Những tiêu chuẩn cho máu an toàn

2015-08-13 05:02 PM

Đốì với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục tiêu của y tế là chữa cho người bệnh khỏi bệnh chứ không làm cho họ mắc thểm bệnh. Do đó để có đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn thì nguyên liệu (người cho máu) phải đạt những tiêu chuẩn quốíc gia, quốic tế mới được cho máu.

Những tiêu chuẩn lâm sàng

Người cho máu phải là những người khỏe mạnh

Hoàn toàn tự nguyện, phải sẵn sàng hợp tác với thầy thuốc. Đây là biện pháp tự sàng lọc mình.

Người cho máu phải có hố sơ theo dõi sức khỏe

Về thời gian cho máu (với người cho máu nhắc lại) còn với người cho máu lần đầu phải có giấy tờ tùy thân, địa chỉ rõ ràng... để ngân hàng máu quản lý.

Tuổi

Nam: Từ 18 đến 60 tuổi.

Nữ: Từ 18 đến 55 tuổi.

Thời gian cho máu

Thời gian tối thiểu giữa hai lần cho máu là 2,5 tháng.

Đốì với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.

Số lượng máu cho

Lượng máu tối đa của mỗi lần cho máu bằng 1/13 lượng máu (trong cơ thể có khoảng từ 4 đến 5 lít máu) hoặc tính một cách khác từ 5 đến 7ml/lkg thể trọng thì hoàn toàn không có ảnh hưởng cho sức khỏe. Hiện nay chúng ta quy định đơn vị máu là 250ml và 350ml.

Người cho máu phải đạt tối thiểu:

Nam    : > 45 kg.

Nữ      : > 40 kg.

Huyết áp: phải ở giới hạn bình thường huyết áp tối đa < 160mmHg, huyết áp tối thiểu > 70mmHg.

Người cho máu phải: tuyệt đối an toàn không có nguy cơ lây bệnh.

Người cho máu không được mắc các bệnh lây lan qua con đường truyền máu:HBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét.

Người cho máu không phải là người nghiện hút tiêm chích ma tuý.

Người cho máu không phải là người có quan hệ tình dục đồng giới, khác giới với người ngoài hôn nhân (mại dâm, lây nhiễm HIV, tiêm chích ma tuý).

Người cho máu không phải là tù nhân đang bị giam giữ.

Người cho máu không phải là người vừa nhận máu và chế phẩm máu (dưới 1 năm) còn > 2 năm phải được xem xét kiểm tra xét nghiệm một cách thận trọng.

Người cho máu không phải là người vừa tiêm chủng vaccin, vừa uống thuốc như aspirin v.v...

Người cho máu không phải là người cư trú trong vùng có nguy cơ sốt rét cao trong thời gian > 6 tháng.

Người cho máu không có các tiền sử mắc bệnh tim mạch, gan, thận, hô hấp v.v... và các bệnh khác nữa.

Những tiêu chuẩn xét nghiệm

Huyết sắc tố

Nam: > 120 g/l.

Nữ: >110 g/l.

Ở các cơ sở lớn có điều kiện quy định chung cả nam và nữ huyết sắc tố >120 g/1.

Các xét nghiệm

HBsAg: phải âm tính.

Anti HIVl-2: phải âm tính.

Anti HCV: phải âm tính.

Giang mai (RPR, TPHA): Phải âm tính.

Ký sinh trùng sốt rét: không có.

Men gan: ALT (khi có điều kiện): phải ở giới hạn bình thường.

Và một số xét nghiệm khác khi có nhu cầu.

Người cho máu và những tiêu chuẩn cho máu an toàn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống truyền máu an toàn.

Mỗi người dân nhất là những cán bộ làm công tác truyền máu hiểu và thực hiện đúng những quy định về người cho máu sẽ góp phần quan trọng đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Các chế phẩm máu và sử dụng lâm sàng

Truyền máu ở trẻ sơ sinh mất máu cấp nên sử dụng máu toàn phần bảo quản dưới 5 ngày để tránh những nguy cơ rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa do máu bảo quản dài ngày và đảm bảo tốt chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu truyền vào.

Bệnh Hemophilia

Bệnh hemophilia là bệnh dễ chảy máu (máu khó đông) do thiếu (hay bất thường) các yếu tố tạo thành thromboplastin nội sinh đó là các yếu tố VIII, IX hay XI .

Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)

Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khuyết và loãng xương, giảm sinh tủy, tăng tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng protein đơn dòng, giảm chức năng thận hoặc suy thận.

Đảm bảo chất lượng trong xét nghiệm huyết học truyền máu

Công tác truyền máu được đảm bảo chất lượng có nghĩa là máu và thành phẩm truyền cho bệnh nhân đáp ứng tốt nhất nhu cầu điều trị và hạn chế đến mức thấp nhất các kết quả không mong muốn.

Kỹ thuật tế bào và sinh hóa phân tử trong nghiên cứu bệnh máu

Sử dụng các men hạn chế cắt ADN tại các vị trí đặc hiệu, sau đó điện di và so sánh độ dài của đoạn ADN giữa hai vị trí cắt, Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện các thểm đoạn, mất đoạn gen hay phát hiện đột biến điểm tại vị trí men bình thường chọn cắt.

Nguyên tắc và các bước thực hiện truyền máu lâm sàng

Nguyên tắc chỉ định truyền chế phẩm máu hiện nay trên thế giới, và ở Việt Nam, là chỉ định truyền máu hợp lý, trên cơ sở các biểu hiện lâm sàng, và xét nghiệm.

Tăng đông và huyết khối

Một số tác giả gọi tăng đông là tình trạng tiền huyết khối. Tuy nhiên cần lưu ý răng huyêt khối thường ít khi do một nguyên nhân đơn độc gây nên mà thường là hậu quả của sự kết hợp của một số những rối loạn và yếu tố nguy cơ.

Đặc điểm và chức năng của các cytokin

IL6 được sản xuất từ nhiều tế bào khác nhau: Tế bào T và B đã hoạt hoá, monocyt, tế bào nội mạc, tế bào gan, tế bào B bị nhiễm EBV, tế bào xơ non.

Tai biến do truyền máu và cách xử trí

Dự phòng với những người có cơ địa dị ứng và có nổi mề đay nhiều lần cần loại bỏ huyết tương khi truyền máu để loại trừ các dị nguyên hòa tan.

Bất thường vật chất di truyền và bệnh máu

Có thể phân chia bất thường vật chất di truyền theo nguyên nhân bẩm sinh hay măc phải, hoặc phân chia theo mức độ tổn thương: bất thường mức độ nhiễm sắc thể và mức độ gen.

Phản ứng kháng nguyên kháng thể dịch thể

Phản ứng kháng nguyên + kháng thể dịch thể là phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể là các Ig với kháng nguyên đặc hiệu. Để phát hiện phản ứng này có các kỹ thuật sau đây liên quan đến huyết học - truyền máu:

Tế bào nguồn sinh máu (hemopoietic stem cetls)

Vai trò của tế bào stroma tại tuỷ, các tế bào máu có mặt các tổ chức và cơ quan khác nhau. Từ đó phản ảnh lại tuỷ xương để kích thích hoặc ức chế sản xuất (Feed-Back).

Phân loại và chẩn đoán suy tủy

Dịch hút tuỷ xương: tuỷ đồ, tương tự như máu ngoại vi, số lượng tế bào tuỷ giảm, Sinh thiết tuỷ nghèo tế bào, tổ chức mỡ lấn át (mỡ hoá tuỷ), xơ hoá, thâm nhiễm lympho.

Phân loại bệnh lý tế bào nguồn sinh máu và bệnh máu

Tuy phân làm hai nhóm, nhưng cả hai liên quan và gắn bó với nhau rất chặt chẽ như bệnh lý của tuỷ xương lại được phản ánh ở máu ngoại vi và số lượng và hình ảnh máu ngoại vi cũng phản ánh bệnh lý của tuỷ xương.

Kháng nguyên kháng thể trong huyết học truyền máu

Kháng nguyên không hoàn toàn là kháng nguyên chỉ có phần đặc hiệu mà không có phần mang tính kháng nguyên, nếu có một mình, chúng không gây đáp ứng miễn dịch.

Cấu trúc kháng nguyên bạch cầu (hệ HLA)

Các loci lại có nhiều Allel (gen). Cho tới nay người ta đã biết khoảng 160 gen, các gen này tạo được kháng thể đặc hiệu để phát hiện. Dự đoán có khoảng 500 gen thuộc hệ HLA. Số gen đã phát hiện ở các locus.

Bệnh lý suy giảm miễn dịch

Xuất hiện các kháng thể tự miễn dịch như kháng thể chống tiểu cầu, chống bạch cầu trung tính, kháng thể chống lympho, nhưng lại không phát hiện thấy kháng thể chống nhân và yếu tố dạng thấp.

Hội chứng mất sợi huyết (Đông máu rải rác trong lòng mạch)

Phần lớn các tác giả cho rằng đông máu rải rác có thể sinh ra tiêu sợi huyết phản ứng, thứ phát và nhấn mạnh rằng hai cơ chế này có thể song song tồn tại với tỷ lệ khác nhau.

Xơ tủy nguyên phát (myelofibrosis)

Nhìn chung ban đầu bệnh có biểu hiện là tăng sinh ở tủy xương với tăng số lượng tế bào, sau đó là giảm sinh tủy với giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi.

Dị ứng miễn dịch liên quan đến huyết học truyền máu

Các phản ứng dị ứng miễn dịch trong huyết học và truyền máu thường do các thành phần gây dị ứng của bạch cầu, tiểu cầu hoặc do tự kháng thể chống lại tự kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.

Phân loại và chẩn đoán hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính

Tuỷ đồ chẩn đoán tế bào học, Sinh thiết: chẩn đoán tổ chức tuỷ, Các xét nghiệm đặc trưng riêng cho từng bệnh.

Chuyển hóa trong các tế bào máu

Khi thiếu ATP bơm natri không hoạt động do đó Na+ và nước chỉ có vào mà không có ra, làm cho hồng cầu trương to và vỡ.

Các thành phần của máu

Màng hồng cầu có kháng nguyên nhóm máu, các kháng nguyên này nằm trên bề mặt hồng cầu, chúng là các liên kết của carbohydrat lipid protein.

Cơ chế đông máu cầm máu và các xét nghiệm thăm dò

Sự tiếp xúc của máu với tổ chức dập nát, sẽ phát động quá trình đông máu, chất có trách nhiệm là một lipoprotein gọi là yếu tố tổ chức.

Chuyển hóa sắt và thiếu máu thiếu sắt

Ngoại trừ một số ít trường hợp quá tải sắt nặng, sắt tự do không có trong huyết tương do sắt được gắn với transferrin ở máu tĩnh mạch cửa.