- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): Dấu hiệu Kussmaul
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): Dấu hiệu Kussmaul
Ít hơn 40% trường hợp viêm màng ngoài tim co thắt có dấu hiệu Kussmaul; tuy nhiên, độ đặc hiệu cho bệnh lý nền khá cao. Nếu dấu hiệu này xuất hiện, cần phải thực hiện tầm soát thêm.
Các dấu hiệu liên quan đến áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP) là một trong những vấn đề đầu tiên được giới thiệu cho sinh viên đang học chuyên khoa tim mạch và là những vấn đề quan trọng nhất. Việc nhận biết và hiểu được các dấu hiệu này sẽ hỗ trợ cho quá trình chăm sóc bệnh nhân, cũng như chuẩn bị kiến thức cho những câu hỏi mà sinh viên và các bác sĩ trẻ sẽ được hỏi trên lâm sàng.
Mô tả
Thay vì tĩnh mạch cổ xẹp khi máu trở về tim phải trong thì hít vào, tĩnh mạch cổ lại nổi rõ lên khi bệnh nhân hít vào.
Hình. Cơ chế của dấu hiệu Kussmaul
Nguyên nhân
Thường gặp
Suy tim nặng.
Nhồi máu thất phải.
Thuyên tắc phổi.
Ít gặp
Hẹp van ba lá.
Viêm màng ngoài tim co thắt.
Cơ chế
Dấu hiệu Kussmaul được cho là gây ra bởi sự kết hợp của sự gia tăng hồi lưu tĩnh mạch về tim kết hợp với tình trạng tâm thất phải bị giới hạn hoặc không giãn nở.
Quá trình này xảy ra như sau:
Hít vào thông thường cần sự giảm áp lực trong lồng ngực. Điều này giúp hút máu tĩnh mạch trở về lồng ngực.
Sự co của cơ hoành khi hít vào làm gia tăng áp lực ổ bụng và góp phần làm gia tăng hồi lưu tĩnh mạch từ giường tĩnh mạch lách.
Khi thất phải bị hạn chế, do viêm màng ngoài tim co thắt, suy tim phải hoặc gia tăng hậu tải của thất phải (thuyên tắc phổi), không thể thích nghi được với sự hồi lưu của tĩnh mạch, và áp lực nhĩ phải đạt ngưỡng áp lực ngoại biên. Lượng máu ứ ngược trở lại vào tĩnh mạch cổ giãn.
Ý nghĩa
Ít hơn 40% trường hợp viêm màng ngoài tim co thắt có dấu hiệu Kussmaul; tuy nhiên, độ đặc hiệu cho bệnh lý nền khá cao. Nếu dấu hiệu này xuất hiện, cần phải thực hiện tầm soát thêm.
Bài xem nhiều nhất
Khám thắt lưng hông
Hội chứng thiếu máu
Khám hội chứng màng não
Hội chứng xuất huyết
Rối loạn tiểu tiện: đái buốt đái rắt bí đái
Hội chứng rối loạn tiêu hoá
Khám và chẩn đoán phù
Hội chứng tràn dịch màng phổi
Xuất huyết tiêu hóa
Hội chứng liệt nửa người
Hội chứng thắt lưng hông gồm có hai hội chứng thành phần là hội chứng cột sống và hội chứng dây rễ thần kinh, Khám lâm sàng nhằm mục đích phát hiện.
Thiếu máu xẩy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống.
Khi màng não bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, trên lâm sàng sẽ thấy biểu hiện của hội chứng màng não (meningismus).
Xuất huyết là một hội chứng bệnh lý gặp ở nhiều chuyên khoa như Xuất huyết dưới da hay gặp ở nội khoa, truyền nhiễm, xuất huyết dạ dày gặp ở khoa tiêu hoá; rong kinh.
Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích, khối lượng nước tiểu rất ít cũng đủ gây phản xạ đó, Hậu quả là làm cho người bệnh phải đi đái luôn.
Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì.
Phù là hiện tượng ứ nước ở trong các tổ chức dưới da hoặc phủ tạng, Sự ứ nước đó có thể gây bởi nhiều cơ chế, cho nên phù là triệu chứng của rất nhiều bệnh.
Ổ màng phổi là một khoảng ảo. Bình thường trong ổ màng phổi có rất ít thanh dịch, đủ cho lá thanh và lá tạng trượt lên nhau được dễ dàng trong động tác hô hấp.
Xuất huyết tiêu hoá là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hoá, biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu đi ngoài ra máu.
Theo Dèjerine, liệt nửa người là liệt tay chân cùng một bên của cơ thể do tổn thương từ các tế bào tháp đến xináp của chúng với tế bào sừng trước tủy sống.