Ước tính lưu lượng huyết tương qua thận: độ thanh thải PAH

2020-09-11 10:24 AM

Do mức lọc cầu thận mức lọc cầu thận chỉ chiếm khoảng 20% lưu lượng máu qua thận, một chất được thải trừ hoàn toàn ra khỏi huyết tương phải được bài tiết ở ống thận cũng như lọc ở cầu thận.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Theo lý thuyết, nếu một chất được hoàn toàn thải trừ khỏi huyết tương, độ thanh thải chất đó chính bằng lưu lượng huyết tương qua thận (RPF). Nói cách khác, lượng chất đó được chuyển tới thận trong máu (RPF × Ps) sẽ bằng lượng chất đó bài tiết ra nước tiểu (Us x V).

Do đó, RPF có thể được tính như sau:

RPF = (Us x V)/Ps = Cs­

Do mức lọc cầu thận mức lọc cầu thận chỉ chiếm khoảng 20% lưu lượng máu qua thận, một chất được thải trừ hoàn toàn ra khỏi huyết tương phải được bài tiết ở ống thận cũng như lọc ở cầu thận. Không có chất nào được biết là thải trừ hoàn toàn ra khỏi cơ thể bởi thận.

Tính lưu lượng huyết tương qua thận

Hình. Tính lưu lượng huyết tương qua thận nhờ độ thanh thải của para-aminophipuric acid (PAH). PAH được lọc tự do qua mao mạch cầu thận và bài tiết ở ống thận. Lượng PAH trong huyết tương của động mạch thận bằng lượng PAH có trong nước tiểu. Do đó, lưu lượng huyêt tương qua thận.

Tuy nhiên, có một chất là PAH được thải trừ khoảng 90% khỏi huyết tương. Do đó, độ thanh thải của PAH sấp xỉ bằng RPF. Để chính xác hơn, ta có thể xác định phần trăm PAH còn lại trong sau khi nó qua thận. Phần trăm PAH được thải trừ được thải trừ khỏi máu được gọi là tỉ lệ bài xuất của PAH và trung bình sẽ trên 90% ở thận bình thường. Ở thận bệnh lý, tỉ lệ này sẽ giảm do ống thận bị phá hủy khống có khả năng bài tiết PAH vào lòng ống.

Để tính RPF có thể tính như ví dụ sau: Giả sử nồng độ của PAH trong huyết thanh là 0.01 mg/ml, nồng độ trong nước tiểu là 5.85 mg/ml, lưu lượng nước tiểu là 1ml/min. Độ thanh thải PAH có thể được tính bằng lưu lượng bài tiết PAH (5.85 mg/ml x 1ml/min) chia cho nồng độ của PAH trong huyết tương (0.01 mg/ml). Do đó, độ thanh thải của PAH sẽ bằng 585 ml/min.

Nếu tỉ lệ bài xuất của PAH là 90%, lưu lượng máu thận thực tế sẽ được tính bằng cách chia 585 ml/min cho 0.9, kết quả thu được sẽ là 650ml/min.

Như vậy, lưu lượng huyết tương qua thận (RFP) có thể được tính bằng công thức:

Lưu lượng huyết tương qua thận = (thanh thải PAH)/(tỷ lệ bài xuất PAH)

Tỉ lệ bài xuất PAH (EPAH) được tính bằng hiệu giữa nồng độ PAH trong động mạch thận (PPAH) và tĩnh mạch thận (VPAH), sau đó chia cho nồng độ PAH trong động mạch thận:

EPAH = (PPAH – VPAH)/ PPAH

Ta có thể tính lưu lượng máu thận nhờ RPF và hematocrit (phần trăm hồng cầu trong máu):

Nếu hematocrite là 0.45 và RPF là 650 ml/min, lưu lượng máu qua thận sẽ được tính bằng 650/(1-0.45) và bằng 1182 ml/min

Để tính phân số lọc, là phần trăm huyết tương được lọc qua cầu thận, trước hết chúng ta phải biết RPR ( ay độ thanh thải PAH) và mức lọc cầu thận (độ thanh thải inulin). Nếu RPF là 650 ml/min và mức lọc cầu thận là 125 ml/min, thì phân số lọc (FF) tính ra được:

 FF = GFR/RPF = 125/650 = 0.19

Bài viết cùng chuyên mục

Tính đặc hiệu của tế bào lympho B: miễn dịch dịch thể và kháng thể

Tế bào lympho B đặc hiệu ngay lập tức phóng đại kháng nguyên và giao cho sự xuất hiện của nguyên bào lympho. Một số nguyên bào Lympho đẩy mạnh biệt hóa để tạo thành tiền tương bào, đó là tiền chất của tương bào.

Sinh lý bệnh rối loạn chuyển hóa lipid

Tùy theo phương pháp, có thể đánh giá khối lượng mỡ toàn phần, hoặc sự phân bố mỡ trong cơ thể.

Phù não do tăng áp lực hoặc tổn thương thành mao mạch

Nguyên nhân thường gặp của phù não là do tăng áp lực trong mao mạch hoặc tổn thương thành mao mạch khiến dịch thấm qua thành mạch. Một nguyên nhân phổ biến là do chấn thương não, tình trạng tổn thương nhu mô não và các mao mạch.

Điều chỉnh trao đổi dịch và cân bằng thẩm thấu dịch trong và ngoài tế bào

Sự trao đổi giữa dịch nội bào và ngoại bào chủ yếu dựa vào chênh lêch áp suất thẩm thấu của những chất tan như Na, K, Cl.

Nhắc lại sinh lý sinh hóa glucose máu

Tất cả các loại glucid đều được chuyển thành đường đơn trong ống tiêu hóa và được hấp thu theo thứ tự ưu tiên như sau: galactose, glucose, fructose và pentose.

Peptide lợi niệu tâm nhĩ (ANP): vai trò trong việc kiểm soát bài tiết của thận

Những thay đổi về nồng độ ANP có thể giúp giảm thiểu những thay đổi về thể tích máu trong những đợt rối loạn khác nhau, chẳng hạn như lượng muối và nước tăng lên.

Ý nghĩa sinh học của viêm

Phản ứng viêm nói chung là phương tiện để bảo vệ cơ thể khi yếu tố có hại xuất hiện, tuy nhiên khi phản ứng viêm xảy ra quá mức cũng gây nhiều biến loạn cho cơ thể.

Cơ chế bệnh sinh của gầy mòn chán ăn và suy nhược

Kho dự trữ chất béo hoàn toàn cạn kiệt, và chỉ còn nguồn năng lượng duy nhất là protein, thời điểm này, kho protein dự trữ một lần nữa bước vào giai đoạn suy giảm nhanh chóng.

Hình thành nước tiểu: lọc ở cầu thận tái hấp thu ở ống thận và sự bài tiết ở ống thận

Khi dịch được lọc ra khỏi bao Bowman và đi qua các ống, nó được biến đổi bằng cách tái hấp thu nước và các chất hòa tan cụ thể trở lại máu hoặc bằng cách tiết các chất khác từ các mao mạch phúc mạc vào ống.

Hồng cầu: sản sinh biệt hóa và tổng hợp

Hầu hết hồng cầu được sản xuất tại các xương có màng như xương cột sống, xương ức, các xương sườn và các xương chậu. Thậm chí, các xương này cũng giảm sản xuất khi tuổi tăng lên.

Thuốc lợi tiểu: các loại và cơ chế tác dụng

Tác dụng lâm sàng chủ yếu của các thuốc lợi tiểu là làm giảm lượng dịch ngoại bào, đặc biệt trong những bệnh có kèm theo phù và tăng huyết áp.

Kiểm soát sự bài tiết canxi ở thận và nồng độ ion canxi ngoại bào

Đường tiêu hóa và các cơ chế điều hòa ảnh hưởng đến sự hấp thu và bài tiết canxi ở ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng canxi nội môi.

Sinh lý bệnh của bệnh đần độn

Thiếu hụt bẩm sinh tuyến giáp, tuyến giáp không có khả năng sản xuất hormon giáp do khiếm khuyết một gen của tuyến, hoặc do thiếu hụt iod trong chế độ ăn.

Bó gai đồi thị cũ và mới: hai con đường dẫn truyền đau trong tủy sống và thân não

Khi vào tủy sống, tín hiệu đau có hai con đường đến não, qua (1) bó gai đồi thì mới và (2) bó gai đồi thị cũ. Con đường dẫn truyền cảm giác đau chậm trong bó gai đồi thị cũ phần lớn sẽ tận cùng trong thân não.

Bài tiết nước tiểu cô đặc: vai trò của ống lượn xa và ống góp

Bằng cách tái hấp thu càng nhiều nước có thể, thận tạo ra nước tiểu đậm đặc, bài xuất một lượng bình thường các chất tan trong nước tiểu trong khi đưa thêm nước trở lại dịch ngoại bào và bù đắp cho sự thiếu hụt nước trong cơ thể.

Thận giữ nước bằng cách bài tiết nước tiểu cô đặc

Khả năng cô đặc tối đa của thận bắt buộc phải có bao nhiêu khối lượng nước tiểu phải được thải ra mỗi ngày khỏi cơ thể của các sản phẩm chất thải chuyển hóa và ion từ thức ăn.

Một số quan niệm chưa đầy đủ về bệnh nguyên

Do không phân biệt được nguyên nhân và điều kiện hoặc không phân biệt được vai trò của mỗi yếu tố trong quá trình gây bệnh

Thuốc chẹn kênh natri: giảm tái hấp thu natri ở ống góp

Sự giảm hoạt động của bơm Natri-Kali-ATP làm giảm vận chuyển Kali vào trong tế bào và do đó làm giảm bài tiết Kali vào dịch trong lòng ống thận. Vì lí do này, thuốc chẹn kênh Natri còn được gọi là lợi tiểu giữ kali, và giảm tỷ lệ bài tiết kali ra nước tiểu.

Vị trí tính chất và vai trò của môn sinh lý bệnh

Môn sinh lý bệnh, như định nghĩa đã nêu rõ; đi từ những hiện tượng bệnh lý cụ thể, tìm cách khái quát hóa thành những quy luật.

Điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính áp tròng và đục thể thủy tinh

Kính áp tròng có một vài ưu điểm và ngoài ra còn có đặc điểm như kính chuyển động đồng thời với mắt, kính áp tròng sẽ ảnh hưởng một ít đến kích thước thật của vật khi nhìn qua kính.

Sự tái hấp thu ở ống thận: lớn về mặt định lượng và có tính chọn lọc cao

Đối với nhiều chất, tái hấp thu ở ống thận đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều bài tiết trong việc xác định tỉ lệ bài tiết cuối cùng trong nước tiểu.

Hệ thống đệm phosphat: điều chỉnh thăng bằng kiềm toan trong cơ thể

Hệ thống đệm phosphat có pK của 6.8, giá trị đó không xa pH bình thường trong dịch cơ thể là 7,4; điều này cho phép hệ thống đệm hoạt động gần tối đa.

Sơ lược sự phát triển về khái niệm bệnh

Bệnh là do rối loạn các thể dịch đó. Ví dụ: có quá nhiều dịch nhầy ở khắp nơi như ở phổi , ở ổ bụng, ở ruột, ở trực tràng

Hấp thụ và bài tiết natri: được cân bằng trong trạng thái ổn định

Nếu rối loạn chức năng thận không quá nghiêm trọng, có thể đạt được cân bằng natri chủ yếu bằng cách điều chỉnh nội thận với những thay đổi tối thiểu về thể tích dịch ngoại bào hoặc các điều chỉnh toàn thân khác.

Hệ thống mono đại thực bào/ hệ thống võng nội mô

Tổ hợp toàn bộ bạch cầu mono, đại thực bào di động, đại thực bào mô cố định, và một vài tế bào nội mô chuyên biệt trong tủy xương, lách, và hạch lympho được gọi là hệ thống võng nội mô.