- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Cử động định hình của mắt: cử động làm cho mắt tập trung
Cử động định hình của mắt: cử động làm cho mắt tập trung
Vận động chú ý tự ý được điều hòa bởi một vùng vỏ não ở hai bên vùng tiền vận động của thùy trán. Mất chức năng hai bên hoặc tổn thương vùng này gây khó khăn cho việc mở khóa mắt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Có lẽ những cử động quan trọng nhất của mắt làm cho mắt “tập trung” sự chú ý vào những phần rời rạc của thị trường. Các vận động cố định được điều hòa bởi hai cơ chế thần kinh. Đầu tiên là cơ chế theo đó một người cử động mắt tự ý để tìm kiếm đối tượng mà người đo muốn tập trung quan sát, điều này được gọi là chú ý tự ý. Thứ hai là một cơ chế không tự ý, được gọi là cơ chế chú ý không tự ý, giữ cho mắt nguyên tại vị trí đối tượng đã tìm được.
Vận động chú ý tự ý được điều hòa bởi một vùng vỏ não ở hai bên vùng tiền vận động của thùy trán. Mất chức năng hai bên hoặc tổn thương vùng này gây khó khăn cho việc “unlock” (mở khóa) mắt từ một điểm đang chú ý di chuyển đến một điểm khác. Đó là trung khu cần thiết để chớp mắt hoặc là đặt một tay lên trên mắt trong một thời gian ngắn, sau đó theo mắt di chuyển.
Hình. Các con đường thần kinh để kiểm soát chuyển động liên hợp của mắt. N., thần kinh.
Ngược lại, cơ chế chú ý làm cho mắt “lock” trước đối tượng cần tập trung ngay lập tức được nghiên cứu là được kiểm soát bởi vùng thị giác thứ cấp ở vỏ não thùy chẩm, nằm chủ yếu ở trước vỏ não thị giác sơ cấp. Khi vùng chú ý này bị tổn thương hai bên ở động vật, chúng sẽ khó giữ mắt phát hiện theo hướng một điểm cần tập trung hoặc có thể trở thành không có khả năng tổng quát để làm như vậy.
Tóm lại, thị trường vỏ não thùy chẩm “không tự ý” vùng sau tự động “lock” mắt một điểm thu nhận được trên thị trường và từ đó bảo tồn sự chuyển động của mắt qua võng mạc. Để unlock sự chú ý thị giác này, các tín hiệu tự ý phải được lan truyền từ vỏ não thị trường “tự ý” nằm trên vỏ não thùy trán.
Cơ chế của chú ý không tự ý - vai trò của ụ trên. Chú ý không tự ý được thảo luận trong phần trước là kết quả của một cơ chế feedback âm tính ngăn đối tượng của sự chú ý khỏi việc rời hố thị giác ở võng mạc. Mắt bình thường có 3 loại cử động liên tục nhưng hầu hết là các cử động không nhận thấy: (1) Run liên tục với tần số 30 đến 80 chu kỳ một giây do sự co liên tiếp của các đơn vị vận động của cơ mắt; (2) Cử động trôi chậm của nhãn cầu theo một hướng khác; (3) chuyển động đột ngột giật laị được kiểm soát bởi cơ chế chú ý không tự ý.
Khi một điểm sáng được cố định trên hố thị giác, các động tác run gây ra ra sự chuyển động qua lại với một tốc độ nhanh trên khắp tế bào nón, và các chuyển động trôi làm cho một điểm trôi chậm qua các tế bào nón. Mỗi lần điểm trôi xa đến các cạnh của hố mắt, một phản ứng đột ngột lại xảy ra, tạo nên một chuyển động giật di chuyển điểm đi từ mép này trở lại về phía trung tâm của hố mắt. Do đó, một phản ứng tự động di chuyển các hình ảnh trở lại về điểm trung tâm quan sát.
Hình. Các chuyển động của một điểm sáng trên hố mắt, cho thấy chuyển động mắt "nhấp nháy" đột ngột khiến điểm đó di chuyển điểm trở lại trung tâm của hố mắt bất cứ khi nào nó di chuyển đến mép hố mắt. Các đường đứt nét biểu thị các chuyển động trôi chậm và các đường liền nét biểu thị các chuyển động nhấp nháy đột ngột.
Các đường đứt nét mô tả sự trôi chậm trên hố mắt, và những nét liền mô tả chuyển động giật làm cho hình ảnh rời khỏi hố mắt. Khả năng chú ý không tự ý này thường bị mất đi khi tổn thương ụ trên.
Vận động chuyển động mắt đột ngột - Một cơ chế của sự kế tiếp các điểm chú ý
Khi một hình ảnh thị giác chuyển động liên tục trước mắt, chẳng hạn như khi một người đang ngồi trong một chiếc xe hơi, mắt tập trung trên một điểm nhấn khác sau đó trên thị trường, nhảy từ một đến điểm tiếp theo với tốc độ hai đến ba nhảy mỗi giây. Các bước nhảy được gọi là rung giật, và các chuyển động được gọi là động mắt. Các rung giật mắt xảy ra rất nhanh, không quá 10% tổng thời gian để dành cho di chuyển mắt, 90% thời gian được phân bổ cho các vị trí chú ý. Ngoài ra, não sẽ triệt tiêu các hình ảnh quan sát khi giật mắt, vì thế người ta không có ý thức trong chuyển động từ điểm đến điểm.
Chuyển động mắt đột ngột trong khi đọc
Trong quá trình đọc, một người thường làm một số chuyển động giật mắt ở mỗi dòng. Trong trường hợp này, hình ảnh quan sát không được chuyển qua mắt, nhưng mắt được huấn luyện để chuyển động bằng một vài cử động giật mắt qua hình ảnh quan sát để lấy ra các thông tin quan trọng. Giật mắt cũng tương tự xảy ra khi một người quan sát một bức tranh, ngoại trừ việc giật mắt xảy ra khi hướng lên, xuống, và gập góc tiếp khác từ một điểm vẽ tới điểm khác, vv.