Đái nhiều đái ít và vô niệu

2011-10-25 11:50 AM

Cầu thận muốn lọc được nước tiểu bình thường thì áp lực máu ở động mạch thận phải vừa đủ, khối lượng máu đến thận cũng phải đủ

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh lý học

Sự hình thành nước tiểu là một quá trình lọc ở cầu thận và tái hấp thu ở ống thận. Hai quá trình ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

Yếu tố trước thận

Cầu thận muốn lọc được nước tiểu bình thường thì áp lực máu ở động mạch thận phải vừa đủ, khối lượng máu đến thận cũng phải đủ. Hai yếu tố này tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến sự lọc của cầu thận, ví dụ tăng huyết áp dùng thuốc trợ tim sẽ gây đái nhiều, truỵ tim mạch, suy tim, chảy máu sẽ gây đái ít.

Yếu tố tại thận

Qúa trình lọc của cầu thận chịu ảnh hưởng của ba yếu tố:

Ac = Áp lực  máu ở cầu thận.

At = Áp lực  thẩm thấu  của protein huyết tương.

Ab = áp lực  trong vỏ (Bowmann) phía bên đối diện với màng lọc cầu thận. Ah = Ac - At - Ab. (Ah = áp lực  có hiệu lực  để thận lọc được nước tiểu).

Như vậy Ac rất cao, phải lớn hơn At + Ab muốn cao thì áp lực ở động mạch thận  cũng phải cao. Mặt khác Ab phải thấp. Nếu cầu thận bị tổn thương thì các yếu tố trên bị thay đổi sẽ gây đái ít hoặc vô niệu.

Qúa trình tái hấp thu của ống thận:

Đoạn đầu ống thận tái hấp thu Na+, K+, Cl- và H2O (clorothiarit chống lại tái hấp thu Na+, K+,  và H2O ở đoạn này   o đó gây đái  nhiều). Đoạn ống thận xạ hấp thu tại Na+, Cl- và H2O đồng thời thải ra K+, và NH4+ (đoạn  này hoạt động    ưới tác dụng của andosteron và hocmon chống đái nhiều của thuz sau tuyến yên). Cứ mỗi phút, 130ml nước tiểu ở cầu thận xuống ống thận thì bị tái hấp thu gần hết, chỉ còn  1 - 2ml nước tiểu  thực sự.

Spirolacton có tác dụng chống lại andosteron, gây đái nhiều. Suy thuỳ sau tuyến yên cũng gây đái nhiều. Viêm ống thận cấp do truyền máu, do ngộ độc Hg, sunfamit… sẽ gây vô niệu  vì tắc ống thận.

Yếu tố sau thận

Do chướng ngại ở đường tiết niệu gây nên. Ví dụ sỏi thận gây ứ nước bể thận, làm cho Ab tăng lên, cầu thận lọc kém, gây đái ít hoặc vô niệu.

Đái nhiều

Định nghĩa

Bình thường mỗi người đái mỗi ngày  từ 1,2 - 1,7 lít nếu là đàn ông, 1,1 lít đến 1,5 lít nếu là đàn bà. Khi đái trên 2 lít mỗi ngày với điều kiện, nghỉ ngơi trên giường lượng nước đưa vào trong 24 giờ không nhiều quá (trung bình 1,5 lít không dùng các thuốc lợi tiểu, ăn bình thường) là đái nhiều.

Chẩn đoán xác định

Rất dễ. Chỉ cần đo lưu lượng nước tiểu 24 giờ. Có khi người bệnh tự kể cho thầy thuốc. Muốn chắc chắn, phải tuân theo những  điều kiện kể trên để  tránh  những yếu tố  sinh lý.

Nguyên nhân

Đái nhiều sinh lý:

Do uống nhiều nước: Lưu lượng máu đến thận nhiều hơn. Ac sẽ tăng lên.

Dùng các chất lợi tiểu: Cà phê, chè, các thuốc lợi tiểu loại thuỷ ngân, sunfamit lợi tiểu, spirolacton, v.v… tác dụng chung của các thầy thuốc này là chống lại tái hấp thu của ống thận.

Dùng các thuốc trợ tim: Digitalin, ubain, long não. Các thuốc này làm tăng lưu lượng tim/phút,  AC tăng, gây đái nhiều.

Giai đoạn lui bệnh của một số bệnh: Thương hàn, viêm phổi, viêm gan virut, cúm…

Mùa rét: Việc thoát nước qua da kém đi, thận phải bài tiết nhiều hơn.

Đái nhiều bệnh lý:

Tại thận: Viêm thận mạn, một số trường hợp đái nhiều hơn bình thường một chút. Ban đêm đái nhiều hơn ban ngày.

Ngoài thận: Hai nguyên nhân thông thường và quan trọng.

Đái tháo đường: Người bệnh ăn uống rất nhiều, đái cũng rất nhiều hàng chục lít, hơn chục lít một ngày. Nước tiểu có glucoza, glucoza máu cao.

Đái tháo nhạt: Suy thuỳ sau tuyến yên, hocmon chống đái nhiều  được bài tiết ra  ít, do đó  tái hấp thu ở ống thận giảm đi. Người bệnh cũng uống nhiều, đái rất  nhiều nhưng nước tiểu không có protein, không có glucoza. Glucoza máu không cao. Tỷ trọng nước tiểu giảm (tới 1,003).

Đái ít và vô niệu

Định nghĩa

Đái ít: Lượng nước tiểu 24 giờ được từ 300 - 500ml.

Vô niệu: Không có nước tiểu trong bàng quang khi thông đái, hoặc nước tiểu 24 giờ thấp ưới 300ml. Hậu quả nguy hiểm của nó là tăng nitơ máu và rối loạn thăng bằng nước, điện giải, kiềm toan. Cần  phải chống lại nguy cơ này một cách tích cực.

Chẩn đoán xác định

Đo lượng nước tiểu 24 giờ  hoặc thông đái lấy nước tiểu trong 24 giờ nếu quá ít.

Cần phải phân biệt vối bí đái, vì bí đái là hiện tượng nước tiểu có đầy trong bàng quang mà không tự đái được, như vậy chứng tỏ thận vẫn còn làm việc tốt. Còn đái ít và vô niệu chứng tỏ thận bị tổn thương.

Nguyên nhân

Sinh lý:

Nếu vô niệu thì chắc chắn là yếu tố bệnh lý (chỉ có đái ít nhẹ ) mới có yếu tố sinh lý.

Do ăn nhạt.

Do ăn khô, uống ít nước: Khối lượng máu đến thận ít, Ab sẽ giảm xuống.

Ra mồ hôi nhiều: Thành phần mồ hôi gần giống  nước tiểu, mồ hôi ra nhiều gây mất nước, mất muối, thận bài tiết ít.

Do nằm nhiều, ít vận động (liệt, bệnh mạn tính…) lưu lượng máu đến thận giảm, Ac giảm gây đái ít.

Bệnh lý:

Tại thận:

Viêm thận:

Viêm ống thận cấp: Ngộ độc Hg, ngộ độc mật cá trắm, tai biến truyền máu khác loại, sunfumit…thường gây vô niệu.

Viêm cầu thận cấp: Thường gây đái ít, nặng cũng có thể gây vô niệu nhưng ít gặp hơn.

Viêm cầu thận mạn: Đái ít vừa.

Viêm thận do leptospira.

Sỏi thận: Gây ứ nước ở ống thận và cầu thận, Ab tăng do đó nước tiểu bị giảm. Nếu bị một bên thận, thận lành sẽ  làm việc bù. Cơn đau quặn thận thường gây vô niệu  nhất thời do phản xạ.

Lao thận: Khi đã ảnh hưởng đến chức năng thận sẽ gây đái ít hoặc không có nước tiểu.

Ung thư thận: Giai đoạn cuối cùng gây vô niệu hoặc đái ít.

Biến chứng của nhiễm khuẩn nặng như thương hàn, bạch cầu (gây viêm cầu thận).

Ngoại thận:

Sốt cao: Sốt cao nên ra mồ hôi nhiều, thờ nhiều, gây mất nước, mất muối.

Suy tim: Lưu lượng máu đến thận giảm, áp lực  ộng mạch thận cũng giảm.

Xơ gan: Vì ứ Na trong cơ thể, andosteron bài tiết tăng lên hậu phát, lại càng giữ Na+ lại.

Những nguyên nhân trên đây ít khi gây vô niệu, dù nặng. Nhưng  những nguyên nhân dưới đây, nếu nặng, có thể gây vô niệu, nếu nhẹ thì gây đái ít.

Nôn nhiều, ỉa chảy do mất nước nhiều, Ac giảm, ây ít đái, vô niệu.

Truỵ tim mạch, mất máu nặng: Do Ac và cung lượng máu đến thận giảm.

Kết luận

Vô niệu bao giờ cũng có  nguyên nhân bệnh lý và phải coi như là một trường hợp cấp cứu, phải xét  kịp thời tìm nguyên nhân, xử trí kịp thời.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng Horner: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng Horner có thể do do đột quỵ vùng thân não, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp hoặc chấn thương vùng cổ, ngực, thần kinh gai sống, động mạch dưới đòn hay động mạch cảnh, đau nửa đầu phức tạp, gãy xương sọ.

Thở rít: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Bất kì tắc nghẽn nào ở đường dẫn khí ngoài lồng ngực (trên thanh môn, thanh môn, dưới thanh môn và/hoặc khí quản) làm hẹp và rối loạn chuyển động dòng khí, sinh ra tiếng thở rít.

Triệu chứng học tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận gồm 2 phần: Tuỷ và vỏ. Mỗi phần tiết ra nhiều loại Hocmon, mỗi thứ có nhiệm vụ sinh lý đặc biệt mỗi khi tiết nhiều lên hoặc đái ít sẽ gây ra các bệnh khác nhau.

Ho ra máu: triệu chứng cơ năng hô hấp

Hiện nay, phân loại mức độ nặng nhẹ của ho ra máu chưa thống nhất, trong thực tế, thường có 2 khả năng xảy ra đó là bệnh nhân đang ho, mới ho ra máu trong vài giờ hoặc đã ho ra máu trên 24 h

Nốt Osler: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nốt Osler khác mảng Janeway ở chỗ nó có lớp lót tạo ra từ quá trình miễn dịch và tăng sinh mạch máu; tuy nhiên, một số nghiên cứu mô học lại đưa ra bằng chứng ủng hộ cho quá trình thuyên tắc.

Tiếng gõ màng ngoài tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dòng máu chảy bị chậm đột ngột vào tâm thất đầu thì tâm trương tạo ra tiếng động, xảy ra do tâm thất không giãn được vì bị màng ngoài tim co thắt chặn lại.

Sụp mi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Sụp mi là dấu hiệu của yếu cơ hoặc là sự rối loạn mô liên kết của mi mắt. Sụp mi do cân cơ gây ra bởi sự phân tách của cơ nâng và mô liên kết ở vị trí cài sụn mi.

Tổn thương Janeway: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tổn thương Janeway có giá trị giới hạn của một dấu hiệu, chỉ gặp ở 4–10% bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Nếu xuất hiện, cần tầm soát thêm các dấu hiệu khác của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

Dấu hiệu khăn quàng: tại sao và cơ chế hình thành

Dấu hiệu khăn quàng rất đặc trưng cho bệnh viêm da cơ. Có rất ít bằng chứng về độ nhậy và độ đặc hiệu trong chuẩn đoán.

Kiểu thở ức chế (apneusis): tại sao và cơ chế hình thành

Thở ức chế được cho là do các neuron ở cầu não dưới, không bị ức chế làm cho sự thở vào dễ dàng hơn. Kiểu thở này gặp ở bệnh nhân có tổn thương cầu não trên sau khi cắt dây phế vị 2 bên.

Khám phản xạ

Mỗi phản xạ tương ứng với ba khoanh tuỷ. Theo qui ước, ta chỉ dùng khoanh giữa để chỉ. Ví dụ phản xạ bánh chè tương ứng ở tuỷ lưng L3. Hình thức cơ bản của hoạt động thần kinh là hoạt động phản xạ.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông

Vùng nhỏ đổi màu trắng - vàng trên võng mạc, thường được mô tả như mảng trắng, phồng. Thương tổn màu trắng viền xơ, thấy khoảng 1/5 đến 1/4 đường kính đĩa thị. Hướng của vệt bông thường theo đường cong của lớp bó sợi thần kinh.

Triệu chứng học tuyến giáp

Tuyến giáp trạng là một tuyến đơn, nằm sát khí quản, nặng chứng 30, 35g. tuyến có hai thuỳ hai bên, cao 6cm, rộng 3cm, dày 2 cm, nối với nhau bằng một eo giáp trạng.

Lồng ngực nở không đều: tại sao và cơ chế hình thành

Sự giãn nở đều 2 bên của lồng ngực phụ thuộc vào hệ thống cơ, sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh và sự đàn hồi của phổi. Vì thế, bất kì sự bất thường nào ở thần kinh, đều có thể gây nên lồng ngực nở ra không đều.

Biến đổi hình thái sóng: sóng x xuống lõm sâu

Trong chèn ép tim cấp, sự co bóp của các buồng tim dẫn tới tăng áp lực nhĩ phải. Sự gia tăng áp lực này cản trở sự lưu thông của máu tĩnh mạch từ tĩnh mạch cảnh về tâm nhĩ phải trong kì tâm thu.

Âm thổi tâm thu: âm thổi hở van ba lá (và dấu hiệu Carvello)

Có nhiều nguyên nhân có thể gây hở van ba lá. Thường gặp nhất là thứ phát do lớn thất phải và không phải do bệnh lý ngay tại van gây âm thổi hở van ba lá (và dấu hiệu Carvello).

Đồng tử không đều: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đồng tử không đều có thể là biểu hiện của tình trạng chết người (ví dụ phình động mạch thông sau có liên quan đến xuất huyết dưới màng nhện) hoặc tình trạng đe dọa mắt cấp tính (ví dụ glôcôm góc đóng cấp tính).

Ho ra máu: tại sao và cơ chế hình thành

Dù không đặc trưng cho bất kì bệnh lý nào, và cần nhớ phải phân biệt lâm sàng với nôn ra máu và những chảy máu có nguồn gốc từ mũi miệng, ho ra máu luôn luôn cần thêm những thăm dò cận lâm sàng khác.

Triệu chứng bệnh đái tháo nhạt

Bệnh do thiếu nội tiết chống đái nhiều của thuỳ sau tuyến yên gây ra. Nhưng khoảng 60% các trường hợp do rối loạn chức năng, không thấy rõ nguyên nhân

Dấu hiệu Leser - Trélat: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hầu hết là do tiết các yếu tố tăng trưởng khác nhau liên quan đến ung thư, bao gồm yếu tố tăng trưởng biểu mô, hormon tăng trưởng và các yếu tố tăng trưởng biến đổi, làm thay đổi chất nền ngoại bào và đẩy mạnh dày sừng tiết bã.

Khám 12 dây thần kinh sọ não

Rối loạn về ngửi có thể do nguyên nhân địa phương viêm mạn tính niêm mạc mũi, thịt thừa, polypes nasaux), vì thế, trước khi kết luận rối loạn ngửi do thần kinh.

Teo gai thị: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Teo gai thị do tổn thương thần kinh hoặc tăng áp lực nội sọ kéo dài. Bệnh nhân có thể biểu hiện kèm theo các triệu chứng của suy giảm chức năng thần kinh thị (nhìn mờ, ám điểm trung tâm).

Rối loạn chuyển hóa Canxi

Co giật xuất hiện đột ngột có thể không có dấu hiệu báo trước, nhiều trường hợp co giật cắn phải lưỡi. Cơn giật diễn ra nhanh chóng, sau cơn tỉnh hoàn toàn.

Chẩn đoán cổ chướng

Bình thường, trong ổ bụng không có nước giữa lá thành và lá tạng của màng bụng, vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện nước, ta có hiện tượng cổ chướng.

Hội chứng lách to

Lách có cấu trúc đặc biệt, kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức lymphô, gọi là tủy trắng và tổ chức huyết quản, gọi là tủy đỏ, Như vậy lách là một cơ quan lymphô huyết quản.