- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý hô hấp
- Phác đồ điều trị tăng áp động mạch phổi
Phác đồ điều trị tăng áp động mạch phổi
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chúng
Tăng áp động mạch phổi là sự tăng bất thường áp lực động mạch phổi có thể là hậu quả của suy tim trái, tổn thương nhu mô phổi hoặc bệnh lý mạch máu, huyết khối tắc mạch hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên. Bình thường áp lực động mạch phổi lúc nghỉ ngơi là 15 mmHg, mỗi năm tăng thêm 1 mmHg. Gọi là tăng áp động mạch phổi khi áp lực động mạch phổi trung bình ở người lớn > 25 mmHg (khi nghỉ ngơi).
Phác đồ điều trị tăng áp động mạch phổi
Điều trị hỗ trợ
Tránh gắng sức.
Thuốc chống đông đường uống: Nên chỉ định dùng chống đông cho tất cả các bệnh nhân bị tăng áp động mạch phổi. Liều warfarin khởi đầu 1 mg/ngày, cần điều chỉnh để INR đạt 2-3 lần so với chứng.
Thuốc lợi tiểu: Có thể dùng nhóm furosemide đơn thuần hoặc kết hợp với kháng aldosteron (Spironolacton 25-50 mg/ngày), furosemid + spironolactone 20/50 x 1-2 viên/ngày, indapamid 1,5 mg x 1-2 viên/ngày. Theo dõi chức năng thận và sinh hóa máu, tránh suy thận chức năng.
Thở oxy liên tục khi áp lực riêng phần oxy máu động mạch (PaO2) < 60 mmHg hoặc SpO2 < 90% để duy trì độ bão hòa oxy (SpO2) > 90%.
Digoxin: làm tăng cung lượng tim mặc dù hiệu quả khi dùng kéo dài không rõ ràng.
Điều trị loạn nhịp tim nếu có.
Điều trị căn nguyên tăng áp động mạch phổi
Điều trị bệnh lý gây tăng áp động mạch phổi.
Thuốc điều trị đặc hiệu
Thuốc chẹn kênh calci: thường chỉ định cho tăng áp động mạch phổi nguyên phát. Các thuốc thường dùng là nifedipin 20mg 8 giờ 1 lần, liều tối đa 240 mg/ngày. Diltiazem 60 mg 8 giờ 1 lần, liều tối đa 720 mg/ngày, amlordipin 5 mg x 1 lần/ngày, liều tối đa 20 mg/ngày. Phải đo huyết áp trước khi dùng từ liều thứ 2 trở đi và nên tăng liều từ từ để đạt được liều tối ưu. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng liều là hạ huyết áp và phù chi dưới. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ về hiệu quả và tính an toàn của thuốc. Cần đánh giá lại sau 3 tháng.
Ức chế enzym Phosphodiesterase - 5: Sildenafil chỉ định cho bệnh nhân tăng áp động mạch phổi với mức khó thở NYHA II, III. Tác dụng cải thiện triệu chứng và khả năng gắng sức. Liều khuyến cáo ban đầu là 25 mg x 3 lần/ngày. Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau đầu. Không chỉ định cho bệnh nhân đang dùng nitrat.
Kháng receptor nội mạch: Bosentan cải thiện triệu chứng và dung nạp gắng sức. Điều trị bắt đầu với 62,5 mg x 2 lần/ngày trong tháng đầu tiên và sau tăng lên 125 mg x 2 lần/ngày. Cần theo dõi chức năng gan. Chống chỉ định ở bệnh nhân điều trị đồng thời với cyclosporin hoặc glyburid.
Prostacyclins:
+ Iloprost, dùng đường hít được chỉ định cho bệnh nhân tăng áp động mạch phổi với mức độ NYHA III,IV. Điều trị bắt đầu với 2,5 hoặc 5 mcg hít. Tác dụng phụ thường gặp nhất là ho và mẩn đỏ. Vì thời gian bán thải rất ngắn (30 phút) nên khuyến cáo sử dụng thường xuyên 2 giờ 1 lần.
+ Epoprostenol (prostacyclin tổng hợp): giúp cải thiện triệu chứng, khả năng gắng sức và huyết động, và là thuốc duy nhất cải thiện thời gian sống ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi nguyên phát. Điều trị bắt đầu với liều 2-4 ng/kg/phút truyền tĩnh mạch trung tâm, tăng dần liều, liều tối ưu tùy từng bệnh nhân, thường từ 20-40 ng/kg/phút. Tác dụng phụ là nhiễm trùng tại chỗ, tắc catheter, mẩn đỏ, đau xương hàm, ỉa chảy.
+ Treprostinil, chất tương tự với epoprostenol nhưng có thời gian bán thải dài hơn (4 giờ), ổn định ở nhiệt độ phòng, có thể truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Khi tiêm dưới da gây đau tại chỗ. Tác dụng phụ tương tự với epoprostenol. Liều tối ưu từ 50-100 ng/kg/phút.
Ghép phổi
Cân nhắc ghép phổi cho bệnh nhân không đáp ứng với điều trị truyền Prostacyclin. Có thể ghép tim - phổi, ghép 1 hoặc 2 phổi.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát
Tính nhạy cảm của u phổi và chu trình phát triển, các tế bào phân chia nhanh nhạy cảm hơn với điều trị hoá chất, đặc biệt, khi tế bào đang phân chia.
Phác đồ điều trị giãn phế quản
Những trường hợp giãn phế quản nặng, vi khuẩn kháng thuốc, thường cần dùng kháng sinh dài ngày hơn, hoặc bội nhiễm do Pseudomonas aeruginosa.
Phác đồ điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Có thể dùng aminophylin 0,24 g pha với 100 ml dịch glucose 5 phần trăm, truyền trong 30 đến 60 phút, sau đó truyền duy trì.
Phác đồ điều trị viêm xoang cấp tính
Điều trị kháng sinh là cần thiết trong trường hợp chỉ có viêm xoang do vi khuẩn, nếu không, viêm xoang nặng ở trẻ em có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Phác đồ điều trị hen mãn tính
Bệnh nhân gặp các triệu chứng như thở khò khè, tức ngực, khó thở và ho. Các triệu chứng này có thể thay đổi về tần suất, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
Phác đồ điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chỉ định kháng sinh khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng rõ, ho khạc đờm nhiều, đờm đục, hoặc có sốt và các triệu chứng nhiễm trùng khác kèm theo.
Phác đồ xử trí viêm phổi không đáp ứng điều trị
Chỉ nên thay đổi kháng sinh sau 72 giờ điều trị, ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân nặng, tình trạng lâm sàng không ổn định, tiến triển X quang nhanh.
Phác đồ điều trị tràn dịch màng phổi
Trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đã vách hóa: cần tiến hành mở màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm màng phổi, hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
Phác đồ điều trị ho kéo dài
Ho quá nhiều gây mệt nhiều, chưa xác định rõ nguyên nhân, hoặc một số trường hợp đã xác định được nguyên nhân, nhưng không có rối loạn thông khí.
Phác đồ điều trị viêm phế quản do vi khuẩn
Nhiễm khuẩn khí quản ở trẻ em, xảy ra do biến chứng của nhiễm virus trước đó (viêm thanh khí phế quản, cúm, sởi, v.v.).
Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản
Trường hợp nặng có thể xảy ra, trong đó đứa trẻ có nguy cơ do kiệt sức, hoặc nhiễm khuẩn thứ phát, nằm viện là cần thiết khi các dấu hiệu triệu chứng nghiêm trọng.
Phác đồ điều trị bệnh động kinh
Một sự gián đoạn đột ngột của điều trị có thể gây tình trạng động kinh, tỷ lệ giảm liều thay đổi theo thời gian điều trị; thời gian điều trị càng dài, thời gian giảm liều cũng dài.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu bằng viêm mũi họng (viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản). Ban đầu ho khan và sau đó ho có đờm. Sốt nhẹ.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Điều trị kháng sinh được chỉ định khi, bệnh nhân đang trong tình trạng có bệnh nền, suy dinh dưỡng, bệnh sởi, bệnh còi xương, thiếu máu nặng.
Phác đồ điều trị trạng thái động kinh co giật
Không bao giờ sử dụng phenobarbital bằng cách tiêm tĩnh mạch nhanh, giám sát hô hấp, và huyết áp, đảm bảo rằng hỗ trợ hô hấp.
Phác đồ điều trị viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm nhiễm của một hoặc nhiều hốc xoang do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng xoang cấp tính là do virus và tự khỏi trong vòng 10 ngày.
Phác đồ điều trị cấp cứu Shock phản vệ
Corticosteroid không có hiệu quả trong giai đoạn cấp tính, phải được chỉ định ít nhất một lần cho bệnh nhân đã ổn định, để ngăn ngừa tái phát trong ngắn hạn.
Phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
Các thuốc giãn phế quản sử dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít khí dung.
Phác đồ điều trị áp xe phổi
Có thể nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản, giúp dẫn lưu ổ áp xe, soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương gây tắc nghẽn phế quản.
Phác đồ điều trị viên nắp thanh quản mới nhất
Nhiễm khuẩn nắp thanh quản ở trẻ nhỏ do Haemophilus influenzae (Hib) gây ra, rất hiếm xảy ra khi tỷ lệ tiêm vắc xin Hib cao. Nó có thể được gây ra bởi các vi khuẩn khác và xảy ra ở người lớn.
Phác đồ điều trị shock tim
Digoxin không còn nên sử dụng cho sốc tim, trừ những trường hợp hiếm hoi khi một nhịp tim nhanh trên thất, đã được chẩn đoán bằng điện tâm đồ.
Phác đồ điều trị viêm phổi do tụ cầu
Viêm phổi do tụ cầu là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn Staphylococcus aureus. Loại viêm phổi này phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ đã không khỏe hoặc suy dinh dưỡng.
Phác đồ điều trị sốt
Trong trường hợp sốt xuất huyết, và sốt xuất huyết dengue, acid acetylsalicylic, và ibuprofen là chống chỉ định; sử dụng paracetamol thận trọng khi suy gan.
Phác đồ điều trị tâm phế mạn
Bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh, thuốc kháng sinh có thể dùng penicillin, ampicillin, amoxilin, amoxilin và acid clavulanic.
Phác đồ điều trị viêm phổi kẽ
Các điều trị khác như điều trị viêm khớp dạng thấp, nên dùng corticoid ngay từ đầu, không dùng liều vượt quá 100 mg ngày.