trung ương chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là u lympho, nguyên bào thần kinh, sarcoma phần mềm, u nguyên bào võng mạc.
Phác đồ điều trị viêm não cấp ở trẻ em
Luôn bảo đảm thông đường hô hấp, đặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu ngửa ra sau, và nghiêng về một bên, hút đờm dãi khi có hiện tượng xuất tiết.
Phác đồ điều trị hội chứng hít phân su
Có thể truyền khối hồng cầu để tăng tưới máu mô, đặc biệt là những bệnh nhân với oxy thấp, nhìn chung duy trì nồng độ hemoglobin trên 15g dl.
Phác đồ điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em
Riêng ở giai đoạn sơ sinh, và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là các loại vi khuẩn đường ruột.
Phác đồ điều trị béo phì ở trẻ em
Đánh giá béo phì không chỉ tính đến cân nặng, mà còn quan tâm đến tỷ lệ mỡ của cơ thể, béo phì được coi là bệnh vì nó chính là yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Phác đồ điều trị sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em
Sốc nhiễm khuẩn, là tình trạng sốc xảy ra như là một biến chứng nặng của nhiễm trùng huyết, nếu không điều trị thích hợp, kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương tế bào.
Phác đồ điều trị viêm phổi do virus ở trẻ em
Mùa hay gặp nhất là vào mùa đông, hình thái, và mức độ nặng của viêm phổi do virus, thay đổi theo một số yếu tố như tuổi, mùa, trạng thái miễn dịch.