Ibuprofen
Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Ibuprofen.
Loại thuốc: Thuốc chống viêm không steroid.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg; Viên nang 200 mg; Kem dùng ngoài 5% (dùng tại chỗ); Ðạn đặt trực tràng 500 mg; Nhũ tương: 20 mg/ml.
Tác dụng
Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm.
Chỉ định
Chống đau và viêm từ nhẹ đến vừa: Trong một số bệnh như thống kinh (có tác dụng tốt và an toàn), nhức đầu, thủ thuật về răng, cắt mép âm hộ. Dùng ibuprofen có thể giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện để điều trị đau sau đại phẫu thuật hay cho người bệnh bị đau do ung thư. Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
Hạ sốt ở trẻ em.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với ibuprofen.
Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
Quá mẫn với aspirin hay với các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).
Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
Người bệnh bị bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn. Cần chú ý là tất cả các người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).
3 tháng cuối của thai kỳ.
Thận trọng
Cần thận trọng khi dùng ibuprofen đối với người cao tuổi.
Ibuprofen có thể làm các transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và hồi phục được.
Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng ibuprofen.
Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.
Thời kỳ mang thai
Các thuốc chống viêm có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ. Các thuốc chống viêm không steroid cũng có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Các thuốc chống viêm cũng ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu.
Sau khi uống các thuốc chống viêm không steroid cũng có nguy cơ ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phải hết sức hạn chế sử dụng đối với bất cứ thuốc chống viêm nào. Các thuốc này cũng có chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh.
Thời kỳ cho con bú
Ibuprofen vào sữa mẹ rất ít, không đáng kể. Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ.
Tác dụng phụ
Thường gặp
Sốt, mỏi mệt.
Chướng bụng, buồn nôn, nôn.
Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn.
Mẩn ngứa, ngoại ban
Ít gặp
Phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay.
Ðau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển.
Lơ mơ, mất ngủ, ù tai.
Rối loạn thị giác
Thính lực giảm.
Thời gian máu chảy kéo dài.
Hiếm gặp
Phù, nổi ban, hội chứng Stevens - Johnson, rụng tóc.
Trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc.
Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu.
Rối loạn co bóp túi mật, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan.
Viêm bàng quang, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.
Xử trí
Nếu người bệnh thấy nhìn mờ, giảm thị lực, hoặc rối loạn nhận cảm màu sắc thì phải ngừng dùng ibuprofen.
Nếu có rối loạn nhẹ về tiêu hóa thì nên uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa.
Liều lượng và cách dùng
Người lớn: Liều uống thông thường để giảm đau: 1,2 - 1,8 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ tuy liều duy trì 0,6 - 1,2 g/ngày đã có hiệu quả. Nếu cần, liều có thể tăng lên, liều tối đa khuyến cáo là 2,4 g/ngày hoặc 3,2 g/ngày. Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp thường phải dùng ibuprofen liều cao hơn so với người bị thoái hóa xương - khớp.
Liều khuyến cáo giảm sốt là 200 - 400 mg, cách nhau 4 - 6 giờ/lần, cho tới tối đa là 1,2 g/ngày.
Trẻ em: Liều uống thông thường để giảm đau hoặc sốt là 20 - 30 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ. Tối đa có thể cho 40 mg/kg/ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên nếu cần.
Ibuprofen thường không khuyến cáo dùng cho trẻ cân nặng dưới 7 kg và một số nhà sản xuất gợi ý liều tối đa hàng ngày là 500 mg đối với trẻ cân nặng dưới 30 kg.
Một cách khác, liều gợi ý cho trẻ em là: Ðối với sốt, 5 - 10 mg/kg (phụ thuộc vào mức độ sốt) và đối với đau, 10 mg/kg; liều có thể cho cách nhau 6 - 8 giờ/lần, liều tối đa hàng ngày 40 mg/kg.
Ðể tránh thuốc tích lũy quá nhiều, nhà sản xuất khuyên nên giảm liều ibuprofen ở người có tổn thương chức năng thận. Chưa xác định được độ an toàn của thuốc ở người suy thận.
Ðặt thuốc hậu môn: Phù hợp với người bệnh không uống được (ví dụ người lớn bị suy hô hấp), cũng tác dụng như uống.
Tương tác
Ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid khác làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm quinolon lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật.
Magnesi hydroxyd làm tăng sự hấp thu ban đầu của ibuprofen; nhưng nếu nhôm hydroxyd cùng có mặt thì lại không có tác dụng này.
Với các thuốc chống viêm không steroid khác: Tăng nguy cơ chảy máu và gây loét.
Methotrexat: Ibuprofen làm tăng độc tính của methotrexat.
Furosemid: Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của furosemid và các thuốc lợi tiểu.
Digoxin: Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết tương.
Quá liều và xử trí
Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu đã uống quá liều thì cần áp dụng những biện pháp sau đây nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc: rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tẩy muối. Nếu nặng: thẩm tách máu hoặc truyền máu. Vì thuốc gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu.
Bài viết cùng chuyên mục
Imipramin
Imipramin là thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Tác dụng giống noradrenalin, serotonin, chẹn thần kinh đối giao cảm trung tâm và ngoại biên và với liều cao ức chế thần kinh alpha giao cảm.
Ibrexafungerp: thuốc điều trị bệnh nấm Candida âm đạo
Ibrexafungerp là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị bệnh nấm Candida âm đạo, tên thương hiệu khác Brexafemme.
Irprestan
Thận trọng giảm thể tích nội mạch, tăng kali huyết, hẹp động mạch chủ, hẹp van 2 lá, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, cường aldosterone nguyên phát, hẹp động mạch thận 2 bên, suy thận.
Ibuprofen pseudoephedrine: thuốc điều trị cảm lạnh
Ibuprofen pseudoephedrine là sản phẩm không kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, tên thương hiệu khác Advil Cold và Sinus.
Itranstad: thuốc điều trị nấm
Không nên dùng itraconazole để điều trị nấm móng cho những bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn chức năng tâm thất như suy tim sung huyết hay có tiền sử suy tim sung huyết.
Iodine: nguyên tố vi lượng bổ sung
Iodine là một nguyên tố vi lượng có tự nhiên trong một số loại thực phẩm, được bổ sung vào các loại khác và có sẵn dưới dạng thực phẩm chức năng.
Isoflurane: thuốc gây mê
Isoflurane là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để gây mê và duy trì mê cho người lớn, thương hiệu Forane.
Ivermectin
Ivermectin có hiệu quả trên nhiều loại giun tròn như giun lươn, giun tóc, giun kim, giun đũa, giun móc và giun chỉ Wuchereria bancrofti. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng trên sán lá gan và sán dây.
Iobitridol: Xenetic 350, thuốc cản quang chứa 3 nguyên tử iod
Iobitridol là chất cản quang chứa iod hữu cơ, mỗi phân tử có 3 nguyên tử iod, với tỷ lệ iod chiếm 45,6 phần trăm, Iobitridol là loại monomer không ở dạng ion
Ipolipid: thuốc điều trị tăng lipid máu
Ipolipid (Gemfibrozil) là thuốc chọn lọc để điều trị tăng lipid huyết đồng hợp tử apoE2/apoE2 (tăng lipoprotein – huyết typ III). Tăng triglycerid huyết vừa và nặng có nguy cơ viêm tụy.
Ixekizumab: thuốc ức chế miễn dịch
Ixekizumab được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến thể mảng từ trung bình đến nặng, viêm khớp vẩy nến hoạt động và viêm cột sống dính khớp hoạt động.
Iodamid meglumin: thuốc cản quang monome dạng ion
Iodamid meglumin được dùng không dựa vào tác dụng dược lý của thuốc mà dựa vào sự phân bố và bài tiết của thuốc trong cơ thể
Irbesartan: Amesartil, Ibartain, Irbesartan, Irbetan, Irbevel, Irsatim, thuốc chống tăng huyết áp
Irbesartan có tác dụng tương tự losartan, nhưng không phải là tiền dược chất như losartan, nên tác dụng dược lý không phụ thuộc vào sự thủy phân ở gan
Iodixanol: chất cản quang
Iodixanol dung dịch tiêm được chỉ định để chụp động mạch, chụp động mạch ngoại vi, chụp động mạch nội tạng và chụp động mạch não; chụp CECT đầu và cơ thể.
Insulin Degludec: thuốc điều trị đái tháo đường
Insulin Degludec là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, có sẵn dưới các tên thương hiệu Tresiba.
Inofar
Bệnh nhân suy thận mãn tính: không phải lọc máu nhận/không nhận erythropoietin, phải lọc máu có nhận erythropoietin, phụ thuộc việc thẩm phân phúc mạc có nhận erythropoietin.
Isosorbid dinitrat
Các nitrat tác động chủ yếu trên hệ tĩnh mạch, với liều cao làm giãn cả hệ động mạch và cả mạch vành. Giãn hệ tĩnh mạch làm cho ứ đọng máu ở ngoại vi và trong các phủ tạng.
Ivabradine: thuốc điều trị suy tim
Ivabradine là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị Suy tim mãn tính. Ivabradine có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Corlanor.
Idarubicin
Idarubicin là 4 - demethoxy daunorubicin. Idarubicin xen vào giữa các cặp base của DNA, có tác dụng ức chế tổng hợp acid nucleic, tương tác với topoisomerase II .
Ipilimumab: thuốc điều trị ung thư
Ipilimumab được sử dụng để điều trị u hắc tố ác tính, ung thư biểu mô tế bào thận và ung thư đại trực tràng di căn.
Imbruvica: thuốc điều trị ung thư nhắm trúng đích
Phản ứng phụ rất thường gặp viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, nhiễm trùng da; giảm bạch cầu trung tính.
Idoxuridin
Idoxuridin là một thymidin gắn iod có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus DNA khác nhau, gồm cả các virus herpes và virus đậu mùa.
Insulatard
Liều lượng thay đổi tùy theo từng bệnh nhân và do bác sĩ quyết định phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Bệnh nhân đái tháo đường không nên ngưng điều trị insulin trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Intrazoline
Intrazoline! Nhiễm trùng do chủng nhạy cảm, chủ yếu trong các biểu hiện nhiễm trùng ở miệng, đường tai mũi họng, phế quản-phổi, tiết niệu-sinh dục, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim.
Isoprenalin (isoproterenol)
Isoprenalin tác dụng trực tiếp lên thụ thể beta - adrenergic. Isoprenalin làm giãn phế quản, cơ trơn dạ dày ruột và tử cung bằng cách kích thích thụ thể beta - 2 - adrenergic.