Acetazolamid

2011-05-05 02:22 PM

Acetazolamid là chất ức chế carbonic anhydrase. Ức chế enzym này làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên quốc tế: Acetazolamide.

Thuốc chống glôcôm.

Thuốc tiêm 500 mg/5 ml; Viên nén 125 mg và 250 mg.

Cơ chế tác dụng

Acetazolamid ức chế carbonic anhydrase, làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước, giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực. Acetazolamid làm hạ nhãn áp bằng cách làm giảm sản xuất thủy dịch tới 50 - 60%. Cơ chế chưa được hoàn toàn biết rõ nhưng có lẽ liên quan đến giảm nồng độ ion bicarbonat trong các dịch ở mắt. Tác dụng toan chuyển hóa được áp dụng để điều trị động kinh.

Dược động học

Acetazolamid hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ cao trong máu sau khi uống 2 giờ. Bán thải trong huyết tương khoảng 3 - 6 giờ. Thuốc liên kết mạnh với enzym carbonic anhydrase và đạt nồng độ cao ở mô có chứa enzym này, đặc biệt trong hồng cầu, vỏ thận. Liên kết với protein huyết tương cao. Thuốc đào thải qua thận dưới dạng không đổi.

Chỉ định

Glocom góc mở điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trước khi phẫu thuật, glocom góc đóng cấp, glôcôm trẻ em hoặc glocom thứ phát do đục thủy tinh thể hoặc tiêu thể thủy tinh.

Kết hợp để điều trị động kinh cơn nhỏ chủ yếu với trẻ em và người trẻ tuổi.

Chống chỉ định

Nhiễm acid do thận, tăng clor máu vô căn.

Bệnh Addison.

Suy gan, suy thận nặng.

Giảm kali huyết, giảm natri huyết, mất cân bằng điện giải khác.

Quá mẫn với các sulfonamid.

Ðiều trị dài ngày glocom góc đóng mạn tính hoặc sung huyết.

Thận trọng

Bệnh tắc nghẽn phổi, tràn khí phổi.

Người dễ bị nhiễm acid, hoặc đái tháo đường.

Thời kỳ mang thai

Acetazolamid không được sử dụng cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Không nên sử dụng acetazolamid đối với người cho con bú.

Tác dụng phụ và xử trí

Thường gặp

Mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn.

Thay đổi vị giác.

Nhiễm acid chuyển hóa.

Ít gặp

Sốt, ngứa.

Dị cảm, trầm cảm.

Buồn nôn, nôn.

Bài tiết acid uric giảm trong nước tiểu, bệnh gút có thể nặng lên; giảm kali máu tạm thời.

Ðái ra tinh thể, sỏi thận, giảm tình dục.

Hiếm gặp

Thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, loạn tạo máu.

Ngoại ban, hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, rậm lông.

Cận thị.

Hầu hết các phản ứng có hại đều liên quan đến liều dùng và có thể giảm bằng cách giảm liều. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây chết do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu.

Nhiễm acid chuyển hóa nặng thường gặp ở người già hoặc suy thận. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trước và trong điều trị.

Liều lượng và cách dùng

Thuốc uống

Người lớn:

Chống glocom:

Glocom góc mở: Lần đầu tiên uống 250 mg/1 lần, ngày uống từ 1 đến 4 lần. Liều duy trì tùy theo đáp ứng của người bệnh, thường liều thấp hơn là đủ.

Glocom thứ phát và trước khi phẫu thuật: Uống 250 mg cách nhau 4 giờ/1 lần.

Chống co giật (động kinh):

Uống 4 - 30 mg (thường lúc đầu 10 mg)/kg/ngày chia liều nhỏ có thể tới 4 lần/ngày, thông thường 375 mg đến 1000 mg/ngày.

Khi acetazolamid dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250 mg/ngày, sau đó tăng dần.

Trẻ em:

Glocom: Uống 8 - 30 mg/kg, thường 10 - 15 mg/kg hoặc 300 - 900 mg/m2 diện tích da/ngày, chia thành liều nhỏ.

Ðộng kinh: Giống liều người lớn. Tổng liều không vượt quá 750 mg.

Thuốc tiêm

Người lớn:

Glocom: Ðể làm giảm nhanh nhãn áp: Tiêm tĩnh mạch 500 mg tương đương với acetazolamid tùy theo đáp ứng của người bệnh, liệu pháp có thể tiếp tục bằng đường uống.

Lợi tiểu: Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc cần thiết để đạt được và duy trì tăng bài niệu kiềm.

Trẻ em:

Glocom cấp: Tiêm tĩnh mạch: 5 - 10 mg/kg cách 6 giờ/1 lần.

Lợi tiểu: Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc 150 mg/m2 diện tích da cơ thể, tiêm 1 lần/1 ngày vào buổi sáng, tiêm cách 1 hoặc 2 ngày/1 lần.

Tương tác

Sử dụng đồng thời acetazolamid với corticosteroid, có thể gây hạ kali huyết nặng. Tác dụng của amphetamin, chất kháng tiết acetyl- cholin, mecamylamin, quinidin có thể tăng lên hoặc kéo dài khi sử dụng đồng thời với acetazolamid. Ðáp ứng hạ đường huyết có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc chống đái tháo đường. Các barbiturat, carbamazepin, phenytoin, pirimidon dùng đồng thời với acetazolamid có thể gây loãng xương.

Dùng đồng thời glycosid digitalis với acetazolamid có thể làm tăng độc tính của digitalis và hạ kali huyết. Nguy cơ ngộ độc salicylat tăng lên khi dùng đồng thời acetazolamid với salicylat liều cao.

Bảo quản

Sau khi pha dung dịch thuốc tiêm nên sử dụng trong vòng 24 giờ.

Qui chế

Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Acid Tranexamic

Khả dụng sinh học của thuốc uống xấp xỉ 35% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sau khi uống liều 1,5 g nồng độ đỉnh trong huyết tương của acid tranexamic là xấp xỉ 15 microgam/ml và đạt được sau 3 giờ.

Amphotericin B Liposomal: thuốc điều trị nhiễm nấm

Amphotericin B Liposomal là thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị nhiễm nấm ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính, nhiễm nấm toàn thân,  viêm màng não do Cryptococcus ở bệnh nhân nhiễm HIV và bệnh Leishmaniasis nội tạng. 

Acarbose

Acarbose là một tetrasacharid chống đái tháo đường, ức chế men alpha - glucosidase ruột đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrat.

Alirocumab: thuốc điều trị tăng mỡ máu phòng nguy cơ tim mạch

Alirocumab được chỉ định như một chất bổ trợ cho chế độ ăn kiêng, một mình hoặc kết hợp với các liệu pháp hạ lipid khác (ví dụ, statin, ezetimibe), để điều trị người lớn bị tăng lipid máu nguyên phát.

Acetaminophen / Pamabrom: thuốc giảm đau do đau bụng kinh

Acetaminophen - pamabrom là sản phẩm không kê đơn được sử dụng để giảm đau do đau bụng kinh. Acetaminophen / pamabrom có ​​sẵn dưới các tên thương hiệu khác.

Amphotericin B Cholesteryl Sulfate: thuốc điều trị aspergillosis ở bệnh nhân suy thận hoặc nhiễm độc

Amphotericin B Cholesteryl Sulfate chỉ định để điều trị aspergillosis xâm lấn ở những bệnh nhân suy thận hoặc nhiễm độc không chấp nhận được.

Ameproxen

Đặc biệt không được sử dụng naproxen sodium trong 3 tháng cuối của thai kỳ trừ phi được sự hướng dẫn chuyên môn, bởi vì thuốc có thể làm thai chết lưu.

Acetaminophen Chlorpheniramine Dextromethorphan

Acetaminophen có thể gây độc cho gan ở những người nghiện rượu mãn tính sau nhiều mức liều khác nhau, cơn đau dữ dội hoặc tái phát hoặc sốt cao hoặc liên tục có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng.

Andriol Testocaps: thuốc điều trị thiểu năng tuyến sinh dục

Liệu pháp thay thế testosteron dùng trong thiểu năng sinh dục do thiếu các hormon sinh dục ở một số thể bệnh lý như: thiếu hụt gonadotropin hoặc thiếu hormon giải phóng hormon tạo hoàng thể, tổn thương trục tuyến yên-dưới đồi do khối u, chấn thương, hoặc bức xạ.

Aluminum Hydroxide/Magnesium Trisilicate: thuốc chống tăng tiết dạ dày ợ chua

Aluminum Hydroxide/Magnesium Trisilicate (nhôm hydroxit / magie trisilicat) là sản phẩm không kê đơn (OTC) được sử dụng để điều trị chứng tăng tiết dịch vị và chứng ợ nóng.

Arduan

Thuốc được dùng gây giãn cơ trong gây mê, trong các loại phẫu thuật khác nhau khi cần sự giãn cơ lâu hơn 20-30 phút.

Aredia

Các thay đổi về sinh hóa phản ánh tác dụng của Aredia trong việc ức chế quá trình làm tăng calci huyết do bệnh lý khối u, được ghi nhận qua sự giảm canxi.

Acitretin: thuốc điều trị vảy nến

Tác dụng chống viêm và chống tăng sinh của acitretin giúp làm giảm viêm ở da và biểu bì, giảm bong biểu bì, ban đỏ và độ dày của các tổn thương vẩy nến

Agivastar: thuốc điều trị tăng cholesterol máu vừa hoặc nặng

Được chỉ định bổ trợ cho liệu pháp ăn uống khi đáp ứng với chế độ ăn và các điều trị không mang tính chất dược lý khác (như luyện tập, giảm cân) không hiệu quả ở người bệnh tăng cholesterol máu tiên phát (týp IIa, IIb).

Amitriptyline

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng qua nhau thai vào thai nhi. Amitriptylin, nortriptylin gây an thần và bí tiểu tiện ở trẻ sơ sinh. Tốc độ giảm các triệu chứng từ vài ngày đến vài tuần.

Artemisinin

Artemisinin là thuốc chống sốt rét, được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.), họ Asteriaceae.

Artificial Saliva: nước bọt nhân tạo

Artificial Saliva (nước bọt nhân tạo) là sản phẩm không kê đơn được sử dụng để điều trị chứng khô miệng (xerostomia). Nước bọt nhân tạo có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Oasis, Aquoral, SalivaSure, Caphosol và XyliMelts.

A Methapred

A - Methapred có thành phần hoạt chất là Methyl prednisolon.

Acetaminophen IV: thuốc điều trị đau và sốt đường tĩnh mạch

Acetaminophen IV là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị đau và sốt. Acetaminophen IV có sẵn dưới các tên thương hiệu khác nhau như Ofirmev.

Abelcet

Thuốc Abelcet có thành phần hoạt chất là Amphotericin B.

Apo Ranitidine

Mặc khác, tính theo độ acid trong 24 giờ và lượng acid tiết ra vào ban đêm, 150 mg ranitidine dùng hai lần mỗi ngày ưu việt hơn 200 mg cimetidine ba lần mỗi ngày và 400 mg vào buổi tối.

Air-X: thuốc điều trị đầy hơi đường tiêu hóa

Thuốc Air-X  điều trị đầy hơi ở đường tiêu hóa, cảm giác bị đè ép và căng ở vùng thượng vị, chướng bụng thoáng qua thường có sau bữa ăn thịnh soạn hoặc ăn nhiều chất ngọt, chướng bụng sau phẫu thuật; hội chứng dạ dày - tim, chuẩn bị chụp X-quang và trước khi nội soi dạ dày.

Axit acetohydroxamic: thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Axit acetohydroxamic được sử dụng cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính do sinh vật phân thải urê gây ra. Axit acetohydroxamic có sẵn dưới các tên thương hiệu Lithostat.

Abomacetin

Thuốc Abomacetin có thành phần hoạt chất là Erythromycin.

Acetazolamid Pharmedic

Chống chỉ định: Nhiễm acid do tăng clor máu. Giảm natri và kali huyết. Điều trị dài ngày glaucom góc đóng mạn tính không sung huyết. Không nên dùng Acetazolamid cho phụ nữ mang thai và cho con bú.