- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa
- Phác đồ điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Phác đồ điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt khoảng 40 – 50 %. Các nguyên nhân hay gây thiếu máu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em chủ yếu do cơ thể trẻ phát triển nhanh, thức ăn có nồng độ sắt thấp, ăn sữa bò hoàn toàn. Thiếu máu khi hemoglobin giảm hơn bình thường theo lứa tuổi như sau:
Sơ sinh < 140g/l.
2 tháng < 90g/l.
3 - 6 tháng < 95g/l.
Từ 6 tháng đến 2 tuổi < 105g/l.
2 - 6 tuổi < 105g/l.
Từ 6 đến 14 tuổi < 120g/l.
Người trưởng thành: Nam < 120g/l, nữ < 120g/l, phữ nữ có thai < 110g/l.
Nguyên nhân thiếu sắt có thể do:
Cung cấp thiếu sắt (thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, trẻ đẻ non...).
Mất máu mạn tính (chảy máu, đái máu, nhiễm ký sinh trùng...).
Tăng nhu cầu sắt (đẻ non, dậy thì, phụ nữ có thai...).
Kém hấp thu sắt (tiêu chảy kéo dài, kém hấp thu, cắt dạ dày...).
Phác đồ điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Nguyên tắc điều trị
Điều trị càng sớm càng tốt và phải đảm bảo đủ liều, nâng lượng huyết sắc tố trở lại bình thường.
Điều trị cụ thể
Bổ sung sắt
Uống chế phẩm sắt, sulfat sắt (II) (chứa 20% sắt nguyên tố) hoặc phức hợp sắt (III) Hydroxide Polymaltose: 4 - 6mg Fe/kg/ ngày, trong 6 - 8 tuần lễ. Nếu đúng là thiếu máu thiếu sắt:
Sau 5 - 10 ngày: Hồng cầu lưới tăng, Hemoglobin tăng 2,5 - 4,0g/ l/ ngày.
Trên 10 ngày: Hemoglobin tăng 1,0 - 1,5g/ l/ ngày.
Tiêm bắp trong trường hợp không thể uống được, không hấp thu được:
Lượng Fe (mg) tiêm = {Hb (bt) - Hb (bn)}/100 x x V (ml) x 3,4 x 1,5
Hb (bt): Hemoglobin bình thường (12g/ dl).
Hb (bn): Hemoglobin bệnh nhân.
V (ml) : 80ml/ kg 3,4: 1g.
Hb cần 3,4mg.
Fe 1,5: Thêm 50% cho sắt dự trữ.
Phức hợp sắt dextran có 50mg Fe /ml.
Tiêm tĩnh mạch: Sắt natri gluconate hoặc phức hợp sắt (III) hydroxide sucrose an toàn và hiệu quả hơn sắt dextran. Liều từ 1 - 4 mg/ Kg/ tuần.
Thêm vitamin C 50 - 100mg/ ngày để tăng hấp thu sắt.
Truyền máu chỉ định khi:
- Hb £ 40g/l.
- Cần nâng nhanh lượng Hb (cần phẫu thuật, nhiễm khuẩn nặng).
- Suy tim do thiếu máu nặng. Điều trị bệnh gây thiếu sắt.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
- Điều trị các bệnh mạn tính đường ruột gây kém hấp thu sắt.
- Điều trị các nguyên nhân mất máu mạn tính.
Tiến triển và biến chứng
Lượng huyết sắc tố thường phục hồi sau 2 - 3 tháng.
Trẻ thường có phân màu đen khi uống sắt.
Thiếu máu kéo dài có thể gây suy tim, mệt mỏi nhiều.
Dự phòng thiếu máu thiếu sắt
Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu sau sinh.
Bổ sung sữa có bổ sung sắt nếu không có sữa mẹ.
Thức ăn bổ sung có nhiều sắt và vitamin C (từ động vật và thực vật).
Bổ sung sắt cho trẻ sinh thấp cân với trẻ:
2,0 - 2,5 kg: 1mg/ kg/ ngày.
1,5 - 2,0 kg: 2mg/ kg/ ngày.
1,0 - 1,5 kg: 3mg/ kg/ ngày.
< 1,0 kg : 4mg/ kg/ ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị hạ đường huyết sơ sinh
Hạ đường huyết, có thể thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh, hạ đường huyết dai dẳng có thể gây tổn thương não và để lại hậu quả lâu dà.
Phác đồ điều trị bệnh thận mạn ở trẻ em
Bệnh thận mạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc mới của bệnh thận mạn giai đoạn cuối của trẻ em dưới 15 tuổi hàng năm trên toàn thế giới khác nhau.
Phác đồ điều trị sốc tim ở trẻ em
Sốc tim là tình trạng suy giảm chức năng co bóp cơ tim, dẫn đến hệ thống tuần hoàn không đáp ứng được nhu cầu chuyển hóa của mô, và cơ quan trong cơ thể.
Toan chuyển hóa và toan xeton trong các bệnh chuyển hóa bẩm sinh
Sinh xeton là đáp ứng sinh lý của tình trạng đói, dị hóa hoặc chế độ ăn sinh xeton, owr một số trẻ, sinh xeton kết hợp với buồn nôn và nôn.
Phác đồ điều trị sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em
Sốc nhiễm khuẩn, là tình trạng sốc xảy ra như là một biến chứng nặng của nhiễm trùng huyết, nếu không điều trị thích hợp, kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương tế bào.
Phác đồ điều trị viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Đặc điểm chung của những vi khuẩn này, là chúng chui vào trong tế bào vật chủ, và phát triển, phá hủy tế bào vật chủ, bởi cấu trúc vi khuẩn bị thiếu hụt.
Phác đồ điều trị liệu pháp nhận thức hành vi tâm lý ở trẻ em
Liệu pháp nhận thức hành vi, là các kỹ thuật tâm lý, trong đó nhà trị liệu sử dụng việc kết hợp lời nói, và mẫu hành vi một cách có mục đích.
Phác đồ điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em
Bù dịch bằng ORS, một số trẻ không hấp thu được Glucose trong ORS làm tăng tiêu chảy, do đó cần bù dịch bằng đường tĩnh mạch.
Phác đồ điều trị rối loạn Tic
Các tic được cảm nhận như không thể cưỡng lại được, nhưng có thể dừng tic lại hữu ý, trong những khoảng thời gian khác nhau.
Phác đồ điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở trẻ em
Cần phải dùng kháng sinh phối hợp, diệt khuẩn, thích hợp với vi khuẩn gây bệnh theo kháng sinh đồ, đường tĩnh mạch, kéo dài từ 4 đến 6 tuần.
Phác đồ điều trị tăng lactate máu trong rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Khó phân biệt tăng lactate máu tiên phát, hay thứ phát, lactate dịch não tủy nên được định lượng thường qu,y khi có chỉ định chọc dịch não tủy.
Phác đồ điều trị bệnh màng trong trẻ đẻ non
Thở nCPAP để ngăn xẹp phế nang, duy trì dung tích cặn chức năng, và giảm các cơn ngừng thở, thở máy không xâm nhập.
Phác đồ điều trị suy giáp trạng bẩm sinh
Rối loạn phát triển tuyến giáp, là nguyên nhân thường gặp nhất, do không có tuyến giáp, tuyến giáp lạc chỗ, hoặc tuyến giáp bị thiểu sản.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em
Nhiễm khuẩn đường tiểu đứng hàng thứ 3 sau nhiễm khuẩn hô hấp, và nhiễm khuẩn tiêu hoá, nữ thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiểu hơn nam.
Phác đồ điều trị liệu pháp trò chơi tâm lý ở trẻ em
Liệu pháp trò chơi, được tiến hành dựa vào nhu cầu tự nhiên của trẻ em, là muốn được chơi, nhà trị liệu tổ chức các trò chơi có mục đích.
Phác đồ điều trị sốc phản vệ ở trẻ em
Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn tức thì, phát sinh khi có sự xâm nhập lần thứ hai của dị nguyên vào cơ thể, sốc phản vệ có biểu hiện hạ huyết áp, trụy tim mạch.
Phác đồ phục hồi chức năng trẻ bại não
Bại não là tổn thương não không tiến triển, gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.
Phác đồ điều trị nhiễm kiềm ở trẻ em
Điều trị nguyên nhân ngừng thuốc lợi niệu, dùng thuốc kháng aldosteron, diamox, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh tình trạng nhiễm kiềm bằng NH4Cl.
Phác đồ điều trị viêm não cấp ở trẻ em
Luôn bảo đảm thông đường hô hấp, đặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu ngửa ra sau, và nghiêng về một bên, hút đờm dãi khi có hiện tượng xuất tiết.
Phác đồ điều trị hạ can xi máu ở trẻ em
Trong cơ thể can xi ion hóa, giữ nhiệm vụ điều hòa chức năng của enzyme, ổn định mang thần kinh cơ, tiến trình đông máu và tạo xương.
Phác đồ điều trị hội chứng thực bào máu ở trẻ em
Hội chứng thực bào máu thứ phát, các tác nhân nhiễm trùng, hoặc miễn dịch có thể tác động lên hệ thực bào, gây hoạt tác quá mức.
Rối loạn toan kiềm ở trẻ em
Cân bằng toan kiềm, có vai trò rất quan trọng, đối với sự sống còn của cơ thể, những biến đổi của nồng độ ion H, dù rất nhỏ cũng đủ gây biến đổi lớn.
Phác đồ điều trị vết thương do người và xúc vật cắn ở trẻ em
Do tính thường gặp, và những biến chứng tiềm ẩn của những vết thương loại này, người thầy thuốc, cần nắm vững cách tiếp cận và xử lý.
Phác đồ điều trị teo đường mật bẩm sinh
Có nhiều giả thiết gây về nguyên nhân gây bệnh, như sự không thông nòng trở lại của đường mật, sự bất thường của thai kỳ.
Tiếp cận một trẻ bị bệnh nặng
Nếu không có bằng chứng chắc chắn, về sự lưu thông của đường thở, thì làm kỹ thuật ấn hàm, và nâng cằm, sau đó đánh giá lại.