- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Phù ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phù ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Cơ chế chính gây phù dưới da ngoại biên phụ thuộc vào tăng áp lực thủy tĩnh, giảm áp lực thủy tĩnh mô kẽ, giảm thể tích huyết tương, tăng áp lực dịch kẽ, tăng tính thấm thành mạch, tắc mạch bạch huyết.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mô tả
Là sự tích tụ dịch bất thường dưới da hoặc trong các khoang cơ thể, gây ra phù nề hoặc lõm da khi ấn.
Nguyên nhân
Bệnh liên quan đến phù ngoại biên rất nhiều.
Có thể kể ra các nguyên nhân chính là:
Phổ biến
Suy tim sung huyết.
Bệnh gan.
Hội chứng thận hư.
Suy thận.
Suy tĩnh mạch.
Tác dụng phụ của thuốc.
Có thai.
Hiếm gặp
Giảm albumin máu.
Bệnh ác tính.
Hình. Phù ngoại biên trong suy tim
Hình. Phù ngoại biên trong suy gan
Hình. Phù ngoại biên trong hội chứng thận hư.
Cơ chế
Cơ chế chính gây phù dưới da ngoại biên phụ thuộc vào cấu tạo mô học của mô đó. Tuy nhiên, thường thì một hoặc một số yếu tố sau đây hiện diện:
Tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch (tăng áp lực đẩy dịch ra ngoài lòng mạch).
Giảm áp lực thủy tĩnh mô kẽ (giảm áp lực đẩy dịch vào lòng mạch).
Giảm thể tích huyết tương (giảm protein giữ dịch ở trong lòng mạch).
Tăng áp lực dịch kẽ (tăng proteins kéo dịch ra ngoài lòng mạch).
Tăng tính thấm thành mạch.
Tắc mạch bạch huyết - giảm dẫn lưu dịch và protein từ mô kẽ về tuần hoàn bình thường.
Cơ chế trong suy tim
Tăng áp lực thủy tĩnh tĩnh mạch gây ra quá trình thấm dịch trong đó dịch bị đẩy từ lòng mạch vào trong khoảng kẽ. Tình trạng này thường gặp trong suy tim phải.
Các yếu tố thúc đẩy quá trình này gồm:
Tăng thể tích huyết tương- Giảm cung lượng tim (kể cả suy tim trái hoặc phải) dẫn đến giảm tưới máu thận. Đáp ứng lại tình trạng này, hệ RAAS được hoạt hóa và làm cho cơ thể giữ muối nước, làm tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch và tĩnh mạch.
Tăng áp lực tĩnh mạch- suy thất gây tăng áp lực cuối tâm thu và/hoặcđầu tâm trương- những áp lực này tăng ngược dòng lên tâm nhĩ và hệ thống tĩnh mạch, làm tăng áp lực thủy tĩnh tĩnh mạch và mao mạch.
Tăng áp lực thủy tĩnh đẩy dịch ra ngoài lòng mạch vào khoảng mô xung quanh.
Hệ bạch huyết không dẫn lưu hết dịch tái hấp thu từ mô kẽ và gây phù.
Bệnh gan
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, yếu tố chính gây phù trong bệnh gan là do giãn giường mạch ở lách. Phù không phải là hậu quả do gan giảm tổng hợp protein, mặc dù điều này cũng góp phần gây phù.
Khi gan suy, NO và prostaglandin tăng lên ở tuần hoàn lách. Các chất này làm giãn mạch máu lách, tạo ra nhiều hồ máu, làm giảm thể tích tuần hoàn hiệu quả đến thận, tăng tiết các hormone ở thận gây giữ muối nước thông qua hệ RAAS, làm tăng áp lực thủy tĩnh.
Hội chứng thận hư
Cơ chế phù trong hội chứng thận hư chưa được hiểu rõ. Các nguyên nhân chính có thể là:
Mất một lượng lớn protein qua thận và giảm albumin máu, làm giảm áp lực keo huyết tương- do có quá ít protein để giữ dịch trong lòng mạch, kết quả là dịch bị dò rỉ ra ngoài.
Giảm thể tích tuần hoàn gây đáp ứng thần kinh thể dịch làm tăng giữ muối nước, qua đó làm tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch đẩy dịch ra ngoài lòng mạch.
Gan giảm tạo protein làm giảm protein huyết tương.
Giảm đáp ứng bài niệu natri nhĩ (ANR) - là một đáp ứng bình thường khi có quá tải dịch làm tăng bài tiết muối nước qua thận.
Suy giảm chức năng thận trong bệnh thận và hội chứng thận hư không cho phép thải muối một cách bình thường gây giữ nước. Đây có thể là cơ chế nổi trội trong trường hợp albumin máu không giảm.
Ý nghĩa
Phù ngoại biên là một triệu chứng hữu ích khi nó hiện diện; tuy nhiên, không có phù không được phép loại suy tim (nhạy 10%, đặc hiệu 93%) với chỉ khoảng 25% bệnh nhân suy tim dưới 70 tuổi có phù.
Trong suy gan, sự hiện diện của phù ngoại biên, và đặc biệt là bang bụng, dự báo một tiên lượng xấu.
Bài viết cùng chuyên mục
Hội chứng Hemoglobin
Hemoglobin là một hệ thống đệm tham gia vào quá trình thăng bằng kiềm-toan của cơ thể, Khi tan máu, hemoglobin xuất hiện trong máu và được thải trong nước tiểu.
Phản xạ giác mạc: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Khám phản xạ giác mạc có ích trong mất thính giác một bên và yếu nửa mặt một bên, và trong đánh giá chức năng cuống não. Mất phản xạ giác mạc gặp ở 8% các bệnh nhân cao tuổi bình thường theo một nghiên cứu.
Dấu hiệu Lachman: tại sao và cơ chế hình thành
Nghiệm pháp Lachman thường được sử dụng với các thử nghiệm ngăn kéo trước để kiểm tra dây chằng chéo trước. Nó được cho là có độ nhạy cao hơn và thường được chấp nhận là một bài kiểm tra cấp cao của dây chằng.
Nghiệm pháp Thompson: tại sao và cơ chế hình thành
Khi gân Achilles bị đứt, phản ứng này sẽ không xảy ra. Gân achilles gắn không hiệu quả với xương gót và không thể nâng gót lên được khi cơ dép bị ép.
Tiếng thở phế quản: tại sao và cơ chế hình thành
Bình thường, tiếng thở phế quản không nghe thấy ở trường phổi vì thành ngực làm yếu đi những âm có tần số cao. Nếu có đông đặc, những âm tần số cao này có thể truyền qua được rõ ràng.
Mạch nghịch thường: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ở người khỏe mạnh mạch quay giảm biên độ trong thì hít vào sâu. Đó là do hít vào làm giảm áp lực trong lồng ngực, làm máu tĩnh mạch về tim phải nhiều hơn. Thất phải giãn và vách liên thất cong về phía thất trái, ngăn máu về thất trái.
Thăm khám bộ máy vận động
Các bệnh về cơ tuy hiếm gặp so với các bệnh nội khoa khác, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không gặp trong lâm sàng. Thực tế ở Việt Nam, hầu hết các bệnh về cơ đã được gặp với một số lượng không phải là ít.
Lạo xạo lục cục khớp: tại sao và cơ chế hình thành
Lạo xạo khớp không được sử dụng thực sự trong việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp như nhiều dấu hiệu đặc hiệu cụ thể và triệu chứng khác thường đã hiện diện.
Mụn steroid trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Sự thừa steroid trong hội chứng Cushing có thể làm trầm trọng thêm các mụn sẵn có; tuy nhiên, thường gặp hơn là một tình trạng giống mụn gọi là viêm nang lông do malassezia (nấm pityrosporum).
Bệnh án và bệnh lịch nội khoa
Bệnh án và bệnh lịch đều là những tài liệu cần thiết để chẩn đoán bệnh được đúng, theo dõi bệnh đựợc tốt và do đó áp dụng được kịp thời các phương thức điều trị đúng đắn.
Khám lâm sàng hệ tiêu hóa
Trong quá trình khám lâm sàng bộ máy tiêu hoá ta có thể chia ra làm hai phần: Phân tiêu hoá trên: Miệng, họng, thực quản. Phần dưới: Hậu môn và trực tràng. Mỗi bộ phận trong phần này đòi hỏi có một cách khám riêng.
Viêm mạch mạng xanh tím: tại sao và cơ chế hình thành
Mặc dù có nhiều nguyên nhân tiềm năng, viêm mạng mạch xanh tím vẫn là một dấu hiệu có giá trị, là một chẩn đoán loại trừ và các nguyên nhân khác cần được loại trừ đầu tiên.
Bàn chân Charcot: tại sao và cơ chế hình thành
Sự biểu hiện của chính triệu chứng là không đặc hiệu. Tuy nhiên, mới khởi phát đau, ở một bệnh nhân tiểu đường được biết đến với bệnh thần kinh là một chẩn đoán không thể bỏ qua.
Khó thở khi nằm: tại sao và cơ chế hình thành
Lý thuyết hiện hành được chấp nhận về sự khởi phát của khó thở khi nằm là sự tái phân phối dịch từ hệ tuần hoàn nội tạng và các chi dưới trở về hệ tuần hoàn trung tâm xảy ra khi nằm thẳng.
Suy mòn cơ thể do bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Cung lượng tim thấp mạn tính lấy đi lượng oxy cần thiết bình thường của tế bào, làm giảm hiệu suất chuyển hóa và làm chuyển hóa theo con đường dị hóa hơn là đồng hóa.
Âm thổi tâm trương: âm thổi hẹp van hai lá
Khi lỗ van bị hẹp, lượng máu lưu thông qua nó trong kì tâm trương trở nên rối loạn và tạo nên tâm thổi đặc trưng. Rất đặc hiệu cho hẹp van hai lá và cần được tầm soát thêm nếu nghe được.
Đau bụng cấp tính và mãn tính
Đau bụng là một trong những dấu hiệu chức năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá, nhiều khi chỉ dựa vào triệu chứng đau, người thầy thuốc có thể sơ bộ.
Giảm thính lực: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Điếc tiếp nhận không đối xứng liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương. Trên lâm sàng, giảm thính lực có ý nghĩa (tức >30 dB) thường bị bỏ sót khoảng 50% trường hợp không làm đánh giá chính thức.
Mạch động mạch mạch đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có vài bằng chứng chứng minh rằng mạch đôi được phát hiện sau phẫu thuật van tim đem lại tiên lượng xấu hơn. Nếu cảm nhận được thường bị nhầm lẫn với mạch dội đôi và vì thế, có thể làm giảm ý nghĩa của dấu hiệu.
Thở thất điều: tại sao và cơ chế hình thành
Giống như nhiều bất thường thở khác, người ta cho rằng là do sự gián đoạn của hệ thống hô hấp ở thân não, đặc biệt là tổn thương ở hành não.
Rối loạn chuyển hóa Magie
Các rối loạn nhịp tim thường xuất hiện ở những bệnh nhân vừa giảm magiê vừa giảm kali máu. Những biểu hiện trên điện tim giống với giảm kali máu
Xơ cứng da đầu chi: tại sao và cơ chế hình thành
Được biết đến là các tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào T, xâm nhập vào da, khởi động một chỗi các phản ứng bao gồm tạo ra các nguyên bào sợi bất thường và kích thích yếu tố tăng trưởng.
Giãn mao mạch: tại sao và cơ chế hình thành
Rất khó để đưa ra cơ chế riêng của từng loại giãn mao mạch trong cuốn sách này. Cơ chế chủ yếu do giãn mao mạch mãn tính. Ngoại lệ hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền là do có sự tổn thương thực sự của mạch máu.
Khám thắt lưng hông
Hội chứng thắt lưng hông gồm có hai hội chứng thành phần là hội chứng cột sống và hội chứng dây rễ thần kinh, Khám lâm sàng nhằm mục đích phát hiện.
Biến đổi hình thái sóng: mất sóng x xuống
Bình thường, sóng x-xuống gây ra bởi đáy của tâm nhĩ di chuyển xuống dưới ra trước trong kì tâm thu. Trong hở van ba lá, thể tích máu trào ngược bù trừ cho sự giảm áp xuất bình thường gây ra bởi tâm thu thất.