- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Trở kháng thành mạch với dòng máu của hệ tuần hoàn
Trở kháng thành mạch với dòng máu của hệ tuần hoàn
Trở kháng là sự cản trở với dòng máu trong mạch, không thể đo bằng phương tiện trực tiếp, chỉ được tính từ những công thức, phép đo của dòng máu và sự chênh lệch áp lực giữa 2 điểm trên mạch.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chức năng của hệ tuần hoàn là cung câp máu cần thiết cho mô- vận chuyển dinh dưỡng tới mô cơ quan, đồng thời vận chuyển chất thả, vận chuyển hormon từ 1 số cơ quan trong cơ thể đến những nơi khác, giữ ổn định nồng độ các chất trong nội môi trong cơ thể giúp các tế bào tồn tại và thực hiện tốt các chứng năng của mình.
Đơn vi của trở kháng
Trở kháng là sự cản trở với dòng máu trong mạch, những nó không thể đo bằng bất kì phương tiện trực tiếp. Thay vào đó, trở kháng chỉ được tính từ những công thức, phép đo của dòng máu và sự chênh lệch áp lực giữa 2 điểm trên mạch. Nếu chênh lệch áp lực giữa 2 điểm là 1 mmHg và tốc độ dòng chảy là 1ml/s, trở kháng được coi là 1 đơn vị kháng ngoại biên, thường viết tắt là PRU.
Biểu hiện của trở kháng trong đơn vị CGS
Thỉnh thoảng, một đơn vị vật lý cơ bản gọi là đơn vị CGS (cm, grams, giây) sử dụng để xác định rõ trở kháng. Đơn vị này là dyne giây/ cm5. Trở kháng trong những đơn vị này có thể tính theo công thức:
R[in (dyne sec/cm3)]=(1333 x mmHg)/(ml/sec)
Tổng trở kháng mạch ngoại vi và tổng động mạch phổi kháng
Tốc độc của dòng máu thông qua hệ tuần hoàn là bằng với tốc độ máu bởi nhịp đập của tim- đó là lượng máu tim đẩy ra. Ở người trưởng thành, tốc này khoảng 100ml/s. Chênh lệch áp suất từ hệ thống động mạch tới hệ thống tĩnh mạch khoảng 100 mmHg. Vì thề trở kháng của toàn bộ hệ thống tuần hoàn gọi là tổng trở kháng ngoại vi, khoảng 100/100 hoặc 1 PRU.
Trong điều kiện toàn bộ mạch máu khắp cơ thể trở nên siết mạnh, tổng trở kháng ngoại vi thỉnh thoảng lên quá mức cao tới 4 PRU. Ngược lại, khi lòng mạch trở nên dẫn ra, sức cản có thể hạ xuống mức thấp như 0.2 PRU.
Trong hệ thống hô hấp, áp lực động mạch phổi trung bình là 16 mmHg và áp lực tâm nhĩ trái khoảng 2 mmHg, tạo nên chênh lệch áp suất là 14mm. Vì thế, khi tim đẩy ra thông thường là khoảng 100 ml/s, tổng áp lực máu hệ tuần hoàn phổi khoảng 0.14 PRU (khoảng 1/7 so với hệ tuần hoàn máu lớn).
‘Độ dẫn’ của máu trong mạch là nghịch đảo của trở kháng
Độ dẫn là tiêu chuẩn đề đánh giá dòng máu chảy thông qua mạch khi áp suất thay đổi. Đo lường thường được biểu diễn theo ml/s hoặc mm của áp suất kế, nhưng nó nó thể được biểu diễn bằng l/s hoặc mmHg trong 1 đơn vị dòng chảy và áp suất.
Rõ ràng độ dẫn tỷ lệ nghịch với trở kháng phù hợp với công thức sau:
Độ dẫn = 1/ trở kháng
Hình. A: Biểu diễn ảnh hưởng của đường kính mạch đến lưu lượng máu. B: Các vòng đồng tâm của máu chảy với các vận tốc khác nhau; càng xa thành mạch thì dòng chảy càng nhanh. d, đường kính; P, hiệu số áp suất giữa hai đầu bình.
Đường kính mạch thu nhỏ ảnh hưởng đến độ dẫn
Những thay đổi nhỏ trong đường kính của mạch gây ra những thay đổi rất lớn tới khả năng dẫn máu của mạch khi dòng máu chảy bình thường. Hiện tượng này được chứng minh trong thí nhiệm trên hình A, với 3 mạch có 3 đường kính tỷ lệ với nhau 1,2 và 4 nhưng cùng 1 áp lực là 100 mmHg giữa 2 điểm cuối của mạch, mặc dù đường kính của những mạch này tăng lên 4 lần, các dòng tương ứng là 1, 16, 256, đó là sự gia tăng 256 lần của dòng chảy. Như vậy, độ dẫn của dòng máu tăng thêm tỷ lệ với mũ số 4 của đường kính mạch, theo công thức :
Độ dẫn = Đường kính4
Định luật Poiseuille
Nguyên nhân của độ dẫn tăng lên rất lớn khi đường kính tăng có thể giải thích như trên hình A, hiện lên mặt cắt của mạch lớn, nhỏ. Những vòng tròn đồng tâm phía trong lòng mạch cho thấy tốc độ dòng chảy trong mỗi vòng tròn là khác nhau bởi vì dòng chảy laminar, như đã nêu trong các chương trước. Máu trong vòng chạm vào thành mạch hầu như không chảy vì nó gắn ở lớp nội mạc mạch máu. Vòng tròn tiếp theo hướng về trung tâm mạch máu qua vòng tròn thứ nhất và bởi vậy dòng chảy nhanh hơn. Dòng chảy của các vòng tròn tiếp theo cũng tăng lên. Vì thế, máu ở gần thành mạch có tốc độ chậm, càng xa thành mạch, tốc độ càng nhanh lên.
Trong mạch máu nhỏ, cơ bản tất cả các dòng máu đều gần thành mạch, nên dòng chảy nhanh ở trung tâm của mạch máu gần như không tồn tại. Bằng cách kết vận tốc của tất cả các vòng tròn đồng tâm của dòng chảy và nhân chúng với diện tích của vòng tròn, ta được 1 công thức, đó là định luật Poiseuille:
F -> π∆Pr4/8rl η
Với : F là tốc độ máu
∆P là chênh lệch áp lực.
r là bán kính của mạch
l là độ dài của mạch
η là độ nhớt của máu
Đặc biệt từ công thức này, ta thấy tốc độ của dòng máu tỷ lệ với mũ số 4 của bán kính mạch. Chứng minh được đường kính mạch máu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ dòng máu qua mạch.
Tầm quan trọng của đường kính mạch ‘Định luật luỹ thừa 4’
Trong hệ thống tuần hoàn, khoảng 2/3 của tổng sức cản của máu là sức cản trong những động mạch nhỏ. Đường kính của động mạch từ 4 µm đến 25µm. Tuy nhiên, thành mạch máu khoẻ cho phép đường kính có thể thay đổi, thường dãn tới gấp 4 lầ. Từ định luật luỹ thừa 4 đã nêu từ trước liên quan trực tiếp với đường kính mạch máu, khi đường kính tăng 4 lần tốc độ dòng máu tăng 256 lần. Do vậy định luật luỹ thừa 4 giúp cho những động mạch nhỏ có thể phản ứng lại với những thay đổi nhỏ của đường kính từ những xung động thần kinh hoặc những tín hiệu hoá học từ các mô ngay cạnh, hoặc để tắt gần nhữ hoàn toàn lưu lượng máu đến các mô hoặc ở một phản ứng gây ra sự gia tăng lớn trong dòng chảy.
Sức cản của dòng máu trong mạch nối tiếp và mạch song song
Máu được bơm bởi tim từ áp suất cao của hệ tuần hoàn (tâm thất) tới áp suất thấp (tâm nhĩ) thông qua nhiều mét mạch máu trong mạch nối tiếp và mạch song song. Động mạch lớn, động mạch nhỏ, mao mạch, tiểu tĩnh mạch, tĩnh mạch xắp xếp nối tiếp nhau, khi mạch máu xắp xếp nối tiếp, dòng chảy mang máu theo và tổng sức cản của dòng máu (R tổng) là tổng của toàn bộ sức cản trong mạch:
R tổng =R1 + R2 + R3 + R4+….
Hình. Trở kháng mạch (R): A mắc nối tiếp và B mắc song song
Tổng sức cản của mạch máu ngoại vi là bằng tổng của sức cản trong động mạch lớn, động mạch nhỏ, mao mạch, tiểu tĩnh mạch, tĩnh mạch. Như trên hình A, tổng sức cản bằng tổng của R1 và R2
Nhánh mạch máu rộng chia theo kiểu song song đáp ứng máu cho nhiều cơ quan và mô của cơ thể. Mạch máu song song cho phép mô điều chỉnh lượng máu phù hợp với mình một mức độ lớn, độc lập với dòng chảy đến mô khác.
Mạch máu chia nhánh song song, tổng sức cản dòng máu như công thức:
1/R tổng = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 + 1/R4
Nó phù hợp với xu hướng gradient áp suất, một lượng lớn máu sẽ chảy qua hệ thống mạch song song không phải qua bất kì các mạch máu riêng lẻ khác. Như vậy, tổng sức cản bé hơn so với sức cản của hệ thống mạch máu đơn thuần. Dòng chảy thông qua mạch song song trên hình B được quyết định bới gradient áp suất và sức cản riêng, không phải sức cản của các mạch máu song song khác. Tuy nhiên, làm tăng bất kì sức cản của mạch máu đều làm tăng tổng sức cản của mạch.
Nó ngược với khi thêm mạch máu để một mạch làm giảm tổng sức cản. Nhiều mạch máu song song giúp cho máu chảy qua hệ mạch được dễ dàng do mạch song song cũng cấp nhiều đường nhỏ hoặc độ dẫn, cho dòng máu Tổng độ dẫn của dòng máu (C tổng) bằng tổng của độ dẫn các mạch máu song song khác:
C tổng = C1 + C2 + C3 + C4 ...
Ví dụ, não, thận, cơ, ruột, da, và hệ tuần hoàn vành xắp sếp theo mạch song song, và mô góp phần đóng góp độ dẫn của hệ thống tuần hoàn. Dòng máu qua mô là phần nhỏ của tồng dòng máu (tim thu) và xác định bởi sức cản (nghịch đảo với độ dẫn) của dòng máu đến mô, cũng như gradient áp suất. Như vậy, cắt bỏ 1 nhanh hoặc mổ bỏ 1 quả thận sẽ gây huỷ hệ mạch song song và làm giảm tổng độ dẫn của mạch máu và tổng dòng máu, trong khi sức cản ngoại vi càng tăng.
Hình. Hematocrits ở một người khỏe mạnh (bình thường) và ở bệnh nhân thiếu máu và đa hồng cầu. Các con số liên quan đến phần trăm máu bao gồm các tế bào hồng cầu.
Ảnh hưởng của Hematocrit máu và độ nhớt máu trên sức cản mạch máu và dòng máu
Một chú ý quan trọng khác của công thức Poiseuille là độ nhớt của máu. Độ nhớt lớn, dòng máu chảy chậm nếu nếu tất cả các thông số khác không đổi. Hơn nữa, độ nhớt của máu là 3 lần so với độ nhớt của nước.
Nó khiến cho dòng máu dính lại ? Nó chủ yếu là các hồng cầu lơ lủng trong máu, gây tăng sức kéo ma sát chống các tế bào lân cân và chống lại các thành của mạch máu.
Hematocrit - thành phần hồng cầu của máu
Nếu một người có hematocrit là 40, nghĩa là có 40% thể tích máu là tế bào và phần còn lại là huyết tương. Hematocrit của nam giới trưởng thành khoảng 42, nữ giới là 38. Giái trị này thay đổi rất lớn, phụ thuộc vào bệnh nhân bình thường hay thiếu máu, và tăng cao trong hoạt động thể thao. Những thay đổi của hematocrit đang nhắc đến là những hồng cầu, chúng mang O xy.
Hematocrit được xác định bởi ly tâm máu trong ống nhiệm chuẩn, như trên hình. Việc hiệu chuẩn cho phép các tỷ lệ phần trăm của các tế bào.
Hình. Ảnh hưởng của hematocrit đến độ nhớt của máu (độ nhớt của nước = 1).
Hematocrit tăng gây tăng độ nhớt của máu
Độ nhớt của máu tăng mạnh cũng như hematocrit tăng, như hình. Độ nhớt của toàn bộ máu trong hematocrit bình thường là khoảng 3-4, nghĩa là 3-4 lần áp lực cần thiết để toàn bộ máu buộc nước đi qua mạch máu. Khi hematocrit tăng lên 60 hoặc 70 nó thường là bệnh đa hồng cầu ở người, độ nhớt của máu có thể gấp 10 lần nước, và dòng chảy thông qua mạch máu rất chậm.
Một yếu tố ảnh hưởng khác tới độ nhớt của máu là tập trung protein huyết tương và loại protein trong huyết tương, nhưng những ảnh hưởng này nhỏ hơn so với ảnh hưởng của hematocrit, chúng không có ý nghĩa trong nghiên cứu về huyết động học. Độ nhớt của huyết tương khoảng 1.5 lần so với nước.
Ảnh hưởng của áp suất tới sức cản mạch và mô máu lưu. ‘Tự điều chỉnh’ làm giảm ảnh hưởng của áp lực mạch máu trong mô máu lưu
Từ những thảo luận từ trước, một điều chắc chắn rằng tăng thêm áp lực máu động mạch làm tăng thêm dòng máu chảy qua các mô khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của áp lực động mạch trong dòng máu trong nhiều mô luôn nhỏ hơn lực mong chờ, như hình. Lý do cho điều này là sự gia tăng áp lực động mạch không chỉ làm tăng lực đẩy máu qua các mạch nhưng cũng làm tăng bù sức cản mạch máu trong vòng vài giây thông qua kích hoạt các cơ chế kiểm soát. Ngược lại, với áp lực thu nhỏ lại, sức cản mạch mau chóng giảm xuống trong các mô và dòng máu giúp duy trì tốc độ dòng chảy không đổi. Khả năng của mỗi mô để điều chỉnh kháng lực mạch máu và duy trì lượng máu bình thường trong quá trình thay đổi áp lực động mạch giữa khoảng 70-175mmHg được gọi là dòng máu chảy tự điều chỉnh.
Hình. Ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất động mạch trong khoảng thời gian vài phút đến lưu lượng máu trong mô như cơ xương.
Lưu ý rằng giữa áp suất 70 và 175 mm Hg, lưu lượng máu được "tự động điều chỉnh." Đường màu xanh lam cho thấy tác động của kích thích thần kinh giao cảm hoặc co mạch bởi các hormone như norepinephrine, angiotensin II, vasopressin, hoặc endothelin đối với mối quan hệ này. Giảm lưu lượng máu ở mô hiếm khi được duy trì trong hơn một vài giờ vì sự kích hoạt của các cơ chế tự điều hòa cục bộ mà cuối cùng đưa lưu lượng máu trở lại bình thường.
Chú ý trên là thay đổi dòng máu có thể do kích thích của thần kinh giao cảm, làm thiết lại mạch máu. Cũng như vậy hormon gây co mạch, như norepinephrine, angiotensin II, vasopresin hoặc endothelin có thể làm giảm dòng máu tạm thời.
Dòng máu thay đổi hiếm khi kéo dài hơn một vài đồng hồ trong hầu hết các ca mổ ngay cả khi tăng áp lực động mạch hoặc tăng lượng chất gây co mạch duy trì liên tục. Lý do cho sự thay đổi tương đối của lưu lượng máu là cơ chế tự điều chỉnh của các mô để chống lại tác dụng của chất gây co mạch nhằm cung cấu máu thích hợp với nhu cầu của các mô.
Mối liên hệ áp lực dòng máu trong mạch thụ động
Trong mạch máu cách ly hoặc trong mô không có biểu hiện của tự điều chỉnh, thay đỏi trong áp lực máu động mạch có thể gây ảnh hưởng nghiên trọng trong dòng máu. Sự thật, ảnh hưởng của áp lực trong dòng máu có thể sự đoán trước theo như công thức Poiseuille. Lý do của điều này là tăng thêm áp lực động mạch không chỉ làm tăng sức đẩy máu thông qua mạch nhưng cũng làm phồng mạch, làm giảm sức cản. Ngược lại, sự giảm áp lực trong mạch máu bị động làm tăng sức cản như mạch dã bị xẹp lại do giảm bớt áp lực. Khi áp lực giảm xuống dưới mức giới hạn, gọi là giới hạn của cùng của huyết áp, dòng chảy dừng và máu trong mạch hoàn toàn ngừng chảy.
Hệ thần kinh giao cảm và các chất gây co mạch có thể gián tiếp tác động tới áp lực dòng máu trên hình. Như vậy, ức chế của hoạt động giao cảm gây dãn nở của mạch máu và làm tăng dòng máu. Ngược lại, kích thích thần kinh giao cảm gây co mạch lại khiến dòng máu giảm đi tơi mức 0 trong một vài giây mặc dù huyết áp động mạch vẫn cao.
Hình. Ảnh hưởng của áp suất động mạch đến lưu lượng máu qua mạch máu thụ động ở các mức độ khác nhau của trương lực mạch do tăng hoặc giảm kích thích giao cảm của mạch.
Trong thực tế, có rất ít điều kiện sinh lý trong đó mô biểu hiện bị đồng với áp lực dòng chảy trong hình. Thậm chí trong các mô mà không có hiệu quả của cơ chế tự điều chỉnh dòng máu trong khi thay đổi huyết áp động mạch cấp tính, lưu lượng máu được thay đổi theo nhu cầu của mô khi thay đổi áp suất.
Bài viết cùng chuyên mục
Vai trò tạo điều kiện thuận lợi và ức chế khớp thần kinh (synap)
Trí nhớ thường được phân loại theo loại thông tin mà nó lưu trữ. Một trong những cách phân loại đó là chia trí nhớ thành trí nhớ tường thuật (declarative memory) và trí nhớ kỹ năng (skill memory).
Kích thích và dẫn truyền xung động của tim
Nút xoang (còn gọi là nhĩ xoang hay nút SA) phát nhịp trong hệ thống tạo xung nhịp bình thường, theo đường dẫn xung từ nút xoang tới nút nhĩ thất (AV).
Tế bào: đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
Tế bào chỉ có thể sống, phát triển và thực hiện các chức năng của nó trong môi trường tập trung của oxygen, glucose, các ion, amino acid, chất béo và các chất cần thiết khác trong một môi trường.
Hệ mạch cửa dưới đồi yên của thùy trước tuyến yên
Mạch máu đi vào các xoang đầu tiên đều đi qua giường mao mạch ở phần dưới vùng dưới đồi, dòng máu sau đó chảy qua các mạch cửa dưới đồi yên rồi đổ vào các xoang ở tuyến yên trước.
Các yếu tố ruột ức chế bài tiết dịch dạ dày
Dạ dày bài tiết một ít ml dịch vị mỗi giờ trong suốt giai đoạn giữa các lần phân giải thức ăn, khi mà có ít hoặc không có sự tiêu hóa diễn ra ở bất cứ vị trí nào của ruột.
Vỏ não thị giác: nguồn gốc và chức năng
Vỏ não thị giác nằm chủ yếu trên vùng trung tâm của thùy chẩm. Giống như các vùng chi phối khác trên vỏ não của các hệ thống giác quan khác, vỏ não thị giác được chia thành một vỏ não thị giác sơ cấp và các vùng vỏ não thị giác thứ cấp.
Sự lan truyền của áp lực đẩy máu ra các mạch máu ngoại biên
Sự duy trì trương lực mạch làm giảm lực đẩy vì mạch máu càng thích ứng tốt thì lượng máu càng lớn được đẩy về phía trước do sự gia tăng áp lực.
Vai trò của hải mã trong học tập
Hải mã bắt nguồn như một phần của vỏ não thính giác. Ở nhiều động vật bậc thấp, phần vỏ não này có vai trò cơ bản trong việc xác định con vật sẽ ăn thức ăn ngon hay khi ngửi thấy mùi nguy hiểm.
Nút nhĩ thất: chậm dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất của tim
Hệ thống dẫn truyền của nhĩ được thiết lập không cho xung động tim lan truyền từ nhĩ xuống thất quá nhanh; việc dẫn truyền chậm này cho phép tâm nhĩ tống máu xuống tâm thất để làm đầy thất trước khi tâm thất thu.
Các phản xạ tự chủ của hệ thần kinh
Nhiều chức năng nội tạng của cơ thể được điều chỉnh bởi các phản xạ tự chủ. Một vài phản xạ của hệ tim mạch giúp kiểm soát huyết áp động mạch và tần số tim. Một trong nhưng phản xạ đó là phản xạ baroreceptor.
Phức bộ QRS: trục điện thế trung bình của tâm thất và ý nghĩa
Trục điện thế của tim thường được ước lượng từ chuyển đạo lưỡng cực chi hơn là từ vector điện tim. Hình dưới là phương pháp ước lượng trục điện thế của tim.
Sóng khử cực và sóng tái cực: điện tâm đồ bình thường
ECG bình thường bao gồm một sóng P, một phức bộ QRS và một sóng T. Phức bộ QRS thường có, nhưng không phải luôn luôn, ba sóng riêng biệt: sóng Q, sóng R, và sóng S.
Tần số âm thanh: định nghĩa nguyên lý vị trí thính giác
Phương pháp chủ yếu để hệ thần kinh phát hiện ra các tần số âm thanh khác nhau là xác định vị trí trên màng nền nơi mà nó được kích thích nhiều nhất, nó được gọi là nguyên lý vị trí trong xác định tần số âm thanh.
Điều hòa bài tiết cortisol ở vỏ thượng thận do tuyến yên
ACTH kích thích kiểm soát bài tiết của vỏ thượng thận là kích hoạt các protein enzyme kinase A, làm chuyển hóa ban đầu của cholesterol thành Pregnenolone.
Các vùng liên hợp: cảm giác thân thể
Kích thích điện vào vùng liên hợp cảm giác bản thể có thể ngẫu nhiên khiến một người tỉnh dậy để thí nghiệm một cảm nhận thân thể phức tạp, đôi khi, chỉ là “cảm nhận” một vật thể như một con dao hay một quả bóng.
Tác dụng của cortisol lên chuyển hóa carbohydrate
Tác dụng chuyển hóa của cortisol và glucocorticoid khác được biết nhiều nhất là tác dụng kích thích tạo đường mới tại gan, mức tăng tạo đường mới dưới tác dụng của cortisol có thể tăng từ 6 đến 10 lần.
Các receptor ở các cơ quan đích hệ giao cảm và phó giao cảm
Các receptor nằm ở mặt ngoài của màng tế bào. Sự bám của các chất dẫn truyền thần kinh vào các receptor gây ra sư thay đổi về hình dạng trong cấu trúc của phân tử protein. Kế tiếp, phân tử protein bị biến đổi sẽ kích thích hoặc ức chế tế bào.
Khuếch tán khí hô hấp: chênh lệch áp suất gây nên khuếch tán khí
Ngoài sự khác biệt áp suất, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán khí trong dịch, là độ tan của khí trong dịch, diện tích mặt cắt ngang của dịch, khoảng cách khí phải khuếch tán, trọng lượng của khí, và nhiệt độ dịch.
Chức năng của não và giao tiếp - ngôn ngữ vào và ngôn ngữ ra
Dưới sự hỗ trợ của bản đồ giải phẫu đường đi thần kinh, chức năng của vỏ não trong giao tiếp. Từ đây chúng ta sé thấy nguyên tắc của phân tích cảm giác và điều khiển vận động được thực hiện như thế nào.
Cơ chế chung của sự co cơ
Acetylcholine hoạt động trên một khu vực cục bộ của màng sợi cơ để mở các kênh cation có “cổng acetylcholine” thông qua các phân tử protein lơ lửng trong màng.
Cơ chế đặc biệt để kiểm soát lưu lượng máu cấp tính trong những mô cụ thể
Mặc dù các cơ chế chung cho kiểm soát dòng máu đã được thảo luận áp dụng cho hầu hết các mô trong cơ thể nhưng vẫn có những cơ chế riêng cho một số vùng đặc biệt.
Cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể
Ngay lập tức sau một bữa ăn gồm cả carbohydrates, protein và chất béo, phần lớn thức ăn được chuyển hóa là carbohydrates, vì thế thương số hô hấp tại thời điểm đó tiệm cận một.
Sinh lý tuyến tuỵ nội tiết
Tụy nằm trong khung tá tràng, sau dạ dày. Trọng lượng 70-80g. Dài 10-18cm, cao 6cm, dày 1-3cm. Tụy nội tiết gồm những đảo Langerhans (gồm từ 1-2 triệu đảo), là những tế bào tụ thành từng đám, chiếm 1g tổ chức tụy, thường ở gần mạch máu.
Chức năng của vỏ Limbic
Kích thích vùng khác nhau của vỏ Limbic sẽ gợi ra chức năng thực sự của mỗi vùng. Tuy nhiên, nhiều hành vi có thể được suy ra do kích thích một số vùng đặc biệt của vỏ Limbic.
Điều hòa thần kinh của lưu lượng máu ống tiêu hóa
Sự kích thích hệ thần kinh phó giao cảm dẫn truyền tới dạ dày và đại tràng làm tăng lượng máu tại chỗ trong cùng một lúc và làm tăng hoạt động bài tiết của tuyến.