- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Xơ cứng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Xơ cứng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Xơ cứng có thể là kết quả của sự thay đổi điều hòa ngoại tháp của các neuron vận động trên tủy và sự thay đổi hoạt động các neuron vận động tủy để đáp ứng các kích thích ngoại biên trong các phản xạ căng giãn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mô tả
Xơ cứng là tình trạng tăng đối kháng với các vận động thụ động vì sự tăng bất thường của trương lực cơ. Có ba đặc tính:
Sự đối kháng không phụ thuộc vào tốc độ căng cơ (mức độ đối kháng là giống nhau dù vận động thụ động nhanh hay chậm).
Trương lực gấp và duỗi ngang nhau.
Không yếu cơ.
Xơ cứng là dấu hiệu của bệnh lý ngoại tháp. Thi thoảng còn được gọi là cứng dẻo, cứng sáp, hoặc cứng ống chì. Xơ cứng có thể tệ hơn với vận động thụ động ở chi đối bên của bệnh nhân, một hiện tượng được biết tới là xơ cứng hoạt động.
Nguyên nhân
Phổ biến
Bệnh parkinson.
Thuốc - đối kháng dopamine (ví dụ. haloperidol, metoclopramide).
Ít phổ biến
Bệnh chất trắng lan tỏa (ví dụ. nhồi máu ổ khuyết).
Bệnh teo đa hệ thống.
Liệt trên nhân tiến triển.
Thoái hóa vỏ não và hạch nền.
Hình. Vòng vận động hạch nền và tổ chức sắp xếp thân thể. GPe = nhân cầu nhạt ngoài; GPi = nhân cầu nhạt trong; STN = các nhân dưới đồi.
Cơ chế
Cơ chế xơ cứng ở hội chứng parkinson là chưa rõ. Xơ cứng có thể là kết quả của sự thay đổi điều hòa ngoại tháp của các neuron vận động trên tủy và sự thay đổi hoạt động các neuron vận động tủy để đáp ứng các kích thích ngoại biên trong các phản xạ căng giãn.
Cứng đơ dạng bánh răng cưa là một loại xơ cứng liên quan tới bệnh parkinson khi mà trương lực cơ bị gián đoạn - như các bánh răng xảy ra khi vận động thụ động. Cứng đơ dạng bánh răng cưa là do có sự phối hợp giữa xơ cứng và run.
Ý nghĩa
Co cứng nổi bật khi khởi đầu khám lâm sàng ở bệnh nhân parkinson |
||||
|
Độ nhạy |
Độ đặc hiệu |
Positive LR |
Negative LR |
Xơ cứng |
30% |
43% |
0.5 |
1.6 |
Bảng. Tiện ích lâm sàng chứng xơ cứng trong bệnh Parkinson.