Cravit

2016-10-15 11:06 AM

Levofloxacin có hoạt tính in vitro chống một phổ rộng các khuẩn Gram âm, Gram dương, và các vi khuẩn không điển hình. Levofloxacin thường là diệt khuẩn với các liều bằng hoặc hơi lớn hơn nồng độ ức chế.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhà sản xuất

Daiichi-Sankyo.

Thành phần

Mỗi viên: Levofloxacin 250mg hoặc 500mg.

Mỗi chai 150mL: Levofloxacin 750mg.

Mỗi chai 100mL: Levofloxacin 500mg.

Mỗi chai 50mL: Levofloxacin 250mg.

Dược lực học

Kháng sinh nhóm fluoroquinolone hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt khuẩn. Ức chế topoisomerase IV và DNA gyrase của vi khuẩn (cả 2 enzym này đều là topoisomerase tuýp II), các enzyme này cần cho sự nhân đôi, sao chép, sửa chữa và tái kết hợp của DNA.

Vi sinh học

Levofloxacin có hoạt tính in vitro chống một phổ rộng các khuẩn Gram âm, Gram dương, và các vi khuẩn không điển hình. Levofloxacin thường là diệt khuẩn với các liều bằng hoặc hơi lớn hơn nồng độ ức chế.

Các fluoroquinolon, kể cả levofloxacin, khác với các aminoglycosid, với macrolid và các beta-lactam kể cả các penicillin về cấu trúc hóa học và về cơ chế tác dụng. Vì vậy, fluoroquinolon có thể có hoạt tính chống vi khuẩn đã đề kháng với các nhóm kháng sinh kể trên.

Đề kháng với levofloxacin do đột biến tự phát in vitro hiếm gặp (trong khoảng 10-9 tới 10-10). Mặc dầu có thấy kháng chéo giữa levofloxacin và một số fluoroquinolon khác, nhưng một số vi sinh vật đã kháng với các fluoroquinolon khác có thể vẫn nhạy với levofloxacin.

Levofloxacin chứng tỏ có hoạt tính chống nhiều chủng của các vi sinh vật sau đây, cả in vitro và cả trong nhiễm khuẩn lâm sàng đã được mô tả trong mục Chỉ định.

Khuẩn Gram dương ưa khí: Enterrococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus pneumoniae (bao gồm chủng kháng penicillin), Streptococcus pyogenes.

Khuẩn Gram âm ưa khí: Enterrococcus cloaceae, E.coli, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa.

Những khuẩn khác: Legionella pneumophila, Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae.

Những dữ liệu sau đây được chứng minh in vitro, nhưng ý nghĩa lâm sàng chưa rõ:

Khuẩn Gram dương ưa khí: Staphylococcus epidermidis, Streptococcus (nhóm C/F), Streptococcus (nhóm G), Streptococcus agalactiae, Streptococcus mileri, Streptococcus nhóm viridans.

Khuẩn Gram âm ưa khí: Acinetobacter baumannii, Acinetobacter lwoffii, Bordetella pertussis, Citrobacter (diversus) koseri, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Enterobacter sakazakii, Klebsiella oxytoca, Morganella morganii, Pantoea (Enterobacter) agglomerans, Proteus vulgaris, Providencia rettgeri, Providencia stuartii, Pseudomonas fluorescens, Serratia marcescens.
Khuẩn Gram dương kỵ khí: Clostridium perfringens.

Dược động học

Hấp thu và nồng độ trong huyết thanh

Levofloxacin hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương thường đạt sau khi uống 1-2 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của một viên 500mg khoảng 99%, chứng tỏ sự hấp thu hoàn toàn của levofloxacin.

Dược động học của levofloxacin là tuyến tính và có thể dự đoán sau khi uống một hoặc nhiều liều. Nồng độ đỉnh và đáy trung bình ± SD đạt được sau khi uống nhiều liều trong ngày là khoảng 5,7 ± 1,4 và 0,5 ± 0,2 microgam/mL sau các liều 500mg và theo thứ tự là 8,6 ± 1,9 và 1,1 ± 0,4 microgram/mL sau khi dùng các liều 750mg.

Phân bố

Thể tích phân phối trung bình của levofloxacin thường khoảng 74-112 lít sau khi uống các liều đơn và nhiều liều 500mg chứng tỏ thuốc được phân bố rộng khắp trong các mô của cơ thể. Levofloxacin đạt mức đỉnh ở mô da và dịch phồng dộp da ở người khỏe mạnh sau khi uống khoảng 3 giờ. Tỉ số sinh thiết mô da/AUC huyết tương khoảng bằng 2, còn tỉ số dịch phồng dộp da/AUC huyết tương là khoảng bằng 1 sau khi cho người khỏe mạnh uống mỗi ngày một lần 750mg và 500mg levofloxacin và uống nhiều ngày. Levofloxacin cũng thấm tốt vào mô phổi. Các nồng độ ở mô phổi thường gấp 2-5 lần nồng độ trong huyết tương và đạt khoảng 2,4-11,3 microgam/gam qua thời gian 24 giờ sau khi uống liều đơn 500mg.

In vitro, qua các nồng độ levofloxacin huyết thanh/huyết tương ở mức lâm sàng (1-10 microgam/mL), levofloxacin gắn khoảng 24-38% vào protein huyết thanh của mọi loài động vật nghiên cứu, được xác định qua phương pháp thẩm tách cân bằng. Levofloxacin chủ yếu gắn vào albumin huyết thanh người. Sự gắn của levofloxacin vào protein-huyết thanh không phụ thuộc vào nồng độ của thuốc.

Chuyển hóa

Levofloxacin ổn định dưới dạng hóa lập thể ở trong huyết tương và nước tiểu và không chuyển hóa để chuyển dạng đồng phân D-ofloxacin.

Levofloxacin chuyển hóa yếu ở người và đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không thay đổi. Sau khi uống, khoảng 87% của liều dùng được tìm thấy nguyên vẹn trong nước tiểu 48giờ, còn < 4% liều được tìm thấy trong phân 72 giờ. Dưới 5% của liều dùng được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa desmethyl và N-oxyd, là những chất chuyển hóa tìm thấy ở người và ít có tác dụng dược lý.

Chỉ định/Công dụng

Liệt kê ở Liều dùng.

Liều lượng & Cách dùng

Viêm xoang cấp: uống 500mg/1 lần/ngày × 10-14 ngày hoặc uống 750mg/1 lần/ngày × 5 ngày.

Đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mãn: uống 500mg/1 lần/ngày × 7-10 ngày hoặc uống 750mg/1 lần/ngày × 5 ngày.

Viêm phổi mắc phải cộng đồng: uống hoặc truyền IV 500mg/1 lần/ngày × 7-14 ngày.

Viêm phổi mắc phải cộng đồng (liệu pháp liều cao, ngắn hạn): uống hoặc truyền IV 750mg/1 lần/ngày × 5 ngày.

Viêm phổi mắc phải bệnh viện (liệu pháp liều cao): uống hoặc truyền IV 750mg/1 lần/ngày × 7- 14 ngày.

Nhiễm trùng ổ bụng, vùng chậu: uống hoặc truyền IV 500mg/1 lần/ngày × 7-14 ngày.

Nhiễm trùng đường niệu không biến chứng: uống hoặc truyền IV 250mg/1 lần/ngày × 3 ngày.

Nhiễm trùng đường niệu có biến chứng kể cả viêm đài bể thận cấp: uống hoặc truyền IV 250mg/1 lần/ngày × 10 ngày.

Nhiễm trùng da & mô mềm không biến chứng: uống hoặc truyền IV 500mg/1 lần/ngày × 7-10 ngày.

Nhiễm trùng da & mô mềm có biến chứng: uống hoặc truyền IV 750mg/1 lần/ngày × 7-14 ngày.

Viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn mạn: uống hoặc truyền IV 500mg/1 lần/ngày × 28 ngày.

Lưu ý: Truyền IV chậm, ít nhất 30 phút với chai 250mg/50 ml, 60 phút với chai 500mg/100 ml, 90 phút với chai 750mg/150ml. Chỉnh liều khi suy thận (CLCr < 50ml/phút).

Cảnh báo

Bệnh nhân suy thận nặng.

Người già.

Tiền căn co giật.

Lái xe, vận hành máy.

Nhạy cảm ánh sáng.

Quá liều

Theo nghiên cứu độc tính trên động vật, những dấu hiệu quan trọng nhất gặp phải sau khi dùng quá liều viên Cravit 500 hoặc 750mg là các triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương, như lú lẫn, chóng mặt, suy giảm ý thức, cơn co giật, cũng như các phản ứng về tiêu hóa, như buồn nôn và sướt niêm mạc.
Khi có quá liều cần làm rỗng dạ dày. Uống thuốc kháng acid để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Không có thuốc chống độc đặc hiệu. Cần theo dõi bệnh nhân và giữ vững việc bù dịch cho bệnh nhân. Khó kéo levofloxacin ra khỏi cơ thể bằng thẩm phân lọc máu và thẩm tách màng bụng.

Chống chỉ định

Quá mẫn nhóm Quinolone.

Người < 18 tuổi.

Phụ nữ nghi ngờ hoặc đang mang thai, đang cho con bú.

Động kinh.

Tiền sử có rối loạn gân cơ do sử dụng Quinolone.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Chống chỉ định trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tương tác

Muối sắt, kháng acid Mg2+, Al3+, Sucrafate, NSAID, thuốc kháng vitamin K. Không pha chung dung dịch truyền với heparin hoặc dung dịch kiềm.

Tác dụng ngoại ý

Thỉnh thoảng: Buồn nôn, tiêu chảy, tăng men gan.

Hiếm: Chán ăn, đau bụng, khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, ngứa, phát ban, tăng giảm bạch cầu.

Rất hiếm: Viêm ruột non, viêm đại tràng giả mạc, dị cảm, co giật, lú lẫn, rối loạn gân cơ, nổi mề đay, co thắt phế quản, giảm bạch cầu, tiểu cầu.

Vô cùng hiếm: Hạ dường huyết, rối loạn các giác quan, đứt gân, choáng phản vệ, ban đỏ xuất tiết, viêm gan, bệnh thận cấp, rối loạn chuyển hóa Porphyrin, loạn thần, triệu chứng ngoại tháp, viêm mạch.

Bảo quản

Viên nén bao phim: Bảo quản dưới 30 độ C.

Dung dịch tiêm truyền: Bảo quản tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 25 độ C.

Trình bày/Đóng gói

Viên nén bao phim: hộp 5 viên.

Dung dịch tiêm truyền: 250mg/50mL x chai 50 mL, hộp 1 chai, 500mg/100mL x chai 100mL, hộp 1 chai, 750mg/150mL x chai 150mL, hộp 1 chai.

Bài viết cùng chuyên mục

Clazic SR

CLAZIC SR với công thức dùng 1 lần mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị và kiểm soát đường huyết tốt hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Cycloserin

Cycloserin là kháng sinh tách ra từ Streptomyces orchidaceus hoặc Streptomyces garyphalus và cũng được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học.

COVID 19 vaccine mRNA-Moderna (Investigational): thuốc chủng ngừa COVID 19

Vắc xin COVID 19, mRNA-Moderna (Investigational) được sử dụng để chủng ngừa chủ động nhằm ngăn ngừa COVID-19 ở những người từ 18 tuổi trở lên.

Cozaar XQ: thuốc hạ huyết áp phối hợp chẹn angiotensin II và kênh calci

Cozaar XQ có hiệu quả trong việc làm hạ huyết áp. Cả losartan và amlodipine đều làm hạ huyết áp do làm giảm sức cản ngoại biên. Sự phong bế dòng calci vào và sự giảm angiotensin II, giảm co thắt mạch là những cơ chế cơ bản.

Cefotiam hydrochloride: cefotiam hexetil hydrochloride, kháng sinh loại cephalosporin

Cefotiam là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ beta lactam, trong nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ tác dụng rộng đối với vi khuẩn.

Cetimed: thuốc điều trị viêm mũi dị ứng mề đay

Cetimed là tác động đối kháng mạnh, kéo dài, và đặc biệt chọn lọc trên các thụ thể H1. Ngay cả với nồng độ cao, cetirizin không gây tác động kháng cholinergic cũng như tác động kháng serotoninergic.

Ceftriaxon

Ceftriaxon là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm. Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Mục lục các thuốc theo vần C

C - Flox 250 - xem Ciprofloxacin, C - Flox 500 - xem Ciprofloxacin, C - Hist - xem Cetirizin hydroclorid, Các chất ức chế HMG - CoA reductase, Các gonadotropin

Chemistatin: thuốc điều trị tăng cholesterol máu

Chemistatin làm giảm tình trạng LDL-cholesterol, cholesterol toàn phần và triglycerid tăng cao và làm tăng HDL-cholesterol. Thuốc cũng làm giảm ApoB, nonHDL-C, VLDL-C, VLDL-TG và làm tăng ApoA-I.

Ciprobay

Ciprofloxacin là một hoạt chất mới thuộc nhóm quinolone do Bayer AG phát triển, Chất này ức chế men gyrase, gyrase inhibitors, của vi khuẩn.

Coenzyme Q10: thuốc chống ô xy hóa

Coenzyme Q10 điều trị đau thắt ngực, hội chứng mệt mỏi mãn tính, suy tim sung huyết, đái tháo đường, độc tính trên tim doxorubicin, chất kích thích miễn dịch HIV / AIDS, cao huyết áp, tế bào ti thể, loạn dưỡng cơ và bệnh cơ.

Citalopram: thuốc điều trị trầm cảm

Citalopram điều trị trầm cảm. Nó cải thiện mức năng lượng và cảm giác hạnh phúc. Citalopram như một chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Thuốc này hoạt động bằng cách giúp khôi phục sự cân bằng serotonin trong não.

Cidermex

Thành phần kháng sinh được phối hợp trong công thức để điều trị các nhiễm trùng phối hợp nhưng không được chỉ định để’ dự phòng.

Creon 25000: thuốc bổ sung men tụy điều trị thiểu năng tụy

Creon 25000 bổ sung men tụy được dùng để điều trị thiểu năng tụy ngoại tiết ở trẻ em và người lớn (tuyến tụy không cung cấp đủ men để tiêu hóa thức ăn). Thiểu năng tụy ngoại tiết thường.

Carbimazole: thuốc kháng giáp

Trong cơ thể, carbimazol bị chuyển hóa nhanh và hoàn toàn thành thiamazol, vì vậy, cơ chế tác dụng của carbimazol cũng là cơ chế của thiamazol.

Claminat: thuốc kháng sinh dạng phối hợp

Claminat điều trị viêm amidan, xoang, tai giữa. Viêm phế quản cấp/mạn, viêm phổi phế quản. Viêm bàng quang, niệu đạo, bể thận. Viêm tủy xương. Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương, côn trùng đốt, viêm mô tế bào.

Cruderan: thuốc điều trị thừa sắt do thalassemia thể nặng

Cruderan đơn trị được chỉ định để điều trị tình trạng thừa sắt ở bệnh nhân thalassemia thể nặng khi liệu pháp chelat hiện thời gặp phải tình trạng chống chỉ định hoặc không đáp ứng đầy đủ.

Codeine phosphat: Relcodin, thuốc giảm đau gây ngủ và giảm ho

Codein và muối của nó có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não; codein làm khô dịch tiết đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản

Cefotaxim

Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, các kháng sinh trong nhóm đều có phổ kháng khuẩn tương tự nhau, mỗi thuốc tác dụng riêng lên một số vi khuẩn nhất định.

Clorazepat: Tranxene, thuốc giải lo âu, an thần nhóm benzodiazepin

Clorazepat là một benzodiazepin tác dụng kéo dài, thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, giải lo âu, chống động kinh và giãn cơ, nhưng chủ yếu được dùng điều trị ngắn ngày trạng thái lo âu

Calcium lactate: thuốc bổ sung calci

Bổ sung calci cho phụ nữ tiền mãn kinh và thời kỳ đầu sau mãn kinh cho thấy tăng cung cấp calci không ngăn được mất xương xốp nhanh trong 5 năm đầu sau mãn kinh.

Cefazolin Actavis: thuốc kháng sinh nhóm betalactam

Cefazolin Actavisdùng để điều trị nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm kháng sinh. Nhiễm trùng đường hô hấp. Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng da và cấu trúc da. Nhiễm trùng xương khớp. Nhiễm trùng huyết. Viêm nội tâm mạc.

Cefoperazon

Cefoperazon là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia.

Corifollitropin Alfa: thuốc kích thích nang trứng điều trị vô sinh

Corifollitropin alfa đang được phát triển để sử dụng như một chất chủ vận hormone kích thích nang trứng tác dụng kéo dài để điều trị vô sinh.

Canasone CB: thuốc điều trị nấm bôi ngoài da

Canasone CB điều trị nhiễm trùng da do nấm: nấm bẹn, nấm da chân, nấm da đùi, nấm da toàn thân, nấm Candida. Bôi một lớp mỏng và xoa nhẹ nhàng lên phần da bị tổn thương đã được làm sạch và vùng da bao quanh, 2 lần/ngày, mỗi đợt điều trị không quá 4 tuần.