Bài giảng sổ rau thường và hậu sản thường

2012-10-31 03:59 PM

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương sổ rau thường

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Một số đặc điểm giải phẫu của tử cung và bánh rau

Thân tử cung có 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc và cơ đan. Lớp cơ đan dầy và có nhiều mạch máu. Cơ đan có khả năng co bóp và co rút, có tính đàn hồi.

Bánh rau không có tổ chức cơ và sợi chun nêu không có tính chất đàn hồi.

Ngoại sản mạc ở vị trí rau bám có 3 lớp:  lớp đặc ở trên, lớp xốp ở giữa, có nhiều mạch máu nên tổ chức rất lỏng lẻo, rau bong sẽ bong ở lớp này. Lớp đáy ở dưới cùng sát cơ tử cung.

Trung sản mạc và ngoại sản mạc gắn với nhau nhờ các gai rau bám vào đáy các hồ huyết và cách vách ngăn trong hồ huyết ở lớp đặc.

Cơ chế bong rau

Sau khi sổ thai, tử cung co nhỏ lại, diện bám của rau cũng bị co nhỏ lại, nhưng bánh rau không có tính chất đàn hồi như cơ tử cung nên bánh rau rúm lại, dầy lên, lớp rau chờm ra ngoài vùng rau bám. Tử cung càng nhỏ lại, bánh rau càng bị co rúm và dầy lên, tử cung càng co bóp nhiều làm cho bánh rau càng bị thu nhỏ lại kéo mạnh vào lớp xốp, mạch máu ở lớp xốp bị rách và dứt ra gây chảy máu và tạo thành cục huyết sau rau, cục huyết ngày càng to lên, trọng lượng của cục huyết sau rau làm bong nốt phần xốp còn lại của bánh rau.

Cơ chế bong các màng rau

Bong màng rau trước tiên là do cơ tử cung co bóp và co rút làm bong các màng rau, tiếp theo do trọng lượng của cục huyết sau rau và máu loãng, trọng lượng của bánh rau làm bong nốt phần màng rau còn lại.

Những hiện tượng lâm sàng trong thời kỳ sổ rau

Thời kỳ nghỉ ngơi sinh lý

Rau chuẩn bị bong hay đang bong, sản phụ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Mạch không thay đổi hay hơi chậm lại, huyết áp ổn định, tử cung co ngang rốn, khoảng 15 cm trên vệ, mật độ tử cung chắc. Sau 10 - 15 phút, tử cung co bóp mạnh hơn, sản phụ cảm thấy đau trở lại.

Thời kỳ rau bong và rau xuống

Sản phụ thấy đau gần như lúc đẻ, cơ chế bong rau xuất hiện và cơn co tử cung đẩy rau và màng rau xuống đoạn dưới.

Tình trạng sản phụ ổn định, gần như không thay đổi. Âm hộ có thể chảy ít máu, số lượng máu chảy tuỳ theo kiểu sổ rau (sổ kiểu múi chảy nhiều hơn kiểu màng). Tử cung cao lên, lên tới 18 - 20 cm nhưng hẹp bề ngang lại, mật độ rắn hơn thời kỳ nghỉ ngơi sinh lý. Dây rau sẽ tụt ra ngoài âm hộ. Thời kỳ này kéo dài 5-10 phút.

Thời kỳ sổ rau

Rau xuống đoạn dưới tử cung làm đoạn dưới phồng lên đẩy đáy tử cung cao lên, rau xuống đến âm đạo thì màng rau ở đoạn dưới sẽ tiếp tục bong. Tử cung rỗng, sẽ co bóp chặt để thực hiện tắc mạch sinh lý. Sau khi tạo thành khối an toàn, cơn co hết tác dụng, sản phụ không cảm thấy đau nữa. Tử cung trên vệ khoảng 13 cm.

Âm đạo phồng to, âm hộ hé mở có thể nhìn thấy rau. Nếu sản phụ mót rặn sẽ làm cho rau tụt ra ngoài. Đó là kiểu sổ rau tự động.

Các kiểu sổ rau

Bong rau kiểu màng (kiểu Baudeloque)

Rau bắt đầu bong từ trung tâm ra rìa bánh rau, cục máu sau rau tụ lại hoàn toàn ở sau bánh rau. Rau bong hoàn toàn và xuống tới âm đạo thì mặt màng rau sẽ lộn ngược và sổ ra ngoài trước và chỉ thấy máu chảy ra ngoài sau khi rau đã sổ hoàn toàn. Bong và sổ kiểu này chiếm 75% và ít gây sót rau.

Bong rau kiểu múi (kiểu Duncan)

Rau bắt đầu bong từ mép bánh rau vào trung tâm, máu chảy tụ lại sau rau, một phần tách các màng rau để chảy ra ngoài, nên trong quá trình bong rau thấy có nhiều máu chảy qua đường âm đạo. Khi rau sổ ra ngoài, mặt ngoại sản mạc ra trước rồi cục máu sau rau và bánh rau ra cùng một lúc. Bong và sổ rau kiểu này khoảng 25%.

Tình trạng sản phụ và biến chứng sau sổ rau

Toàn trạng sản phụ bình thường, mạch chậm lại hoặc không thay đổi, đều rõ. Huyết áp ổn định. Máu qua đường âm đạo rất ít hoặc không có. Tử cung co nhỏ lại thành khối an toàn.

Sau sổ rau, nếu máu chảy ra nhiều hơn bình thường thì tìm những nguyên nhân:

Đờ tử cung: tử cung mềm, nhão, to lên, không tạo thành khối an toàn.

Vỡ tử cung, rách cổ tử cung.

Rách âm đạo.

Sót rau.

Các cách sổ rau

Có 3 cách sổ rau.

Sổ rau tự động

Cả 3 thời kỳ sổ rau (bong, xuống, sổ) đều diễn biến một cách tự nhiên, kiểu sổ này không tốt vì dễ gây sót rau, sót màng.

Sổ rau tự nhiên

Hai thời kỳ rau bong và rau xuống xảy ra một cách tự nhiên, nhưng đến thời kỳ sổ rau thì có sự can thiệp của người đỡ đẻ lấy rau và màng rau ra. Kiểu sổ này tốt nhất vì chủ động và ít sót rau sót màng.

Bóc rau nhân tạo

Sau 30 phút rau không bong, người thầy thuốc phải đưa tay vào buồng tử cung để bóc rau, lấy rau, màng rau ra ngoài. Sau bóc rau thì tiến hành kiểm soát tử cung ngay.

Xử trí trong thời kỳ sổ rau

Theo dõi bệnh nhân

Thời kỳ sổ rau kéo dài khoảng 15-20 phút. Theo dõi toàn trạng sản phụ, theo dõi ra máu âm đạo để phát hiện và xử trí kịp thời.

Nghiệm pháp bong rau

Trước khi đỡ rau cần phải làm nghiệm pháp bong rau để xem rau đã bong chưa. Có 2 cách:

Đặt cạnh bàn tay lên phía trên khớp vệ, tương ứng với đoạn dưới tử cung, đẩy tử cung lên phía trên, theo dõi dây rau ở ngoài âm hộ. Nếu dây rau bị kéo lên trên (ngăn lại) là rau chưa bong khỏi tử cung. Nếu dây rau vẫn nguyên ở vị trí cũ hoặc tụt xuống thấp (dài ra) là rau đã bong và rau đã xuống đến đoạn dưới  hay nằm trong âm đạo. Hoặc khi cắt rốn, pince kẹp dây rau sát âm môn, theo dõi thấy kẹp cuống rốn ngày càng xa cách âm môn khi rau đã bong.

Đỡ rau: Chỉ can thiệp vào thời kỳ rau sổ, nghĩa là khi rau đã bong tự nhiên và xuống đến âm đạo, chủ động đỡ rau một cách từ từ bằng trọng lượng của bánh rau.

Thì 1: Một tay nhấc kẹp cuống rốn ngang tầm sản phụ nằm, tay khác đặt vào mặt trước và đáy tử cung ở thành bụng, đẩy tử cung ra sau và xuống dưới về phía tiểu khung để bánh rau sổ ra ngoài.

Thì 2: Đặt bờ của 1 bàn tay lên trên khớp vệ vừa ấn xuống, vừa từ từ đẩy ngược lên phía mũi ức, tay kia cầm kẹp nâng dây rốn để bánh rau từ từ rơi xuống làm bong nốt các màng rau để sổ ra ngoài.

Nếu màng rau vẫn chưa bong hết dùng 2 tay ôm lấy bánh rau xoay nhẹ nhàng hoặc dùng pince kẹp màng rau sát âm đạo và kéo từ từ ra ngoài. Theo lý thuyết thì màng rau sót lại dưới 1/ 4 được coi là bình thường.

Kiểm tra rau

Mục đích của việc kiểm tra rau là không để sót rau và màng rau.

Kiểm tra màng rau

Đủ màng rau: Chỗ vỡ ối là một hình tròn đều đặn.

Kiểm tra xem có bánh rau phụ không:  trên mặt màng rau có mạch máu chạy từ bánh rau ra.

Đo phần màng ối từ rìa bánh rau đến chỗ vỡ ối ở màng ối, nếu chỗ ngắn nhất dưới 10 cm thì chẩn đoán hồi cứu là rau tiền đạo.

Kiểm tra tính chất, màu sắc màng rau xem có nhiễm khuẩn.

Kiểm tra bánh rau

Bình thường bánh rau có từ 15 - 20 múi rau, mặt mũi rau nhẵn bóng, đỏ sẫm. Bánh rau hình tròn, đều đặn, dầy ở giữa và mỏng dần ra rìa bánh rau, không có vết khuyết trên diện các múi rau. Nếu có vết khuyết là có sót rau, có thể mất hẳn múi rau, nếu sót rau thì chỉ định kiểm soát tử cung. Kiểm tra hình dạng, kích thước của bánh rau. Trọng lượng bánh rau bằng 1/ 6 trọng lượng thai nhi.

Kiểm tra xem có vết lõm ở mặt bánh rau do khối máu tụ đè vào trong rau bong non.

Kiểm tra dây rau

Màu trắng, có hình các mạch máu nổi gồ lên. Dài khoảng 40-60 cm. Đôi khi thấy dây rau bị  thắt nút hay xoắn vặn.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng ung thư buồng trứng và khối u biểu bì

Cho đến nay, người ta chưa biết rõ nguyên nhân, tuy vậy những yêu tố như ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất asbcstos, và bột talc là hai chất hoá học công nghiệp.

Bài giảng ngôi vai trong sản khoa

Ngôi vai không có cơ chế đẻ nếu thai đủ tháng. Nhưng nếu thai quá nhỏ hoặc thai chết khi còn non tháng, khung chậu rộng, thai nhi có thể đẩy ra ngoài.

Bài giảng nhiễm khuẩn đường sinh sản

Có thể gặp hình thái cấp và mãn tính, nhưng hình thái mạn tính hay gặp hơn cả, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Bài giảng tiền sản giật

Tiền sản giật là giai đoạn quá độ từ nhiễm độc thai nghén biến chứng thành sản giật. Giai đoạn tiền sản giật có thể diễn biến khoảng vài giờ, vài ngày, vài tuần, tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh; cũng có thể thoáng qua gần như bỏ qua giai đoạn này.

Bài giảng choáng (sốc) trong sản khoa

Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng ối gây rối loạn chuyến hoá của tế bào tổ chức gây choáng và khả năng sử dụng oxy tế bào giảm nặng do màng tế bào bị tổn thương.

Bài giảng u nguyên bào nuôi

Ung thư nguyên bào nuôi tần suất 1/40.000 phụ nữ có thai, gần 50% sau chửa trứng, 25% sau sẩy thai, 22% sau đẻ thường và sau đẻ thường 2-3%. Bệnh nguyên bào nuôi có tỉ lệ 1/1.200 thai nghén ở Mỹ và 1/120 thai nghén ở vùng Đông Nam Á.

Bài giảng sẩy thai

Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của y tế).

Bài giảng rong kinh rong huyết

Rong kinh rong huyết tuổi trẻ (metropathia juvenilis). Thường quen gọi là rong kinh dậy thì vì thông thường hay gặp vào tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu kéo dài, máu nhiều và tươi, hay bị đi bị lại.

Bài giảng viêm sinh dục

Viêm sinh dục có lầm quan trong trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ.

Bài giảng viêm âm đạo cổ tử cung

Khi âm đạo bị viêm nhiễm, chất dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm cho người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.

Bài giảng đẻ khó do khung chậu

Để đánh giá mức độ méo của khung chậu hẹp không đối xứng người ta phải dựa vào trám Michaelis. Trám Michaelis được giới hạn trên là gai đốt sống thắt lưng 5.

Bài giảng Sarcoma tử cung

Sarcoma tử cung thì hiếm, chỉ chiếm 1-3% các trường hợp ung thư tử cung, tuy nhiên mức độ nguy hiêm và tái phát cao, thậm chí ngay cả khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, chỉ giới hạn ở tử cung, khiến nó trở thành một trong số những bệnh ác tính trầm trọng nhất trong phụ khoa.

Bài giảng ngôi thóp trước trong sản khoa

Ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán sờ thấy thóp trước, ngôi trán hơi cúi. Tiên lượng và cách xử trí gần giống ngôi trán.

Bài giảng ngôi mặt trong sản khoa

Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa hẳn, mặt trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là cằm. Ngôi mặt là ngôi đẻ khó hơn ngôi chỏm. Ngôi mặt kiểu thế trước dễ đẻ hơn ngôi mặt kiểu thế sau, nhưng chỉ có một kiểu sổ là cằm vệ, cằm cùng không sổ được.

Bài giảng chửa trứng

Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp.

Bài giảng hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ

Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu.

Bài giảng vỡ tử cung

Vỡ tử cung không hoàn toàn (còn gọi vỡ tử cung dưới phúc mạc): Tổn thương từ niêm mạc đến rách cơ tử cung nhưng phúc mạc còn nguyên, thường gặp vỡ ở đoạn dưới.

Bài giảng tư vấn HIV, AIDS cho phụ nữ mang thai

Tư vấn không phải là dạy dỗ, khuyên bảo, mà là một quá trình trong đó người tư vân tìm hiêu và giúp người được tư vân tìm hiêu hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình để giúp cho họ tìm hiểu khả năng và nhu cầu của bản thân, tự tin vào chính mình.

Bài giảng u tuyến vú và thai nghén

Nang tuyến vú là một hình thái của loạn dưỡng nang tuyến vú, là do giãn các ống sữa tạo thành, kích thước của nang có thể từ vài milimet cho tới 1 - 2cm và nhiều nang.

Bài giảng nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung). Có rất nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản: Tụ cầu, liên cầu, E. Coli, các vi khuẩn kị thí như Clostridium, Bacteroides.

Những thay đổi giải phẫu sinh lý của phụ nữ khi có thai

Sự tồn tại của thai nhi với những tuyến nội tiết hoạt động từ rất sớm bắt đầu từ tuần thứ 11; những tuyến này bao gồm tuyến yên, tuyến giáp trạng, thượng thận, tuỵ, và sinh dục.

Bài giảng sử dụng Vaccin trong khi có thai

Đối với vaccin virus sống, người ta khuyên không dùng khi có thai, nhưng cũng chưa bao giờ thấy các vaccin này gây ra dị dạng thai kể cả dùng khi mới có thai. Do vậy nếu tình cờ đã dùng các loại vaccin này thì cũng không có chỉ định phá thai.

Bài giảng chăm sóc trẻ sơ sinh

Đội ngũ nhân viên tham gia chăm sóc- hồi sức trẻ sơ sinh phải có mặt ở phòng sinh trước khi thai sổ, kiểm tra lại các trang thiết bị, dụng cụ để tiếp nhận trẻ sơ sinh và có thể hồi sức ngay khi cần.

Bài giảng vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh

Quanh tuổi từ 45 - 55, phụ nữ chuyển sang một giai đoạn chuyển tiếp của đời sống sinh sản - tuổi tắt dục và mãn kinh. Sự chuyển tiếp này là một phần trong quá trình có tuổi của một phụ nữ và thường diễn ra không có vấn đề.

Bài giảng tia xạ và thai nghén

Giai đoạn sắp xếp tổ chức: giai đoạn này có thể kéo dài đến 12 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn đầy kịch tính, thai vô cùng nhạy cảm với tia X